Các giá trị về kỹ thuật lập pháp.

Một phần của tài liệu Những giá trị đương đại của Bộ luật Hồng Đức (Trang 102)

NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA BỘ LUẬT HỒNG ĐỨC

3.1.2.Các giá trị về kỹ thuật lập pháp.

BLHĐ là văn bản QPPL chứa đựng những giá trị quý báu về kỹ thuật lập pháp. Kỹ thuật lập pháp triều Lê được thể hiện qua BLHĐ có nhiều yếu tố tiến bộ mang tính đương đại có ý nghĩa lớn đối với hoạt động xây dựng PL của NN Việt Nam hiện nay.

Cấu trúc điều luật trong BLHĐ được xây dựng theo ba bộ phận là giả định, quy định và chế tài. Trong đó có những điều luật chỉ có hai bộ phận là quy định và chế tài và cũng có khi là giả định và quy định mà không có chế tài. Cấu trúc các điều luật trong BLHĐ được xây dựng với những bộ phận trên đây đi từ đơn giản đến phức tạp nhưng đều thể hiện tính phù hợp với thực tiễn rất cao. Người vận dụng PL chỉ cần đối chiếu để tìm điều luật tương ứng là có thể áp dụng để xử lý đối với tội phạm mà không phải quá vất vả, mất công. Giả định phức tạp (điều 388) nhà làm luật đặt ra nhiều tình huống về thừa kế. Tình huống thứ nhất là thừa kế theo PL khi cha mẹ chết mà chưa kịp để lại chúc thư thì anh em tự thoả thuận chia tài sản. Bên cạnh đó, nhà làm luật cũng đề ra cả tình huống là nếu đã có chúc thư (bằng văn bản) hoặc lệnh (chúc thư miệng) để giải quyết tình huống thừa kế theo di chúc. Giả định có khi được xây dựng rất đơn giản (điều 216) chỉ đặt ra một tình huống với vấn đề rất đơn giản là nói đùa bỡn mà động chạm đến sự tôn kính của nhà vua cũng bị xử tội.

Nhà lập pháp khi xây dựng các chế tài đã đưa ra phương thức cố định hình phạt. Đây là sự khác biệt cơ bản giữa BLHĐ với PL của xã hội hiện đại. Các quy định của PL hình sự cũng như các ngành luật khác trong hệ thống PL các nước trên thế giới hiện nay đều quy định loại chế tài không cố định, tức là chế tài trong PL của những nước hiện đại được xây dựng với khung hình phạt từ thấp nhất đến cao nhất của biện pháp cưỡng chế NN áp dụng cho chủ thể vi phạm đối với hành vi nào đó, còn mức áp dụng cụ thể trong từng trường hợp sẽ do các cơ quan NN căn cứ vào tính chất của mỗi vụ việc để quyết định. Quy định này rất dễ tạo ra sự tuỳ tiện cho người áp dụng PL và khiến cho họ trở thành những người có quyền năng rất lớn. Trái lại, trong BLHĐ có các chế tài rất rõ ràng, mức độ tăng nặng hay giảm nhẹ của chế tài cũng được ấn định rõ cho cho mỗi hành vi vi phạm cụ thể và tuỳ thuộc vào tình trạng cụ thể lại ấn định một hình phạt riêng biệt. Việc quy định hình phạt cố định này tránh sự tuỳ tiện áp dụng khung hình phạt của những người thực thi PL và đảm bảo tính chính xác cho việc áp dụng PL, ví dụ điều 446: “Bắt trộm gà, lợn, trộm lúa má thì xử tội biếm hay đồ, tuỳ theo tội nặng nhẹ, và bồi thường gấp đôi; đàn bà con gái thì được giảm tội; kẻ trộm đã có tiếng xưa nay, thì xử theo tội ăn trộm” [37, tr.163]. Trong mỗi một hành vi VPPL đều có quy định sẽ bị áp dụng biện pháp chế tài nào kèm theo nên tránh được tình trạng có hành vi VPPL nhưng không có chế tài để áp dụng. Cũng có những điều luật không có quy định chế tài cụ thể thì lại được quy định dẫn chiếu PL ở một điều khoản nào đó trong BL hoặc ở một VBPL khác, hoặc theo một nguyên tắc chung là xử lý theo luật.

