Quy định của BLHĐ về tội phạm và hình phạt.

Một phần của tài liệu Những giá trị đương đại của Bộ luật Hồng Đức (Trang 35 - 43)

NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA BỘ LUẬT HỒNG ĐỨC

2.1. Quy định của BLHĐ về tội phạm và hình phạt.

Tội phạm và hình phạt là hai chế định được các nhà lập pháp triều Lê đặc biệt quan tâm, thể hiện sự hoà trộn giữa quan niệm của phái Pháp gia với quan niệm của phái Nho gia về vị trí, vai trò, giá trị của PL trong hệ thống các công cụ điều chỉnh các quan hệ xã hội. Xuất hiện từ thời Chiến Quốc (TK V-III TCN) ở Trung Quốc và tồn tại gần như đồng thời với nhau, Pháp gia và Nho gia là hai trường phái tư tương có nhiều điểm khác biệt song cũng có những điểm tương đồng, trước hết là trong quan niệm về mục tiêu quản lý xã hội cũng như về sự cần thiết phải có các công cụ để quản lý xã hội. Cùng hướng tới mục tiêu bảo vệ trật tự xã hội và lợi ích của NN quân chủ nhưng Pháp gia chủ trương sử dụng công cụ PL, còn Nho gia chủ trương sử dụng công cụ đạo đức. Tuy nhiên, trong khi đề cao vai trò của đạo đức, Nho gia vẫn không hoàn toàn hạ thấp vai trò của PL. Theo Nho gia, PL cần thiết phải được ban hành và là công cụ “nhất thiết phải có” trong ít nhất hai trường hợp: 1/ Khi đã sử dụng đạo đức để giáo hoá nhưng không đạt kết quả, và 2/ Khi cần điều chỉnh hành vi của hạng dân thường theo nguyên tắc: Hình bất thượng đại phu, Lễ bất hạ thứ dân tức là “bậc đại phu (trở lên) thì không chịu hình phạt. Không dùng lễ với thứ dân” [46, tr.9]. PL trong quan niệm của Nho gia là sự trừng phạt của vua đối với hành vi vi phạm các lợi ích mà nhà vua bảo vệ. Vì vậy, cũng trong quan niệm của Nho gia thì PL đồng nghĩa với hình phạt, với hình luật. Đó là căn nguyên giải thích tại sao hệ thống PL hướng Nho luôn được thể hiện dưới hình thức luật hình.

Thực tế nói trên cũng hoàn toàn có thể giải thích nếu đứng từ phương diện của phái Pháp gia. Pháp gia chủ trương dùng PL để cai trị xã hội. PL càng nghiêm, càng đầy đủ thì hiệu quả cai trị càng cao, mục tiêu cai trị càng dễ đạt được. Trong quan niệm của nhà lập pháp thuộc Pháp gia, PL cũng đồng nghĩa với trừng phạt, hình phạt, hình luật. Và một nền PL mang màu sắc Pháp trị là một nền PL hà khắc, nặng về luật hình.

Trở lại lịch sử Việt Nam, thế kỷ XV là thế kỷ có nhiều biến động về chính trị - tư tưởng. Nho giáo từng bước giữ được vị chí độc tôn tư tưởng. Thể chế hoá tư tưởng của giai cấp thống trị sẽ tất yếu dẫn đến hệ quả là một nền PL hướng Nho. Tuy nhiên, sự phức tạp và đa dạng của các quan hệ xã hội trong diễn biến xã hội Việt Nam thế kỷ XV cũng đặt ra yêu cầu tối đa hoá vai trò của PL. Lê Thánh Tông vốn là ông vua cổ suý nhiệt tình cho Nho giáo nhưng đồng thời cũng được mệnh danh là ông vua “pháp trị”. Nói cách khác, thế kỷ XV chứng kiến sự hoà trộn, hàm hỗn giữa Nho giáo và Pháp trị. Điều này làm tăng thêm tính hình luật của nền PL hướng Nho. Điều này là căn nguyên cơ bản giúp giải thích tại sao tội phạm và hình phạt lại là hai chế định PL quan trọng, chiếm dung lượng lớn nhất trong các nền PL hướng Nho nói chung và trong BLHĐ (được ban hành trong bối cảnh Nho giáo là quốc giáo) nói riêng.

