NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA BỘ LUẬT HỒNG ĐỨC
3.1.1.3. Trong lĩnh vực điều chỉnh các quan hệ sở hữu, hợp đồng và thừa kế.
Về sở hữu: Chế định về sở hữu có vai trò hết sức quan trọng trong BLHĐ. Nó
khẳng định địa vị thống trị của giai cấp cầm quyền trong xã hội. Trên thực tế, giai cấp nào nắm trong tay nguồn tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội thì giai cấp đó sẽ nắm quyền thống trị đối với các giai tầng khác. Để bảo vệ và duy trì địa vị của giai cấp mình, giai cấp địa chủ phong kiến thời Lê sơ đã tập trung vào việc ban hành các QPPL về sở hữu nhằm thể hiện ý chí giai cấp trong quá trình tổ chức sản xuất, chiếm hữu, phân phối của cải vật chất. Khi quan hệ sở hữu được PL điều chỉnh thì quyền năng đối với tài sản trở thành quyền năng hợp pháp, hợp thành phạm trù pháp lí về quyền sở hữu tài sản. Quyền sở hữu tài sản trong BLHĐ thể hiện ý chí của giai cấp cầm quyền Lê sơ, bên cạnh đó nó cũng phản ánh các quan hệ kinh tế liên quan đến sở hữu mang tính tất yếu của xã hội phong kiến thuần nông thời này.
BLHĐ công nhận ba loại hình sở hữu là sở hữu NN, sở hữu làng xã, sở hữu tư nhân. Việc quy định các hình thức sở hữu khác nhau trong BLHĐ là một yêu cầu khách quan nhằm xác định phương hướng tồn tại, vận động của sở hữu có tính chất đặc thù của từng hình thức sở hữu. Khi nghiên cứu các hình thức sở hữu trong PL nhà Lê, có thể biết được các vấn đề cơ bản của quyền sở hữu như: ai là chủ sở hữu; nguồn tài sản sở hữu đó được thiết lập dựa trên căn cứ nào; cơ chế pháp lý đảm bảo cho quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của chủ sở hữu? PL về sở hữu luôn tạo điều kiện pháp lý cần thiết cho giai cấp thống trị khai thác được nhiều lợi ích nhất từ những tư liệu sản xuất đang chiếm giữ và xác định mức độ xử sự và ranh giới hạn chế cho các chủ sở hữu trong khi thực hiện các quyền năng của mình.
- Sở hữu nhà nước: Trong PL nhà Lê, sở hữu NN giữ vai trò chi phối các hình thức sở hữu khác, nó là sự khẳng định địa vị thống trị của nhà Lê. PL về sở hữu NN được chú trọng vì nhà lập pháp thời này quan niệm việc xâm phạm sở hữu NN sẽ ảnh hưởng đến quyền lực của nhà vua và triều đình, cụ thể là gây thất thoát nguồn thu thuế và gây mất an ninh xã hội. NN đã cho ban hành nhiều QPPL để thực hiện quản lý cũng như khẳng định quyền sở hữu của NN đối với các tài sản như đất đai, khoáng sản, dân số. Trong đó, NN đặc biệt chú trọng đến vấn đề sở hữu điền thổ -
tài sản quan trọng nhất của xã hội thuần nông. Nhiều điều luật trong BLHĐ chỉ đề cập đến điền thổ, hoàn toàn không nhắc tới các tài sản khác (điều 373, 374, 375, 376, 377…). “Điều này cũng dễ hiểu vì trong một nền kinh tế trọng nông thì chỉ có điền thổ mới được coi là các yếu tố tư bản chính yếu, các động sản khác chỉ là những vật có ít giá trị” [40, tr.15]. NN triều Lê có vai trò quản lí, điều tiết toàn bộ nền kinh tế - xã hội và đảm bảo cho sự phát triển ổn định của đất nước. Vì vậy, việc khẳng định quyền sở hữu tối cao của mình đối với đất đai là cơ sở để thực hiện chính sách lộc điền và quân điền:
Với chế độ lộc điền, lần đầu tiên trong lịch sử chế độ ruộng đất Việt Nam, NN đã ban hành một chế độ đầy đủ về việc cấp ruộng lộc cho các quan lại. Chính sách đó ngoài ý nghĩa về khía cạnh kinh tế như góp phần củng cố và phát triển chế độ sở hữu tư nhân về đất đai, xác lập quan hệ sản xuất, chế độ bóc lột địa tô giữa địa chủ và tá điền, thì trong một chừng mực nhất định đã góp phần thúc đẩy nền nông nghiệp phát triển, đồng thời đã chế ngự và gắn chặt quyền lợi cũng như sự lệ thuộc của tầng lớp quan lại vào NN. “Tiền đề quan trọng của việc ban hành chính sách lộc điền chính là việc nhà Lê đã xác lập chủ quyền của mình đối với toàn bộ vốn đất đai trong cả nước thông qua việc tiến hành thống kê ruộng đất và quốc hữu hoá ruộng đất” [25, tr.3].