Khi ban hành các QPPL, nhà lập pháp thời Lê đã giải quyết tốt vấn đề mối quan hệ giữa PL và đạo đức, trong đó đã có sự phân định rõ ranh giới điều chỉnh của PL và đạo đức bằng việc luật hoá các chuẩn mực và khái niệm đạo đức. Ví dụ như trong các chế định về giao dịch dân sự mà người phụ nữ tham gia, quy định của BLHĐ là khi bán tài sản phải có đủ chữ ký của cả vợ và chồng, nếu không sẽ trở thành người bán trộm tài sản của người khác và sẽ bị ghép vào tội: “Bán trộm ruộng đất của người khác thì xử tội biếm…” [37, tr.142]. Đây là chế định dân sự có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa đạo luật hướng Nho và phong tục tập quán của dân tộc.

Điều luật trong BLHĐ được xây dựng rất chi tiết và cụ thể, như việc giả định thực tế dưới những tên gọi cụ thể rất dễ hiểu (điều 396): “Người ông là Phạm Giáp sinh con trai trưởng là Phạm Ất, thứ là Phạm Bính. Ông tổ Phạm Giáp có ruộng đất hương hoả 2 mẫu đã giao cho con trưởng là Phạm Ất giữ. Phạm Ất đã đem 2 mẫu ấy nhập vào với ruộng đất của mình mà chia cho các con, chỉ còn 5 sào để cho con trai Phạm Ất giữ làm hương hoả. Con trai Phạm Ất lại sinh toàn con gái, mà con thứ là Phạm Bính có con trai và cháu trai, thì số 5 sào hương hoả hiện tại, phải giao lại cho con trai hay cháu trai Phạm Bính coi giữ. Nhưng không được đòi lấy cho đủ 2 mẫu hương hoả của tổ trước mà sinh ra tranh giành” [37, tr.147]. Điều luật này đã đưa ra nhiều tình huống PL cụ thể và thực tế với những tên gọi ví dụ rất sinh động. Những tình huống này là những tình huống dễ dàng bắt gặp trong đời sống thường nhật của một xã hội nông nghiệp như Việt Nam. Sự tỉ mỉ đến chi tiết trong lập pháp khiến cho các quan hệ PL phức tạp đã trở lên sống động và dễ áp dụng. Đây là một sự sáng tạo độc đáo của nhà lập pháp thời Lê sơ trên cơ sở tiếp thu tập quán cư dân Đại Việt về vấn đề điền sản, hương hoả và cách diễn đạt QPPL khiến cho các QPPL phức tạp cũng có thể được diễn đạt một cách đơn giản dưới hình thức mô tả.

Trên bình diện rộng hơn, kỹ thuật lập pháp của BLHĐ để lại những bài học sinh động về sự tiếp thu, vận dụng sáng tạo những thành tựu văn minh pháp lý đương thời cũng như về khả năng kế nối các truyền thống pháp lý của dân tộc. Nhà lập pháp triều Lê tiếp thu từ PL Trung Hoa, cụ thể là từ PL nhà Đường, nhà Minh trên các lĩnh vực như lễ nghi triều chính, gia đình, hình sự, hành chính... BLHĐ còn tiếp thu cả PL nhà Tống với các hình phạt như xăm thích và xẻo thịt (lăng trì). Hai hình phạt này không có trong PL Đường, Minh. “Tội xăm thích được thi hành lại vào thời Tống bên Trung Quốc và tồn tại cho đến thời kỳ nhà Thanh (1644 - 1911), còn ở Việt Nam nó được sử dụng từ thời Lý” [61, tr.78] và “Tử hình bằng cách xẻo thịt ra từng mảnh có nguồn gốc từ dân tộc Liêu (Liao), được người Trung Quốc biết đến từ đời nhà Tống, và từ đó được dùng như một loại hình phạt ở Trung Quốc... Ở Việt Nam, xử tử bằng lăng trì đã được áp dụng lần đầu vào thế kỷ XIII dưới triều

Trần” [61, tr.77]. Vậy, có lẽ nhà Lê đã tiếp thu loại hình phạt này của nhà Tống thông qua hệ thống PL nhà Trần chứ không phải trực tiếp, vận dụng PL nước ngoài. Điều này cho thấy có sự kế thừa truyền thống pháp lý từ dân tộc, mặc dù truyền thống pháp lý đó đã được các triều đại trước tiếp thu trực tiếp ở bên ngoài. Sự tiếp thu, vận dụng PL nước ngoài là một tất yếu khách quan, thể hiện sự giao thoa văn hóa giữa các dân tộc trong khu vực châu Á, điều này không chỉ xảy ra đối với Việt Nam mà còn xảy ra ở các nước khác như Nhật Bản, “Luật pháp phong kiến Nhật Bản chịu nhiều ảnh hưởng của PL phong kiến Trung Hoa, đặc biệt là luật Tùy - Đường. Qua quá trình tiếp thu văn minh Trung Quốc, các nhà làm luật Nhật Bản học hỏi các hình thức PL của Trung Quốc như chiếu chỉ, đạo dụ của Hoàng Đế, luật, lệnh, cách, thức, lệ” [48, tr.143].