2.1.1. Về hình phạt.

2.1.1.1. Hệ thống hình phạt.

Hệ thống hình phạt chính được sử dụng trong QTHL là hệ thống ngũ hình cổ điển gồm xuy, trượng, đồ, lưu, tử.

- Xuy: là hình phạt roi được chia làm 5 bậc, từ 10 đến 50 roi gồm 10 roi, 20 roi, 30 roi, 40 roi, 50 roi.

- Trượng: là hình phạt đánh gậy, được chia làm 5 bậc, gồm 60 gậy, 70 gậy, 80

gậy, 90 gậy, 100 gậy.

- Đồ: là hình phạt tù khổ sai, được chia làm 3 bậc. Bậc thứ nhất, được áp dụng kèm theo hình phạt phụ là 80 gậy nếu tù nhân là nam giới, 50 roi nếu tù nhân là nữ;

Bậc thứ hai, áp dụng kèm thêm hai hình phạt phụ là 80 gậy, thích vào cổ hai chữ nếu người phạm tội là nam giới; nữ giới phạm tội bị đánh 50 roi, thích vào cổ hai chữ; Bậc thứ ba, nam giới phạm tội bị đánh 80 gậy, thích vào cổ 4 chữ; nữ giới phạm tội bị đánh 50 roi, thích vào cổ 4 chữ.

- Lưu: là hình phạt đi đày, được quy định áp dụng kèm theo xuy, trượng, thích

chữ hoặc đeo xiềng (tuỳ theo từng bậc). Lưu có 3 bậc tuỳ theo tội mà tăng giảm.

bắt đeo xiềng, đày đi làm việc ở các nơi xa như Nghệ An… Nữ giới bị đánh 50 roi, thích vào mặt 6 chữ, bắt phải làm việc; bậc thứ hai, lưu ngoại châu: Lưu đày đến Bố Chánh, Quảng Bình. Phụ hình có 90 gậy, thích 8 chữ vào mặt, đeo xiềng 2 vòng cho nam và nữ bị đánh 50 roi; bậc thứ ba, lưu viễn châu: Đày đi Cao Bằng. Phụ hình gồm 100 gậy, thích 10 chữ vào mặt, đeo xiềng 3 vòng cho nam, đánh 50 roi cho nữ.

- Tử: giết chết, được chia ra làm 3 bậc. Bậc thứ nhất, giảo (thắt cổ), trảm (chém đầu); bậc thứ hai, trảm kiều (chém bêu đầu); bậc thứ ba, lăng trì (tùng xẻo) tức xẻo từng miếng thịt rồi mổ bụng, moi ruột cho đến chết, sau đó còn bị cắt rời chân tay và bẻ gãy hết xương.

Ngũ hình được quan niệm là 5 hình phạt chính, được áp dụng cho mọi hành vi vi phạm, tùy thuộc vào mức độ nguy hiểm của hành vi. Tuy nhiên, một hình phạt chính (đặc biệt là phạt xuy, trượng, có thể trở thành hình phạt phụ khi nó được áp dụng kèm theo một hình phạt chính khác (đồ, lưu, tử).

Ngoài ngũ hình, BLHĐ còn quy định một số hình phạt phụ khác được áp dụng kèm theo ngũ hình như: Biếm tư, phạt tiền, tịch thu tài sản, thích chữ vào cổ hoặc mặt, sung vợ con làm nô tỳ…

2.1.1.2. Các nguyên tắc chung khi áp dụng hình phạt.

Nguyên tắc chiếu cố: Những người được chiếu cố khi phạm tội bị áp dụng hình phạt lưu trở xuống sẽ được giảm hình phạt một bậc. Nếu tội phạm bị hình phạt tử hình, quan xét án phải khai rõ tội trạng dâng lên để vua trực tiếp quyết đsịnh bản án. Nếu phạm tội thuộc thập ác sẽ không được áp dụng nguyên tắc chiếu cố.

