Quá trình xây dựng và ban hành Bộ luật Hồng Đức

Một phần của tài liệu Những giá trị đương đại của Bộ luật Hồng Đức (Trang 25 - 34)

Về thời điểm khởi thảo và ban hành BLHĐ: Hiện nay việc xác định thời

điểm khởi thảo và ban hành BLHĐ quả là vấn đề không đơn giản vì trong các bản khắc in ván còn lại hiện nay của BLHĐ không có bản nào ghi cụ thể niên đại soạn thảo, người soạn thảo. Nhà nghiên cứu Đinh Gia Trinh trong cuốn Sơ thảo lịch sử NN và pháp quyền Việt Nam đãcho rằng BLHĐ được ban hành dưới triều Lê Thánh Tông trong niên hiệu Hồng Đức khoảng giai đoạn 1470 - 1497 trên cơ sở tập hợp có hệ thống các luật lệ từ thời Thái Tổ và sửa đổi bổ sung thêm. Mốc thời gian mà ông đưa ra là BLHĐ được ban hành trong năm 1483 [57, tr.156]. Theo ý kiến của Insun Yu thì BLHĐ được khởi thảo từ thời Thái Tổ, sửa đổi bổ sung nhiều dưới triều Lê Thánh Tông, và hệ thống PL đó tồn tại trong suốt cả triều đại Lê, cho dù qua thời gian nó đã được sửa đổi đi chút ít [61, tr.34]. Đỗ Đức Hùng lại ghi nhận BLHĐ được ban hành năm Quý Mão, niên hiệu Hồng Đức thứ 14. Năm 1483 “vua LTT sai Thân Nhân Trung, Quách Đình Bảo, Đỗ Nhuận, Đào Cử, Đàm Văn Lễ biên soạn bộ sách lấy tên là “Thiên Nam dư hạ tập” gồm 100 quyển, trong đó có BLHĐ nổi tiếng. Nhà vua tự đề tựa” [29, tr.74].

Nhìn chung hiện nay rất nhiều nhà khoa học cho rằng năm 1483 là năm ban hành của BLHĐ. Tuy nhiên, dựa vào biên niên sử nhà Lê thì năm 1483, nhóm văn

thần thừa lệnh vua đã “soạn làm các sách là Thiên nam dư hạ tậpThân chinh

ký sự[56, tr.386] mà không thấy đề cập đến việc soạn BLHĐ. Điều này tương đối

vô lý vì việc ban hành một VBPL đồ sộ như BLHĐ không thể không được ghi chép lại trong biên niên sử khi mà hai tập Hội điển nói trên được đề cập khá chi tiết trong cùng một thời điểm. Vì vậy, năm 1483 cũng không thể nào là thời điểm ban hành của BLHĐ.

Theo chúng tôi, ý kiến của một số tác giả thuộc Viện Sử học Việt Nam cho rằng BLHĐ được khởi thảo từ thời Thái Tổ là hợp lý hơn cả vì dựa vào những ghi chép của chính sử về các sự kiện lập pháp của nhà Lê Sơ, về một số điều khoản trong BLHĐ có quy định cụ thể về cấp hành chính lộ và các chức quan đã tồn tại trước thời Hồng Đức và việc so sánh nội dung một số điều khoản trong BL với thực tiễn áp dụng PL được ghi lại trong chính sử. Trong hệ thống các VBPL của nhà Lê còn lại đến nay, đáng lưu ý nhất là bộ QTHL. Đây là bộ cổ luật có tính hệ thống cao nhất, đầy đủ nhất còn lại cho đến nay. BL này đã được khởi thảo từ những năm đầu của triều đại Lê sơ, được ban hành vào niên hiệu Hồng Đức và tiếp tục được bổ sung ở các triều vua tiếp theo. Nội dung của 722 điều khoản trong bản dịch BL cho thấy đây là quá trình pháp điển liên tục của nhiều triều vua Lê sơ. Đại Việt sử ký toàn thư cho biết trước và sau khi lên ngôi, Thái Tổ đã cho ban hành những quy định về hình phạt và luật lệ kiện tụng, về chức tước, về cấp chính quyền địa phương, về việc hạn chế thế lực và sự lạm quyền của các đại thần, tướng hiệu, quan lại, về việc lập sổ điền, sổ hộ, về việc cấm bỏ hoang ruộng đất. Điều đó thể hiện sự quan tâm của nhà vua đối với những lĩnh vực quan trọng nhất thời hậu chiến nhằm nhanh chóng thiết lập lại kỷ cương NN, trật tự xã hội, củng cố địa vị và quyền lực của nhà vua, kiểm soát chặt chẽ đất đai và dân chúng nhằm bảo đảm nguồn thu thuế và cung cấp lao dịch, binh dịch cho NN, phục hồi sản xuất nông nghiệp, ổn định đời sống nhân dân. Đối chiếu các điều khoản trong chương Danh lệ với các ghi chép về hoạt động lập pháp của nhà Lê trong chính sử, các điều khoản có đề cập đến cấp hành chính lộ và các chức xã quan, lộ quan, quan sảnh viện, quan tể tướng, quan hành khiển, có thể thấy đây là công lao của Thái Tổ trong việc ban hành QTHL.