Nhìn chung, BLHĐ được xây dựng mô phỏng theo cơ cấu của các bộ cổ luật Trung Hoa nhưng có nhiều sáng tạo mang tính chất độc lập. Trong chương Danh lệ đã nêu lên những nguyên tắc và khái niệm chung làm cơ sở cho việc xây dựng và áp dụng những QPPL trong các chương khác của BL. Nhà lập pháp đã biết nhóm các điều luật có liên quan đến nhau vào một chương để tạo ra những chế định pháp lý tương đối hoàn chỉnh. Ví dụ, chương Điền sản tập trung toàn bộ những quy định có yếu tố ruộng đất để thành một chương hoàn chỉnh trong hệ thống PL của nhà Lê. Hay trong chương Bộ vong đã nhóm những quy định về bắt tội phạm chạy trốn. Chương Đoán ngục đã nhóm các điều luật liên quan đến hoạt động xét xử. Chương Bộ vong và chương Đoán ngục đã hình thành lên các quy định PL về tố tụng.

3.2. Nhu cầu kế thừa các giá trị của BLHĐ.

- Về mặt lý luận: Trong hệ thống PL của bất kỳ quốc gia nào, tại thời điểm

nào cũng bao hàm trong nó tính kế thừa. Nói cách khác - tính kế thừa là thuộc tính tự thân của PL.

Trong bất cứ hoạt động nào của thực tiễn đều có sự lưu giữ, bảo tồn và phát huy truyền thống của dân tộc. Đặc biệt trong lĩnh vực lập pháp, các QPPL cho thấy có sự kế thừa các yếu tố từ luật tục, phong tục tập quán đã và đang diễn ra trong cuộc sống hàng ngày của cộng đồng dân cư tại thời điểm đó.

PL luôn có tính khách quan vì dù muốn hay không thì một hệ thống PL của mỗi quốc gia luôn phản chiếu trong nó ở mức độ này hay mức độ khác các quan hệ xã hội cơ bản và phổ biến của xã hội. Có nghĩa là các điều kiện chính trị, kinh tế, văn hóa truyền thống... cũng như nguyện vọng của người dân sống trong xã hội đều được phản ánh qua các QPPL tại thời điểm mà nó được ban hành. Vì phải phản ánh trung thực hoàn cảnh xã hội thực tại, ý nguyện của nhân dân ở từng thời kỳ trên cơ sở phù hợp với lợi ích của giai cấp thống trị nên hệ thống PL của bất cứ quốc gia nào cũng luôn luôn có sự biến chuyển theo thời gian mà không thể cố định tồn tại. Những yếu tố không phù hợp trong hệ thống PL sẽ bị thay thế bằng những cái mới có giá trị thiết thực hơn nhưng đại thể vẫn lưu giữ những giá trị cơ bản của đặc điểm kinh tế, chính trị, truyền thống văn hoá, ý nguyện của nhân dân… trong giai đoạn lịch sử đó. Vì vậy, hoạt động sửa đổi, bổ sung PL cho phù hợp với điều kiện thực tiễn của nhà lập pháp diễn ra thường xuyên để đảm bảo tính khả thi cần có của một BL.

PL luôn có tính mô hình hoá các quan hệ xã hội cho nên tính kế thừa của PL sẽ thể hiện rõ qua thực trạng xã hội, các đặc điểm về kinh tế, xã hội như nhu cầu cai trị và lợi ích của giai cấp thống trị, ý nguyện của nhân dân, cách thức cai trị, những phong tục tập quán lâu đời, những nghi thức quốc gia và xã hội… tại thời điểm mà PL được ban hành. Chỉ có như vậy mới đảm bảo tính chân thực khách quan của việc tìm hiểu tính kế thừa trong PL vì đây là những hình thái để phản ánh các giá trị văn hoá của dân tộc. Theo dòng thời gian, chính những hình thái này đã trở thành những giá trị văn hóa chung của xã hội. Các hình thái này có thể không còn tồn tại cho đến ngày nay, nhưng thông qua sự tìm hiểu tình hình xã hội của thời đại đó mà chúng ta cũng có thể tái hiện tương đối chân thực những hình thái này.