Những người được hưởng nguyên tắc này theo BLHĐ là bát nghị, gồm: Nghị thân: đó là quý tộc tôn thất trong vòng 5 thế hệ, họ hàng hoàng hậu, họ hàng hoàng thái hậu phải để tang từ ba tháng trở lên; nghị cố: người giúp việc vua lâu ngày hoặc người quen thuộc cũ của vua; nghị hiền: người có đức hạnh lớn; nghị năng: người có tài năng lớn; nghị công: người có công lớn; nghị quý: quan chức từ tam phẩm trở lên, tản quan, hay có tước từ nhị phẩm trở lên; nghị cần: người cần cù chăm chỉ, cần mẫn trong công việc đảm đương; nghị tân: người là con cháu các triều vua trước hoặc khách quý của vua.

Ngoài bát nghị, BLHĐ còn quy định một vài trường hợp được giảm tội là: đàn bà lấy chồng có quan phẩm, nếu phạm tội thì được theo quan phẩm của chồng mà nghị giảm hình phạt (điều 7). Con cháu hiếu thảo chịu hình phạt gậy, roi thay cho ông bà, cha mẹ sẽ được giảm một bậc (điều 38). Con cháu người có công cũng được nghị giảm hình phạt tù theo công của ông bà hay cha mẹ (điều 12).

Nguyên tắc chuộc tội bằng tiền: BLHĐ quy định, bất kỳ người nào phạm tội

với lỗi vô ý và mức hình phạt lưu trở xuống đều được xem xét cho chuộc tội bằng tiền (điều 16). Thuộc hàng nghị thân mà phạm tội dưới bất kỳ hình thức lỗi nào cũng được xét cho chuộc tội bằng tiền và không bị áp dụng hình phạt roi, gậy, thích chữ vào mặt (điều 6).

Nguyên tắc miễn trách nhiệm hình sự (TNHS): BLHĐ áp dụng nguyên tắc

này với những người phạm tội mà tự nguyện dừng việc tiếp tục thực hiện tội phạm hoặc ra tự thú khi đã thực hiện xong tội phạm nhưng không áp dụng với những tội thập ác (điều 18, 19, 20). Người già từ 90 tuổi trở lên, trẻ em từ 7 tuổi trở xuống dù hạm tội gì cũng được miễn TNHS (điều 16).

Nguyên tắc thưởng phạt: PL nhà Lê quy định thưởng đối với những người tố

giác tội phạm và phạt những người biết mà không tố giác tội phạm (điều 25).

Nguyên tắc phạt những kẻ có hành vi vi phạm những điều PL cấm: Đối với

những hành vi không được làm mà cứ làm sẽ bị PL nghiêm trị (điều 642).

Nguyên tắc tổng hợp hình phạt: Đối với những hành vi phạm tội bị phát hiện

cùng một lúc nhưng tội nhẹ hơn thì giảm một bậc. Tội phạm bị phát hiện trước chưa xét xử mà lại phát hiện tội phạm sau thì theo hai tội đó để xét xử (điều 37).

Nguyên tắc lượng hình: BLHĐ quy định khi lượng hình, quan xét án phải

phân biệt một số trường hợp:

+ Lỗi vô ý hoặc cố ý theo tinh thần điều 47: “tha người lầm lỡ không kể tội nặng, bắt tội người cố ý không kể tội nhẹ” [37, tr.48].

+ Phân biệt trường hợp phạm một tội hoặc nhiều tội cùng một thời gian theo tinh thần điều 37: “cứ theo hai tội cùng phát hiện mà xử án” [37, tr.46].

+ Phân biệt TNHS của các loại tội đồng phạm trong trường hợp có đồng phạm mà lượng hình nặng hay nhẹ. BLHĐ đã phân biệt hai loại người đồng phạm là

“khởi xướng” và “a tòng”. Trong đó người a tòng được giảm hình phạt một bậc so với người khởi xướng (điều 35).

