Trong lĩnh vực điều chỉnh các quan hệ liên quan đến quan chế và hoạt động công vụ.

Một phần của tài liệu Những giá trị đương đại của Bộ luật Hồng Đức (Trang 100 - 102)

NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA BỘ LUẬT HỒNG ĐỨC

3.1.1.5. Trong lĩnh vực điều chỉnh các quan hệ liên quan đến quan chế và hoạt động công vụ.

hoạt động công vụ.

Nhà Lê sơ đã chuẩn hoá đội ngũ quan lại bằng việc đào tạo Nho học, lấy trình độ học vấn làm tiêu chí để bổ dụng chức vụ và công việc. Trong giáo dục đào tạo, thể lệ về thi cử cũng được định rõ. Với nền giáo dục và thi cử thời Hồng Đức đã tạo ra một đội ngũ quan lại khoa bảng có trình độ rất cao. Ngoài việc am hiểu về các kinh sách Nho giáo, người làm quan thời đó còn tinh thông rất nhiều các kĩ năng thực hành một số công việc mà quan lại phải biết làm. Ngay từ lúc đi thi, sĩ tử phải biết soạn thảo một số văn bản NN như (chiếu, chế, biểu).Đây là những loại văn bản trao đổi giữa nhà vua và thần dân được quy phạm hoá, dùng trong công tác quản lý hành chính NN của các triều đình PK trước đây. Chiếu, là lời hoặc thay lời nhà vua ban bố mệnh lệnh cho thần dân trong công việc điều hành đất nước. Chế, là lời của vua ban thưởng cho công thần. Biểu, là bài văn của thần dân (quan lại) viết dâng lên nhà vua để tâu trình về công việc được giao hoặc thuộc chức trách của mình. Theo chương trình thi cử này, chúng tôi cho rằng nội dung đào tạo của nhà Lê là phù hợp với mục đích sử dụng đối tượng được đào tạo. Quy định này hết sức thực tế và mang tính thời sự rất cao. Bên cạnh việc sử dụng quan lại bằng con đường Nho học, nhà Lê cũng chú trọng việc bổ dụng nhân tài bằng con đường đề cử mà không căn cứ vào xuất thân của họ. Đây là cách sử dụng nhân tài rất linh hoạt, bởi vì xét theo thực tế thì điều kiện học tập rèn luyện của mỗi cá nhân có sự khác nhau rõ rệt, người có tài năng lớn chưa chắc đã có điều kiện học tập nhiều, và người học tập nhiều nhưng chưa chắc đã biết vận dụng hợp lí những kiến thức của mình vào đời sống thực tế. Với nhận thức như vậy, nhà Lê sơ đã không dùng bằng cấp làm tiêu chí duy nhất để tuyển bổ quan lại.

Trong sử dụng quan lại, nhà Lê sơ đã định kì kiểm tra năng lực công tác của từng người. Lệ khảo thí, khảo khoá đã được áp dụng để thực hiện giản thải. Việc áp dụng hai phương pháp này có nhiều ưu điểm cho công tác nhân sự của NN nhằm khắc phục những hạn chế của phép tuyển bổ bằng con đường đề cử, tuyển cử và nhìn nhận được người có chân tài thực sự.

Việc sử dụng quan lại của nhà Lê được tiến hành theo phương thức quy trách nhiệm rõ ràng. Quyền lực NN và hiệu quả của việc sử dụng quyền lực NN phải do người được trao quyền chịu trách nhiệm. Cùng một hành vi như nhau nhưng ở từng vị trí công tác sẽ có những hậu quả khác nhau nên sẽ có những chế tài khác nhau. Đơn cử như trường hợp quan lại nghỉ làm tuỳ tiện thì nhà Lê cũng nhận thức rằng hậu quả từ hành vi này của quan lại bình thường ít nguy hiểm hơn của quan lại cao cấp, vì quan lại bình thường nghỉ việc chỉ có ảnh hưởng tới phần công việc của người đó đảm nhận, còn quan lại cao cấp nghỉ việc thì có thể ảnh hưởng đến toàn bộ công tác trong cơ quan mà ông ta phụ trách. Đối với hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn của quan lại cao cấp có mức độ nguy hiểm cho xã hội cao hơn so với người chức vụ thấp. BLHĐ đã có những quy định gắn trách nhiệm với phẩm hàm mà vị quan đó đảm nhiệm, chẳng hạn (điều 156): “Các quan sảnh, quan viện và hình quan xét việc thuế khoá và việc kiện cáo, quá hạn không xét xử xong để công thuế phải thiếu thì phạt 30 quan tiền; thuộc viên bị phạt 80 trượng và bắt bồi thường số tiền thuế thiếu, quan phải bồi thường hai phần, thuộc lại bồi thường một phần…” .Trong vấn đề thiếu hụt tiền thuế, rõ ràng trách nhiệm của người quản lý bộ máy thuế phải cao hơn những người thừa hành vì người quản lý đề ra phương hướng, biện pháp để cho những người thuộc viên làm theo nên để tình trạng thiếu hụt xảy ra thì đương nhiên người quản lý cao nhất phải chịu trách nhiệm. Tuy vậy, người thuộc viên cũng phải có trách nhiệm nếu để xảy ra tình trạng thiếu hụt thuế vì họ là những người thừa hành nên hiểu rõ công việc với những bất cập do các biện pháp người quản lý đề ra khi áp dụng vào thực tế nên họ phải có trách nhiệm phản ánh lại và tham mưu với nhà quản lý để khắc phục.

Trong quy định về quan chế, BLHĐ đã quan tâm giải quyết vấn đề quyền lợi vật chất cho quan lại NN như cấp ruộng đất và bổng lộc theo phẩm hàm (điều 226):

“…quan nhất phẩm ba mẫu, quan nhị phẩm hai mẫu, quan tam phẩm một mẫu, quan tứ phẩm năm sào, quan ngũ phẩm ba sào…” [37, tr.97]. Đồng thời căn cứ vào số lượng công việc quan lại phải làm nhiều hay ít để cấp bổng lộc. Cùng phẩm cấp thường chia làm 5 bậc để cấp bổng lộc, gồm bực rất nhiều việc, bậc nhiều việc, bậc

vừa việc, bậc ít việc, bậc rất ít việc. Ngược lại, PL cũng trừng phạt nghiêm khắc đối với “những người đòi số tiền lương quá phận của mình, nếu là quan chức thì bị tội xuy đánh 50 roi, biếm một tư và bãi chức, viên thuộc lại bị tội đồ là tù quét dọn nơi đang làm việc… Người không đáng được ăn lương mà lại đòi tiền thì bị xử tội thêm một bậc” [37, tr.89]. Quy định này hết sức phù hợp với thực tế, nó là đòn bẩy khiến cho quan lại tận tâm tận lực với công việc do mình đảm trách. Quan lại được đối xử công bằng mà ngân khố NN lại được phân bổ hợp lí, khiến cho quan lại vui vẻ hoàn thành công tác và kho tàng NN ngày một dồi dào. “Việc định bổng lộc ở đời Hồng Đức có định quy chế phân biệt nhiều việc ít việc và sút bậc, đại khái làm cho bổng bớt đi, trật thấp xuống, không để cho ăn hại, thế gọi là quan đặt ra nhiều hơn trước mà chi phí cấp bổng so với trước cũng thế thôi…” [16, tr.646].

Một phần của tài liệu Những giá trị đương đại của Bộ luật Hồng Đức (Trang 100 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)