Về cấu trúc của QPPL.

Một phần của tài liệu Những giá trị đương đại của Bộ luật Hồng Đức (Trang 76 - 78)

NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA BỘ LUẬT HỒNG ĐỨC

2.7.6.Về cấu trúc của QPPL.

Trong BLHĐ, QPPL được xây dựng chủ yếu theo cấu trúc đầy đủ, gồm ba bộ phận là: giả định, quy định và chế tài với công thức cố định (nếu… thì… sẽ…), ví dụ điều 439 ghi: “Những người thân thuộc cùng ở chung với nhau mà lấy trộm của nhau (giả định), thì không cứ nhiều ít (quy định), đều xử nhẹ hơn tội ăn trộm của người ngoài một bậc (chế tài)…” [37, tr.161]. Điều luật này cho thấy nhà làm luật

trước tiên đã đặt ra những hoàn cảnh, điều kiện có thể xảy ra trong đời sống xã hội mà con người gặp phải và cần phải có cách xử sự nhất định (giả định). Tiếp đó nhà làm luật nêu lên những quy tắc xử sự chung buộc mọi người phải tuân thủ khi gặp những hoàn cảnh, điều kiện đã được nêu trong phần giả định (quy định). Cuối cùng nhà làm luật nêu lên những biện pháp tác động - xử lý của NN đối với những chủ thể không thực hiện đúng mệnh lệnh do NN đặt ra trong phần quy định (chế tài). Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào những trường hợp cụ thể mà nhà lập pháp có thể xây dựng các QPPL theo hướng cấu trúc khác mà không nhất thiết phải có đầy đủ ba bộ phận và trật tự các bộ phận cũng không nhất thiết phải lần lượt là giả định, quy định và chế tài. Có nhiều QPPL trong BLHĐ chỉ được xây dựng theo hướng có hai bộ phận là giả định và chế tài như điều 437 ghi: “Quan giám lâm, người coi kho mà tự lấy trộm thì xử như tội ăn trộm thường và phải bồi thường tang vật gấp 2” [37, tr.161]. Có QPPL chỉ có phần giả định và quy định (điều 392): “Người con trưởng nếu hư hỏng hay bị tật nặng không thể giữ việc thờ cúng, thì cha mẹ đem phần hương hoả giao cho con thứ giữ, và phải theo lệnh của cha mẹ. Nếu người con thứ không có con trai mà người con trưởng bất tiếu hay bị phế tật lại có con trai cháu trai, thì phần hương hoả trước lại giao về cho con trưởng ấy” [37, tr.146].

Giả định trong BLHĐ được thể hiện rất đa dạng và phong phú, có khi là giả định phức tạp (điều 388): “Cha mẹ mất cả, có ruộng đất, chưa kịp để lại chúc thư, mà anh em chị em tự chia nhau, thì lấy một phần 20 số ruộng đất làm phần hương hoả, giao cho người con trai trưởng giữ, còn thì chia nhau. Phần con của vợ lẽ, nàng hầu, thì phải kém. Nếu đã có lệnh của cha mẹ và chúc thư, thì phải theo đúng, trái thì phải mất phần mình.” [37, tr.144]. Cũng có khi là giả định đơn giản (điều 216): “Những người nói những câu đùa bỡn, động chạm đến nhà vua, tỏ ra bất kính, thì phải tội đồ hay lưu” [37, tr.94]. Quy định có khi được thể hiện dưới hình thức cho phép, cũng có khi thể hiện dưới hình thức cấm đoán hay bắt buộc. Về quy định bắt buộc (điều 81): “Ở trong hoàng thành thì những người thợ thuyền buôn bán không được mở cửa hàng; những trâu ngựa của dân không được thả chăn, trái lệnh thì phải phạt 80 trượng…” [37, tr.61] hay quy định cũng có khi được thể hiện

dưới hình thức cấm đoán (điều 593): “Người kinh không được cho người Man Liêu vay nợ, trái luật thì xử biếm hai tư…” [37, tr.206]. Về quy định tuỳ nghi thì cho phép chủ thể được lựa chọn (điều 390): “…khi có trường hợp người nhiều mà ruộng ít, thì phần hương hoả và phần các con cháu, cho được tùy tiện mà chia; miễn là thuận tình cả không có sự tranh giành nhau, thì cho tuỳ nghi” [37, tr.145] và cũng có khi quy định được thể hiện dưới dạng cho phép (điều 611): “Vì bị trộm cướp, lụt cháy mà mất văn thư công và sắc mệnh, thì cho phép trình quan ty làm bằng chứng…” [37, tr.210]. Quy định trong các QPPL của BLHĐ thường là cố định để các chủ thể thực hiện chứ không đưa ra nhiều cách xử sự khác nhau để chủ thể lựa chọn. Chế tài thường là cố định, buộc các chủ thể phải tuân theo mà ít cho phép lựa chọn, tuy rằng đã có sự tính toán đến tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ (điều 466): “…Nếu đâm chém bị thương và làm đứt gân chột 2 mắt, đoạ thai thì xử tội lưu đi châu ngoài; đánh gãy chân tay mù một mắt thì phải tội lưu đi châu xa…Nếu đánh bị thương 2 thứ trở lên và nhân bị thương mà thành cố tật, hay đánh đứt lưỡi, huỷ hoại âm, dương vật, đều xử tội giảo, và phải đền tiền thương tổn như lệ định (luật định: sưng, phù thì phải đền tiền thương tổn 3 tiền, chảy máu thì một quan; gãy một ngón tay, một răng thì đền 10 quan…” [37, tr.169-170].

Một phần của tài liệu Những giá trị đương đại của Bộ luật Hồng Đức (Trang 76 - 78)