2.1.2. Về tội phạm.

Tội phạm trong BLHĐ được sắp xếp thành các nhóm cụ thể như:

Tội thập ác: Những tội phạm này đã xâm hại đến những quan hệ xã hội quan

trọng nhất. Người phạm 1 tội trong thập ác dù thuộc bát nghị cũng không được chiếu cố mà phải xét xử theo quy định của PL và không cho phép áp dụng biện pháp chuộc tội bằng tiền. Nhóm tội phạm này thường liên quan đến các tiêu chí đạo đức hàng đầu của Nho giáo như: bất đạo, giết 3 người trong 1 gia đình, xả thây người (điều 420); bất hiếu, chửi đánh ông bà, cha mẹ (điều 475); bất mục, vợ đánh chồng (điều 481); …

Nhóm tội vi phạm luật Vệ cấm: Nhóm tội phạm này xâm phạm quan hệ vua

tôi và an ninh quốc gia, được quy định trong chương Vệ cấm gồm 47 điều. Có điều luật quy định việc bảo vệ nghiêm ngặt tuyệt đối tính mạng, danh dự nhà vua, điều 55 ghi: “những người vào trong cung điện làm việc hết giờ mà không ra khỏi khu vực ngoại điện thì xử tội lưu, ở lại trong cung bị xử tội giảo, ở lại nơi vua nằm xử tội chém” [37, tr.53]; điều 61: “những người vào cung điện, tự tiện nói chuyện với cung tần và đưa thư tín cùng áo quần đồ vật thì phải tội chém” [37, tr.54].

Trong chương Vệ cấm, còn có các điều luật trừng trị những hành vi xâm hại chủ quyền về lãnh thổ quốc gia, xâm hại nền an ninh tổ quốc (điều 74): “Những người bán ruộng đất ở bờ cõi cho người nước ngoài thì bị tội chém…” [37, tr.58] và các tội mưu phản, mưu đại nghịch (điều 2, 411); mưu phản bội tổ quốc (điều 412); đại bất kính (điều 430, 431).

Nhóm tội phạm về chức vụ: Nhóm tội phạm về chức vụ chủ yếu được quy

định trong chương Vi chế (144 điều) và chương Đoán ngục (65 điều). Ngoài ra còn một số điều khác nằm rải rác trong các chương Hộ hôn, Điền sản, Tạp luật. Trong nhóm tội này, BLHĐ quy định một số tội sau:

+ Tội nhận hối lộ và đưa hối lộ: BLHĐ phạt tội nhận hối lộ hết sức nghiêm khắc, điều 138 quy định: “quan ty làm trái pháp luật mà ăn hối lộ từ 1 quan đến 9

quan thì xử tội biếm hay bãi chức, từ 10 quan đến 19 quan thì xử tội đồ hay lưu, từ 20 quan trở lên thì xử tội chém...” [37, tr.74]. Đối với tội đưa hối lộ, điều 140 ghi:

“Những người đưa hối lộ…trái lẽ, thì theo việc của họ mà định tội. Còn người nào thật oan khổ vì muốn cho khỏi tội mà đưa hối lộ thì được giảm tội…” [37, tr.75].

+ Tội cố ý làm trái phép nước: Điều 122, 201, 217… hình phạt của tội này thường là biếm, đồ hoặc lưu và quy định cụ thể ở từng điều luật.

+ Tội lạm quyền: Điều 150, 152, 164, 166, 207, 225… hình phạt của tội này thường là biếm, bãi chức, trượng hay đồ được quy định cụ thể trong từng điều luật.

+ Tội thiếu trách nhiệm trong khi đảm đương chức vụ: Điều 101. 119, 176, 177, 178, 181, 182, 220, 222, hình phạt của tội này được quy định cụ thể trong từng điều luật tương xứng với từng hành vi và mức độ phạm tội, từ biếm, bãi chức, xuy, trượng, đồ, lưu đến tử.

Nhóm tội đạo tặc: Chủ yếu được quy định trong chương Đạo tặc, gồm 54

điều, có một số tội phạm cụ thể sau:

+ Tội mưu giết người (điều 415, 416, 417, 417, 418, 420, 422, 423…) Mưu giết người trong điều 415 của BLHĐ chính là tội giết người. Nếu tội phạm đã hoàn thành thì kẻ giết người bị trảm và trả tiền đền mạng; nếu mới gây thương tích thì bị xử tội lưu.