Để thực hiện quyền sở hữu tối cao với đất đai, nhà Lê còn “với tay” đến ruộng đất công của làng xã để thi hành chế độ quân điền. Quân điền là biện pháp giải quyết vấn đề ruộng đất và khôi phục sản xuất nông nghiệp đương thời, nó đã góp phần quan trọng vào việc thỏa mãn yêu cầu về ruộng đất và làm ăn sinh sống ổn định của người dân sau những năm dài chiến tranh. Phép quân điền thực chất là một công cụ trong tay giai cấp thống trị và nội dung chủ yếu của nó không gì khác hơn là khẳng định quyền sở hữu của NN đối với ruộng đất công của làng xã, để tiến hành thu tô thuế nhằm củng cố quyền lực của mình. Nó góp phần trói buộc người nông dân vào ruộng đất và làng xã, duy trì số dân đinh cần thiết phục vụ NN. Làng xã từ địa vị tương đối tự trị trước đây đã trở thành một đơn vị kinh tế phụ thuộc NN, vừa cung cấp thóc gạo, thực phẩm vừa cung cấp nhân lực lao dịch, binh dịch, cung
cấp đất đai để NN ban cho các quan lại. Làng xã có ruộng đất công đã trở thành làng xã phụ thuộc NN, người nông dân cày ruộng trở thành tá điền phụ thuộc NN. Tuy nhiên, chính sách quân điền cũng đã mang lại ruộng đất cho mọi người dân tự do, tạo điều kiện cho việc củng cố nền kinh tế tiểu nông, tạo ra điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của nền kinh tế sản xuất nông nghiệp. Đây là điểm tiến bộ căn bản trong chính sách ruộng đất của NN phong kiến Lê sơ.
Nhìn chung, trong chế định sở hữu NN nói chung, sở hữu đất đai nói riêng đều cho thấy nhận thức của nhà Lê về tầm quan trọng của đất đai, "là không gian sinh tồn của quốc gia, của một cộng đồng người cũng như của một cá nhân cụ thể nhưng không gian sinh tồn của một cá nhân, của một cộng đồng nừm trong không gian sinh tồn của quốc gia và chịu sự chi phối về mặt pháp lí của quốc gia đó. Muốn chi phối về mặt pháp lí của quốc gia đối với các chủ thể thì cần phải có pháp luật về đất đai…” [27, tr.36]. Đây là vấn đề đã và đang được các nhà lập pháp hiện nay ở nước ta kế thừa và phát triển. Sự nhận thức này cùng việc xây dựng các QPPL về sở hữu quốc gia buộc người dân tôn trọng tuyệt đối những tài sản thuộc sở hữu của NN, nếu vi phạm sẽ bị trừng phạt như việc “Bán ruộng đất của công cấp cho hay ruộng đất khẩu phần, thì xử 60 trượng, biếm 2 tư... Đem cầm thì xử phạt 60 trượng và bắt chuộc” [37, tr.129] hay “Cày cấy ruộng đất công mà quá kỳ không nộp thóc thì xử phạt 80 trượng và phải truy thu gấp đôi số thóc nộp vào kho; quá nữa thì lấy lại ruộng (ruộng công cấp cho thì lấy lại cả, ruộng khẩu phần thì lấy bớt một phần”
[37, tr.130]. Đây là những QPPL rất gần gũi với những QPPL dân sự hiện đại trong việc bảo vệ quyền sở hữu NN.
Ngoài chế độ lộc điền và quân điền, NN còn thực thi chính sách đồn điền và khẩn hoang nhằm xoá bỏ tình trạng đất đai bị bỏ hoang, khắc phục tình trạng quỹ đất còn lại quá ít trong các làng xã. Kết quả của chính sách này là sự ra đời của hai loại ruộng: ruộng thông cáo và ruộng chiếm xạ. Ruộng thông cáo là loại ruộng bỏ hoang hoá ở các làng xã được NN cho phép khai hoá, cày cấy sau khi đã báo cáo lên trên. Ruộng này người cày được hưởng hoa lợi sau khi thu hoạch và được truyền lại cho con cháu nhưng vẫn thuộc sở hữu NN và không được biến thành ruộng tư.