Tìm hiểu tính kế thừa trong PL tại thời điểm được ban hành cho thấy nó đã hội tụ được những giá trị chung của xã hội mang tính chất phổ biến rộng rãi cũng như tiếp nhận các kinh nghiệm lập pháp từ trước đó để lại. Đây là một đặc trưng mang tính đặc thù của PL diễn ra trong mọi xã hội có giai cấp đối kháng. PL được xây dựng ra là để bảo vệ đặc quyền đặc lợi của giai cấp thống trị và duy trì trật tự xã hội có lợi cho các đặc quyền đặc lợi đó của giai cấp thống trị tại thời điểm nó được ban

hành, nói như C.Mác thì: “pháp quyền… chỉ là ý chí của giai cấp…được đề lên thành luật, cái ý chí mà nội dung là do những điều kiện sinh hoạt vật chất của giai cấp… quyết định” [5, tr.71].

Những vấn đề cần kế thừa từ PL, không thể tuyệt đối hoá một mặt nào vì tính chất phổ biến rộng rãi cùng kinh nghiệm lập pháp của cha ông hay tính giai cấp của PL đều có giá trị lịch sử sâu sắc. Ở vào từng giai đoạn lịch sử khác nhau, phụ thuộc vào quan điểm tiến bộ của giai cấp thống trị mà có khi PL đã dung hoà được quyền lợi giữa giai cấp thống trị và giai cấp bị trị, khiến cho xã hội phát triển bình thường, ổn định. Căn cứ vào các QPPL, có thể nhận ra những giá trị phổ biến có tính chất đảm bảo quyền lợi chung của dân tộc và nhân dân hay những giá trị mang tính đặc quyền đặc lợi của một giai cấp.

Tính kế thừa trong PL diễn ra không chỉ theo hướng thuận mà còn theo hướng nghịch. Nghĩa là PL vừa kế thừa những yếu tố tiến bộ vừa kế thừa những yếu tố phản tiến bộ trong lịch sử và trong xã hội đương thời. PL luôn có sự chấp nhận những yếu tố đối lập nhau vì “khác với hiện tượng khác như chính trị, tư tưởng, tôn giáo, đạo đức, PL luôn luôn có sự dung hoà lớn hơn cái tiến bộ và cái phản tiến bộ, bởi vì PL ở mọi thời đại luôn luôn là hiện thân của những trật tự chung và phổ biến, dù giai cấp thống trị vẫn dùng nó làm công cụ phản ánh và bảo vệ lợi ích của mình” [58, tr.417]. Nên khi giai cấp thống trị thuộc về phái cấp tiến thì PL ban hành ra vẫn không thể tránh khỏi những yếu tố chưa tiến bộ trong các QPPL cụ thể.

Tìm hiểu tính kế thừa của PL còn cho thấy nó được diễn ra theo hướng tác động qua lại với các quốc gia trong cùng khu vực. Sự tác động qua lại này có khi mang tính cưỡng bức theo kiểu những nước lớn đi nô dịch nước nhỏ và áp đặt vào đó tư tưởng PL của mình để cai trị, nhưng cũng có khi là sự tự nguyện do nhu cầu thực tại của quốc gia cần tìm kiếm những phương pháp khác nhau nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội ngày càng đa dạng. Thực tế lịch sử cho thấy ngay cả khi một số dân tộc nào đó đã bị các dân tộc lớn đồng hóa thì nền PL của họ cũng vẫn tồn tại với tư cách là một giá trị văn hoá dân tộc và hoà vào dòng cuốn của kẻ thắng trận để trở thành một nét văn hoá của dân tộc thắng trận mà họ không hề hay biết.

PL luôn luôn chứa đựng trong nó những giá trị tích cực được đọng lại sau những biến động của lịch sử vì bản thân PL luôn mang tính giai cấp và thời đại. Để thể hiện tính giai cấp, PL ghi nhận việc bảo vệ chế độ NN, bảo vệ quyền sở hữu tài sản, bảo vệ quyền huy động sức người sức của vào công việc chung, bảo vệ trật tự kỷ cương xã hội… Để thể hiện tính thời đại, PL cũng luôn tính đến những yếu tố chung của dân tộc tại thời điểm lịch sử nhất định, thể hiện sự chăm lo của NN đối với chủ quyền và an ninh quốc gia, đối với những lợi ích cộng đồng như bảo vệ nhân dân, bảo vệ đê điều thuỷ lợi, bảo vệ mùa màng, bảo vệ phong tục tập quán và những truyền thống tốt đẹp… Trong PL luôn luôn có những giá trị tích cực được

Một phần của tài liệu Những giá trị đương đại của Bộ luật Hồng Đức (Trang 102)