Chương này quy định về hình phạt và nguyên tắc chung để áp dụng PL vào thực tiễn nên phần lớn các điều khoản đều được ban hành dưới triều Thái Tổ như các hình phạt xuy, trượng, đồ, lưu, tử, thích chữ, phạt tiền, biếm, sung vợ con kẻ phạm tội làm nô tỳ, tịch thu tài sản đều được Thái Tổ quy định và áp dụng. Tuy nhiên, tại điều 1, điều 9 BLHĐ có sự khác biệt với lệnh chỉ do Thái Tổ ban hành năm 1429. Theo điều 1, điều 9, số chữ thích cao nhất với tội lưu châu xa là 10 chữ, trong khi lệnh chỉ năm 1429 quy định phải thích 10 đến 20 chữ đối với tội lưu châu Bố Chính. Như vậy, chắc chắn đã có sự sửa đổi lệnh chỉ này của các triều vua sau đó. Các nguyên tắc như chiếu cố theo bát nghị, tuổi tác, cho chuộc tồi bằng tiền cũng đã được quy định và áp dụng trong thực tiễn dưới thời Thái Tổ. Vậy nên các điều 1, 3, 4, 5, 6, 7, 9, 12, 14, 15, 16, 17, 21, 22, 24, 26, 27, 32, 46, 48 quy định về hình phạt và các nguyên tắc phải được ban hành dưới thời Thái Tổ. Điều 34 có liệt kê 27 đơn vị hành chính lộ, trong đó các lộ Trường An, Diễn Châu chỉ có dưới thời Trần mà không có dưới thời Hậu Lê. Như vậy, trong quá trình pháp điển hoá có lẽ Thái Tổ đã chép lại PL nhà Trần khi quy định về hạn phúc tấu việc kiện (điều 34) mà không sửa đổi. Ngoài ra còn có điều 347 về việc cấp quân điền cho phép lấy ruộng công của các xã lân cận cấp bù cho nhau, điều này cho thấy nó phải có từ thời Thái Tổ vì phép quân điền thời Thánh Tông quy định đất xã nào chỉ chia cho dân xã ấy.

Đến thời Thái Tông, QTHL tiếp tục được bổ sung một số điều khoản. Sách

Hồng Đức thiện chính thư là quyển sách sưu tập các luật lệ thời Hậu Lê, trong các điều từ 126 đến 163 được ghi dưới niên hiệu Thiệu Bình (1434-1439) có 5 điều khoản (310, 502, 507, 513, 527) được Thái Tông bổ sung. Ông còn đưa thêm vào BL điều 672, nội dung điều khoản này hoàn toàn phù hợp với một lệnh chỉ năm 1434 của ông quy định về trình tự và thẩm quyền xét xử của các cấp chính quyền trong đó có đề cấp đến các chức danh xã quan, lộ quan. Ngoài ra, điều 683 cũng được coi là của Thái Tông đưa thêm vào BL vì nội dung điều khoản này hoàn toàn phù hợp với một chỉ dụ của ông năm 1437 quy định về việc xét xử các quan đại thần, hình quan phải căn cứ vào điều luật chính để buộc tội và quyết định hình phạt. Có thể còn nhiều điều luật khác được đưa vào QTHL khi Nguyễn Trãi sửa định Luật thư nhưng chúng ta chưa tìm hiểu hết.

