Quan hệ pháp luật về nhân thân và tài sản giữa cha mẹ và các con.

Một phần của tài liệu Những giá trị đương đại của Bộ luật Hồng Đức (Trang 55 - 56)

NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA BỘ LUẬT HỒNG ĐỨC

2.3.4.Quan hệ pháp luật về nhân thân và tài sản giữa cha mẹ và các con.

- Các quyền và nghĩa vụ về nhân thân của cha mẹ: theo BLHĐ, cha mẹ có toàn quyền nuôi dưỡng, giáo dục, đại diện cho các con, quyết định nơi ở cho các con. Đồng thời, cha mẹ cũng có nghĩa vụ đại diện cho các con trong việc bồi thường thiệt hại do hành vi phạm pháp của các con mình gây ra; chịu TNHS về hành vi phạm pháp của các con (các điều 506, 507).

- Các quyền và nghĩa vụ về nhân thân của con:

+ Nghĩa vụ phải vâng lời cha mẹ; không được kiện cáo cha mẹ (điều 511); phải che giấu tội của cha mẹ (điều 504); chịu tội gậy hay roi thay cha mẹ (điều 38); để tang cha mẹ (điều 130, 543);

- Chế độ tài sản giữa cha mẹ và các con: BLHĐ quy định tài sản trong gia đình thuộc quyền quản lý của người cha. Các con, dù đã trưởng thành nhưng nếu vẫn ở chung với cha mẹ cũng không có quyền có tài sản riêng.

Trong quan hệ thừa kế, theo BLHĐ, cha mẹ ở hàng thừa kế thứ hai của các con. Các con bao giờ cũng ở hàng thừa kế thứ nhất của cha mẹ. Tuy vậy, mức thừa kế trong từng trường hợp cụ thể có khác nhau (các điều 374, 375, 376).

Các quyền và nghĩa vụ về tài sản: căn cứ vào các quy định về thừa kế.

2.3.5. Chế định nuôi con nuôi:

Người nhận con nuôi phải làm một văn khế (điều 380). Trong văn khế ghi rõ sau này có chia ruộng đất cho con nuôi hay không, nếu có sẽ được thừa kế như con đẻ; việc nhận con nuôi không phụ thuộc vào tuổi người con nuôi mà phụ thuộc vào mục đích nuôi con nuôi (dưỡng tử hay lập tử); con nuôi có các quyền và nghĩa vụ về nhân thân như con đẻ; việc nuôi con nuôi không làm chấm dứt các mối quan hệ giữa cha mẹ và người đã đi làm con nuôi (điều 381); việc chấm dứt nuôi con nuôi có thể tiến hành khi cha mẹ đẻ người con nuôi đó không còn người con nào khác và phải được người nhận nuôi đồng ý (điều 381).

Nếu không có con đẻ mà nuôi con nuôi ở cùng với cha mẹ nuôi từ thủa bé thì khi cha mẹ nuôi mất con nuôi sẽ được hưởng toàn bộ điền sản. Thủa bé con nuôi không ở cùng cha mẹ nuôi thì khi cha mẹ mất con nuôi được hưởng hai phần điền sản của cha mẹ nuôi (điều 380).

Một phần của tài liệu Những giá trị đương đại của Bộ luật Hồng Đức (Trang 55 - 56)