Ruộng chiếm xạ là loại ruộng do người khai hoang làm được bao nhiêu là của mình bấy nhiêu, tuỳ sức mà khai khẩn, khi thành ruộng thì phải làm sổ riêng đưa lên bộ Hộ xin làm của riêng. Chính sách này của nhà Lê có tác dụng tích cực là khiến cho nông dân có ruộng để cày, và thúc đẩy tư hữu trong bộ phận nông dân tự do phát triển.
Tóm lại, chế độ lộc điền, quân điền và lập đồn điền khai khẩn đất hoang đã đảm bảo cho nền sản xuất nông nghiệp nhà Lê phát triển ổn định, củng cố địa vị giai cấp thống trị. Đồng thời nó cũng cho thấy vị trí đặc biệt của bộ phận ruộng đất thuộc sở hữu NN, là cơ sở kinh tế chủ yếu của NN phong kiến quân chủ tập quyền quan liêu. Tuy nhiên, thế kỷ XV là một giai đoạn lịch sử có nhiều biến động lớn, trong đó xu thế tư hữu hoá ngày càng phát triển (cho dù NN muốn hạn chế và cấm đoán), vì thế mà NN vẫn phải thừa nhận loại ruộng đất này.
- Sở hữu làng xã: Do chính sách quản lí và bảo vệ diện tích đất đai thuộc sở hữu NN nên quyền sở hữu về ruộng đất của làng xã cũng bị NN can thiệp tương đối mạnh mẽ, đặc biệt là NN buộc làng xã phải chấp hành cách phân chia ruộng đất công theo quy định của NN. Sự can thiệp này cũng xuất phát từ điều kiện thực tế là tình trạng ruộng đất bỏ hoang quá nhiều do địa chủ và cường hào ở địa phương chiếm dụng mà không cày cấy. Đây là lý do mà nhà Lê đã phá vỡ nguyên tắc tồn tại từ rất lâu trong lịch sử là “ruộng đất làng nào dân làng đó hưởng”. Để thực thi được phép quân điền, NN đã có lệnh nếu chia ruộng đất ở khu vực này khu vực kia có sự thừa thiếu thì có thể lấy để bổ sung cho nhau, tránh tình trạng nơi thừa thì đất bỏ hoang không ai canh tác gây lãng phí đất đai, nơi thiếu thì dân không có đất canh tác (điều 347). Ruộng đất công của NN nằm trong các làng xã là ruộng thuộc sở hữu NN và được giao cho các làng xã quản lý, phân chia cho người dân sử dụng theo định kỳ. Số ruộng đất này khi đã được phân chia thì NN cấm đem ra trao đổi mua bán, chuyển nhượng (điều 342).
Sở hữu làng xã dưới thời Lê sơ về cơ bản đã biến làng xã thành chỗ dựa vững chắc cho NN làm cơ sở tiến hành tổ chức sản xuất, cung cấp lương thực thực phẩm cho NN… Duy trì chế độ sở hữu làng xã nhưng NN trung ương yêu cầu làng xã tuân thủ tuyệt đối các chế độ chính sách NN. Điều này là bước tiến bộ vượt bậc so
với lịch sử xã hội Việt Nam đương thời, nó đã tạo ra sự thống nhất quản lý đất đai trong phạm vi cả nước, điều mà các triều đại trước đó chưa làm được, và về cơ bản đã chấm dứt tình trạng “phép vua lệ làng” trong lĩnh vực sở hữu đất đai. Sở hữu làng xã khiến cho các làng xã trở thành đơn vị phụ thuộc NN, người nông dân trở thành tá điền cho NN.