Thời vua Nhân Tông, do việc thi hành những chính sách ruộng đất tích cực nên nền kinh tế nông nghiệp đã phát triển nhanh chóng với sự mở rộng của các hình thức sở hữu vừa và nhỏ nên việc mua bán, chuyển nhượng ruộng đất diễn ra rất phổ biến. Để hạn chế những tranh chấp phát sinh, đảm bảo ổn định sản xuất nông nghiệp, Nhân Tông đã bổ sung vào BL chương Điền sản gồm 14 điều.

Đến vua Thánh Tông, QTHL về cơ bản đã được hoàn thiện. Phần lớn các luật lệ ban hành dưới triều vua Thánh Tông được tập hợp trong 2 bộ Hội điển là Thiên Nam dư hạ tậpHồng Đức thiện chính thư. Theo sử biên niên nhà Lê thì Thiên Nam dư hạ tập là bộ sách được biên soạn vào năm 1483 gồm 100 quyển nhưng

“hiện nay chỉ còn 5 quyển” [49, tr.9], trong đó có quyển IX còn lưu giữ tại Thư viện Hán Nôm “ghi lại 39 điều gọi là “lệnh” và “lệ” ban hành đời Quang Thuận (1460 - 1469) và 63 điều đời Hồng Đức (1469 - 1497)” [36, tr.10]. So sánh đối chiếu Thiên Nam dư hạ tập với QTHL cho thấy có 41 điều khoản do Thánh Tông đã bổ sung. Tiếp tục so sánh QTHL với Hồng Đức thiện chính thư cho thấy có 42 điều khoản đã được Thánh Tông đưa thêm vào BLHĐ. Tổng cộng có 83 điều luật được bổ sung dưới triều Thánh Tông và được phân bổ tại các chương Vi chế (11 điều), Quân chính (2 điều), Vệ cấm (1 điều), Hộ hôn (9 điều), Điền sản (21 điều), Thông gian (5 điều), Đạo tặc (16 điều), Đấu tụng (6 điều), Trá nguỵ (2 điều), Tạp luật (7 điều), Đoán ngục (1 điều). Trong chương Vi chế (điều 176) chắc chắn đã có từ trước nhưng được Thánh Tông cho sửa đổi, bổ sung thêm vì điều này đã nhắc đến cả hai chức danh (xã trưởng và xã quan) là những chức danh đến triều đại ông mới được đặt ra. Đây thực sự là đóng góp to lớn của Thánh Tông trong việc hoàn chỉnh BLHĐ vì nội dung các điều khoản mà ông đưa vào BL đều nhằm củng cố chặt chẽ hơn quan hệ quân thần và lễ nghi Nho giáo trong gia đình, trực tiếp điều chỉnh quan hệ xã hội trong đời sống thường nhật, trên cơ sở có sự kết hợp hài hoà giữa luật tục với lễ nghi và tư tưởng Nho giáo. Điều này đã tạo ra một BLHĐ có sự chi phối của quan điểm “Dương Nho âm Pháp” để giúp cho giai cấp thống trị nhanh chóng xây dựng thành công mô hình quân chủ tập quyền quan liêu trên cơ sở an dân, ổn định kinh tế - xã hội.

Sau triều đại Thánh Tông, với những chỉ dẫn chính xác trong BLHĐ cho thấy vào niên hiệu Hồng Thuận thứ 3 (1511), vua Lê Tương Dực đã đưa thêm vào BLHĐ điều 389 (Điền sản) về luật hương hoả. Niên hiệu Thiệu Bình thứ 2 (1517), vua Lê Chiêu Tông đã đưa thêm vào BLHĐ điều 391 (Điền sản) cũng quy định về việc hương hoả.