+ Tội ăn cướp - cướp: Tội ăn cướp (điều 426), xâm hại quyền sở hữu tài sản: hình phạt chính là tử hình, hình phạt phụ là sung công tài sản. Tội cướp, theo BLHĐ là hành vi đánh tháo “những tù phạm, tử tù” (điều 427). Hình phạt của tội này nhẹ nhất là lưu viễn châu, nặng nhất là chém.

+ Tội ăn trộm: được quy định trong 20 điều luật. Theo BLHĐ hành vi cưỡng đoạt tài sản cũng “phải khép vào tội ăn trộm” (điều 436). Hình phạt của tội ăn trộm nhẹ nhất cũng là biếm, nặng nhất cũng là chém.

+ Tội tuyên truyền, nghe tuyên truyền chống triều đình (điều 413), kẻ tuyên truyền chống triều đình bị giảo, người nghe tuyên truyền bị hình phạt thấp hơn kẻ tuyên truyền hai bậc.

+ Tội phá rối an ninh trật tự xã hội (điều 464). Đó là hành vi “tụ họp làm bậy từ 5 người trở lên…” Hình phạt nhẹ nhất là đồ, nặng nhất là lưu viễn châu.

Nhóm tội về đấu ẩu: là các tội phạm xâm hại đến tính mạng, sức khoẻ, nhân

phẩm, danh dự của con người, gồm các tội cụ thể sau:

+ Tội cố ý đánh người (điều 465, 466, 469…): hình phạt nhẹ nhất là đồ, nặng nhất là giảo, tuỳ thuộc địa vị xã hội, gia đình của người phạm tội và người bị hại, hậu quả của tội phạm.

+ Tội cùng đánh nhau gây thương tích hoặc chết người (điều 467, 471…): hình phạt nhẹ nhất là đồ, nặng nhất là trảm tuỳ thuộc vào hậu quả tội phạm. Luật định “bắt tội cả hai” nhưng kẻ đánh sau mà lý lại phải thì được giảm tội hai bậc (điều 471).

+ Tội vu cáo: được quy định trong các điều 501, 502, 503, 505… Hình phạt thường là “kém tội mà mình vu cáo một bậc” (điều 502).

+ Tội tố cáo ông bà cha mẹ và nô tỳ tố cáo chủ (điều 504): Hình phạt chung là lưu. Vợ tố cáo chồng cũng bị khép vào tội này và bị lưu.

Nhóm tội trá nguỵ: Đây là nhóm tội phạm xâm phạm trật tự quản lý hành chính NN được quy định chủ yếu trong chương Trá nguỵ, gồm 38 điều.

+ Tội nguỵ đạo tả: quy định hành vi làm giả ấn tín của Thái thượng hoàng, hoàng đế, hoàng thái hậu, hoàng hậu, hoàng thái tử (điều 515, 516). Kẻ có hành vi này bị phạt giảo. Hành vi làm giả ấn của các bộ, viện trong triều cũng bị khép tội “nguỵ đạo tả”, hình phạt là lưu viễn châu.

+ Tội làm giả hoặc thêm bớt tín bài và chiếu chỉ của Vua (điều 518, 519): Hình phạt nhẹ nhất là lưu viễn châu, nặng là giảo, trảm tuỳ thuộc vào hậu quả phạm tội.

Ngoài ra còn nhiều điều luật quy định tỷ mỉ hành vi phạm tội, hậu quả và hình phạt. Dấu hiệu đặc trưng của nhóm tội phạm trá nguỵ là có hành vi gian dối.

Nhóm các tội phạm về tình dục: chủ yếu được quy định trong chương thông

gian (10 điều), gồm các tội cụ thể sau:

+ Thông gian (điều 401, 406, 407, 408…): hình phạt chung cho cả hai bên

Một phần của tài liệu Những giá trị đương đại của Bộ luật Hồng Đức (Trang 35 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)