- Sở hữu tư nhân: Bên cạnh sở hữu NN và sở hữu làng xã, PL nhà Lê cũng công nhận quyền sở hữu tư nhân. Trong đó, sở hữu về ruộng đất, tài sản của vợ chồng là tài sản tư nhân với ba loại: ruộng đất, tài sản của chồng; của vợ; của hai vợ chồng tạo ra trong hôn nhân (điều 375). Điều luật này còn quy định, trường hợp hôn nhân không có người nối dõi mà người chồng chết trước vợ thì tài sản riêng của chồng được chia làm 2 phần bằng nhau, một phần dành cho người trong họ nhà chồng để lo việc tế tự, phần còn lại dành cho vợ để phụng dưỡng một đời mà không được nhận làm của riêng, tức là không được xác lập quyền sở hữu đối với khối tài sản của chồng để lại. Nếu người vợ goá chồng mà đi bước nữa thì phần tài sản đó lại thuộc về người thừa tự của chồng, tức là phải trả lại cho gia đình nhà chồng và chấm dứt quyền sử dụng đối với tài sản. Nếu người vợ mà chết trước thì tài sản riêng của vợ để lại cũng được chia tương tự như của chồng, chỉ có điều khác là người chồng đi lấy vợ khác thì vẫn tiếp tục được sử dụng số ruộng đất đã được nhận từ khối tài sản để lại của vợ. Tài sản chung do hai vợ chồng tạo lập được trong thời kỳ hôn nhân chia làm 2 phần bằng nhau (trong trường hợp một người mất trước), một phần dành cho vợ hoặc chồng làm của riêng, phần còn lại chia làm 3, một phần dành cho nhà chồng hoặc vợ để lo việc thờ cúng, còn lại hai phần nữa cho chồng hoặc vợ phụng dưỡng một đời mà không được xác lập quyền sở hữu tư nhân (tức không có quyền định đoạt đối với khối tài sản đó), và khi chết thì phải trả khối tài sản đó về cho gia đình người đã chết trước.
Các quy định về tài sản của vợ và chồng trên đây đã hạn chế tối đa sự tranh chấp về tài sản chung - riêng của vợ, chồng. Đây là ghi nhận sự đóng góp của người vợ trong khối tài sản chung, ghi nhận quyền sở hữu đối với tài sản mà người vợ có được do cha mẹ cho, ghi nhận họ có quyền sở hữu đối với tài sản trong gia đình.
Thừa nhận người vợ có quyền đối với tài sản của gia đình, điều đó đồng nghĩa với việc loại trừ quyền năng tuyệt đối của người chồng đối với vợ. Đây là quy định có ý nghĩa đột phá trong lịch sử lập pháp phong kiến, làm cơ sở để phân định các vụ kiện liên quan đến tài sản của vợ chồng mà chưa từng được đặt ra trong PL phong kiến. Tuy nhiên, những quy định trong điều 375 vẫn thể hiện sự trọng nam khinh nữ mà chưa tạo sự bình đẳng thực sự trong quan hệ vợ chồng.
Triều đại Lê sơ với một loạt các chính sách về ruộng đất đã góp phần thúc đẩy sở hữu tư nhân cùng phát triển. Đất đai là tài sản lớn nhất của nông dân trong một xã hội coi trọng nông nghiệp nên PL nhà Lê sơ đã quy định các hình thức tồn tại và phương thức bảo vệ quyền sở hữu tư nhân về đất đai. Trước tiên, nhà Lê sơ bảo vệ giai cấp địa chủ phong kiến nắm trong tay số lượng đất đai lớn của xã hội được hình thành từ chính sách lộc điền nhằm trả công cho các công thần của nhà Lê. Công thần được ban thưởng từ 400 đến 500 mẫu ruộng đã dẫn đến sự ra đời của hàng loạt các địa chủ lớn có quyền chiếm hữu, sử dụng nhưng không có quyền định đoạt đối với đất đai của nhà vua ban thưởng. Đây là quyền sở hữu không đầy đủ đối với ruộng đất của cá nhân. Những quan lại cao cấp không được hưởng chế độ thế nghiệp nhưng vẫn được ban cấp cho hàng trăm mẫu ruộng có thời hạn hoặc thông qua các nguồn hình thành khác nhau như được thừa kế, mua bán, chiếm đoạt đất đai của nông dân hay lấn chiếm đất đai của công xã để làm của riêng… đã nhanh chóng trở thành những đại địa chủ.
PL nhà Lê sơ còn ghi nhận sự tồn tại của điền trang tư nhân. Do chính sách đồn điền và khẩn hoang cùng các chính sách phong thưởng của NN, nhà Lê sơ đã tạo điều kiện thuận lợi cho chế độ sở hữu điền trang được phát triển mặc dù có sự quản lí chặt chẽ của NN (điều 348). Đây là một trong những nguyên nhân làm cho bộ phận ruộng đất thuộc sở hữu NN bị thu hẹp dần và cột chặt những người nông dân thành những người lao động phụ thuộc. Bên cạnh đó NN cũng ghi nhận quyền