Kết thúc thời kỳ Lê sơ chuyển sang Lê mạt, BLHĐ vẫn tiếp tục được sửa đổi, bổ sung. Điều 1 BLHĐ có quy định phạm nhân phạm tôi lưu viễn chẫu sẽ bị “đày đi làm việc ở các xứ Cao Bằng” [37, tr.35]. Theo nhà sử học Phan Huy Chú cho biết thì “phủ Cao Bằng trước Lê Trung Hưng vẫn thuộc về trấn Thái Nguyên” [16, tr.126]. Quy định này cho thấy điều 1 của BLHĐ chắc chắn đã được sửa đổi dưới thời Lê Mạt triều vua Lê Hiển Tông (1777) khi ông cho khắc in lại BL này cùng với việc ban hành bộ Quốc triều khám tụng điều lệ.

Những phân tích trên đây cho thấy BLHĐ là kết quả nỗ lực pháp điển không ngừng của các triều vua Lê sơ, trong đó không thể phủ nhận vai trò quan trọng của vua Lê Thái Tổ và đóng góp có ý nghĩa quyết định của Lê Thánh Tông. Nền PL và hệ thống các VBPL thời này đã trở thành công cụ phục vụ đắc lực cho việc bảo vệ và phát triển NN. Đây là thời kỳ mà PL đạt nhiều thành tựu nhất trong lịch sử NN phong kiến và pháp quyền Việt Nam.

Triều Lê Nhân Tông, sử biên niên ghi nhận vào tháng 11 năm 1449 “mới thêm vào luật chương Điền sản 14 điều. Trước kia Thái Tổ muốn chia ruộng cho nên bỏ chương Điền sản đi, đến đây thêm vào” [56, tr.221]. Sử liệu này cho thấy, trước 1449 triều Lê đã có một bộ hình luật tồn tại. Thời Lê Thái Tổ (1429) đã ban hành phép quân điền để quản lý ruộng đất trong cả nước và trước đó năm 1428 có thể nhà vua đã cho ban hành BL đầu tiên của triều đại mình, chính sử ghi lời của Thái Tổ nói: “Từ xưa đến nay, trị nước phải có PL, người mà không có phép để trị thì loạn. Cho nên bắt chước đời xưa đặt ra pháp luật, để dạy các quan, dưới đến nhân dân, cho biết thế nào là thiện ác, điều thiện thì làm, điều ác thì lánh, chớ có phạm pháp”

Năm 1437, Lê Thái Tông ra chỉ dụ cho các quan đại thần, thái giám và hình quan rằng: “Phàm người xét án, cứ theo điều chính trong luật mà xử đoán, điều luật và tội danh phải lấy ở hình luật rồi trình lên quan Đại thần, Thái giám, Đài quan và năm đạo công đồng xem qua, các quan ấy cho là phải thì sau mới xử đoán…” [56, tr.170]. Từ chỉ dụ trên cho thấy hình luật đã được ban hành vào thời Thái Tổ vì từ sau khi Thái Tổ mất (1443) cho đến suốt quá trình tại ngôi của Lê Thái Tông, ông cũng chưa từng cho ban hành một BL hình nào mà ông chỉ sai Nho thần Nguyễn Trãi sửa định Luật thư gồm 6 quyển tương ứng với số lượng của BLHĐ cũng 6 quyển. Điều này đặt ra nghi vấn, phải chăng Luật thư mà Nguyễn Trãi sửa định chính là bộ hình luật mà Thái Tổ đã ban hành trước đó? Căn cứ vào chính sử ghi các sự kiện lập pháp này của nhà Lê sơ thì có thể nhận định rằng BLHĐ đã được ban hành dưới triều Lê Thái Tổ. Ngoài ra, trong BLHĐ còn nhắc tới một số cấp hành chính lộ và các chức quan gắn liền với cấp lộ. Điều đáng nói là cấp lộ và chức quan cấp lộ chỉ được đặt ra trong triều Thái Tổ. BLHĐ (điều 34) khi quy định về hạn phúc tấu, có liệt kê tới 27 đơn vị hành chính lộ, trong đó có một số lộ chỉ có dưới thời Trần mà không có dưới thời Lê sơ. Dưới thời Trần, có 12 lộ, là cấp hành chính địa phương trực thuộc trung ương. Đến thời Lê Thái Tổ đặt lộ là cấp hành chính trung gian dưới cấp đạo, tương đương cấp phủ, trấn trên cấp châu, huyện. Năm 1466 Lê Thánh Tông bỏ cấp hành chính lộ, quy định đơn vị hành chính địa phương dưới cấp đạo, trên cấp huyện là cấp phủ. Trong BLHĐ có tới 27 điều khoản thuộc 11 chương có nhắc đến cấp lộ và lộ quan. Điều này cho thấy BLHĐ không phải đến thời Hồng Đức mới được ban hành.

Trong cuộc cải cách BMNN dưới triều Thánh Tông, một số cơ quan, chức quan được Thái Tổ đặt ra đã bị xoá bỏ hoặc đổi tên nhưng nó lại vẫn tồn tại trong nhiều điều khoản của BLHĐ. Từ thời Lê Thái Tổ, các cơ quan NN đứng giữa vua và bộ phận thừa hành như Sảnh, Viện thượng thư, trung thư, môn hạ, nội mật nhưng đến năm 1466, Thánh Tông đã bãi bỏ các cơ quan này nhằm tập trung quyền lực vào nhà vua. Nhưng xét trong BLHĐ vẫn tồn tại 25 điều khoản quy định trừng phạt

các quan sảnh viện phạm tội khi đảm đương chức vụ. Chức vụ tể tướng và thẩm hình viện cũng đã bị bãi bỏ từ năm 1466 nhưng trong BLHĐ vẫn tồn tại 4 điều khoản có đề cập chức vụ này. Các điều luật này cho thấy nó đã được ban hành từ trước thời Hồng Đức và phần lớn là dưới triều Thái Tổ. Những công thần khai quốc đã giúp đỡ Thái Tổ chiến thắng giặc ngoại xâm và lên ngôi hoàng đế nên để trả công cho họ, Lê Thái Tổ đã ban nhiều tước vị và quan chức cao cho họ. Vì vậy, mà quyền lực của đội ngũ công thần trong triều đình rất lớn có tình trạng lấn át nhà vua, nên để tránh hậu hoạ cho bản thân và con cháu của mình cũng như duy trì đặc quyền đặc lợi của gia đình mình, Thái Tổ đã cho ban hành nhiều điều luật (49, 146, 150, 151, 152, 153, 154, 160, 194, 195, 218, 235, 287, 328, 675, 699) nhằm hạn chế và trừng trị những công thần có hành vi lộng quyền.

Chức xã quan thời Lê do Thái Tổ đặt ra theo lệnh chỉ ngày 27/11/1428 nhưng đến năm 1466 đã bị Thánh Tông đổi thành xã trưởng. Trong BLHĐ có 24 điều luật quy định chức trách và trừng phạt xã quan không hoàn thành nhiệm vụ của mình. Những điều luật quy định về chức danh xã quan tập trung ở chương Hộ hôn (6 điều), chương Điền sản (4 điều), chương Đạo tặc (4 điều). Trong đó, những chương Hộ hôn, Đạo tặc và Vi chế (điều 176) có quy định về chức xã quan có khả năng được ban hành dưới thời Thái Tổ bởi vì hầu hết các điều luật này đều nhằm vào việc quản lý chặt chẽ hộ khẩu để đảm bảo nguồn thuế, binh dịch, lao dịch của NN, đảm bảo sức sản xuất nông nghiệp sau chiến tranh, nhanh chóng ổn định và thiết lập

Một phần của tài liệu Những giá trị đương đại của Bộ luật Hồng Đức (Trang 25 - 34)