Quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng 1 Nghĩa vụ:

Một phần của tài liệu Những giá trị đương đại của Bộ luật Hồng Đức (Trang 52 - 55)

NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA BỘ LUẬT HỒNG ĐỨC

2.3.2. Quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng 1 Nghĩa vụ:

2.3.2.1. Nghĩa vụ:

Trong hôn nhân, cả chồng và vợ phải có nghĩa vụ với nhau.

- Nghĩa vụ phải chung sống với nhau tại một nơi và phải thực hiện đầy đủ quan hệ vợ chồng: Hành vi tự tiện bỏ nhà chồng đi của vợ, thiếp là vi phạm nghĩa vụ chung sống với chồng ở một nơi, vì vậy, sẽ bị tội đồ làm xuy thất tỳ (321). Hành vi bỏ lửng vợ 5 tháng (nếu đã có con thì 1 năm) không đi lại của người chồng là vi phạm nghĩa vụ phải thực hiện đầy đủ quan hệ vợ chồng. Nếu để xảy ra vấn đề này mà người vợ thưa kiện thì người chồng sẽ bị xử mất vợ (điều 308).

- Nghĩa vụ chung thuỷ: Nghĩa vụ này chỉ đặt ra với người vợ, bất luận là vợ cả, vợ lẽ, nàng hầu đều phải thực hiện tuyệt đối nghĩa vụ chung thuỷ này. Người vợ vi phạm nghĩa vụ này thì bị PL trừng trị rất nghiêm khắc (điều 401): “…vợ cả, vợ lẽ (phạm tội) đều xử tội lưu, điền sản trả lại cho người chồng…” [37, tr.149].

- Nghĩa vụ để tang chồng: Việc thực hiện nghĩa vụ này là sự thể hiện chữ “tiết” của người vợ đối với chồng. PL trừng trị nghiêm khắc đối với người vợ vi phạm nghĩa vụ để tang chồng (điều 130): “có tang… chồng mà giấu không khóc thì phải tội đồ… làm tang thất phụ. Trong khi có tang mà bỏ đồ tang mặc đồ thường… thì biếm hai tư…” [37, tr.73].

2.3.2.2. Quyền lợi:

Quyền của người vợ khi phạm tội sẽ được hưởng những nhân thân tốt của chồng. PL quy định giảm hình phạt theo quan phẩm của chồng (điều 7): “những đàn bà vì chồng làm quan có phẩm trật mà phạm tội thì cho theo phẩm trật mà nghị giảm…” [37, tr.39]. Mức giảm nhiều hay ít tuỳ thuộc vào quan phẩm cao hay thấp của chồng.

2.3.2.3. Về quan hệ tài sản giữa vợ và chồng:

BLHĐ không có điều khoản nào quy định trực tiếp và cụ thể những vấn đề thuộc quyền sở hữu tài sản giữa vợ và chồng, nhưng qua các điều 374, 375, 376 và một số điều luật khác chúng tôi nhận thấy rằng BL đã thừa nhận ba loại tài sản ruộng đất của vợ chồng cùng song song tồn tại đó là: Tài sản, ruộng đất của vợ; tài sản ruộng đất của chồng; tài sản ruộng đất của vợ chồng tạo nên trong thời kỳ hôn nhân. Tài sản ruộng đất của vợ hoặc chồng là tài sản ruộng đất mà mỗi người có được trước khi kết hôn. Tài sản này thường do cha mẹ chia cho hoặc được hưởng thừa kế của cha mẹ hoặc những người thân thuộc khác. Tuy nhiên, việc phân định tài sản nào của ai trong ba loại tài sản trên chỉ được đặt ra khi hôn nhân chấm dứt do một bên vợ hoặc chồng chết, hoặc do ly hôn mà không phải lỗi của người vợ. Trong thời kỳ hôn nhân, tất cả ba loại tài sản ruộng đất trên đều thuộc sở hữu chung của hai vợ chồng. Như vậy, thực tế nhà Lê đã thừa nhận các quyền sau đây của người vợ và chồng đối với tài sản:

- Thừa nhận quyền đồng sở hữu tài sản ruộng đất của vợ chồng (mặc dù luật còn dành cho người chồng toàn quyền quyết định khối tài sản ruộng đất của gia đình trong thời kỳ hôn nhân).

- Thừa nhận quyền sở hữu cá nhân của vợ hoặc chồng nhưng chỉ được đặt ra khi hôn nhân chấm dứt do một bên vợ hoặc chồng chết hoặc trong trường hợp ly hôn không do lỗi của người vợ. Nếu ly hôn do lỗi của người vợ, người vợ sẽ bị tước quyền sở hữu của mình và chuyển quyền đó sang cho người chồng (điều 401, 481).

Quy định trên đây của BLHĐ xuất phát từ chế độ gia đình gia trưởng phong kiến, nó đòi hỏi người vợ phải tuyệt đối phục tùng người chồng theo nguyên tắc

“phu xướng phụ tuỳ” của Nho giáo. NN đã công khai xác nhận tính bất bình đẳng giữa người chồng và người vợ trong quan hệ hôn nhân, đồng thời nó cũng khẳng định tính bất bình đẳng về địa vị pháp lí giữa các thành viên của gia đình với mục đích của nhà lập pháp lúc đó “là để thay đổi toàn bộ xã hội Việt Nam theo tư tưởng Nho giáo, thông qua công cụ là luân lí gia đình.” [61, tr.41].

BLHĐ còn quy định quyền thừa kế tài sản ruộng đất giữa vợ và chồng. Khi vợ hoặc chồng chết, người còn sống vẫn được giữ nguyên quyền sở hữu cá nhân đối với tài sản ruộng đất của riêng mình. Còn tài sản ruộng đất của hai vợ chồng tạo nên trong thời kỳ hôn nhân được chia làm hai phần bằng nhau, vợ và chồng mỗi người một phần. Phần của người chết được chia cho những người thừa kế cùng với tài sản ruộng đất riêng của người chết. BLHĐ quy định quyền thừa kế tài sản ruộng đất giữa vợ và chồng cụ thể trong ba trường hợp sau:

- Trường hợp vợ hoặc chồng chết mà chưa có con;

- Trường hợp vợ chồng đã có con mà một người chết trước, con cũng chết; - Trường hợp đã có con mà một người chết, người còn sống lấy vợ (hoặc chồng) khác nhưng không có con.

Trong cả ba trường hợp trên, vợ hoặc chồng đều ở hàng thừa kế thứ nhất. Tuy nhiên, người vợ sẽ mất quyền chiếm dụng phần thừa kế của chồng khi tái giá nhưng người chồng thì vẫn được quyền chiếm dụng phần thừa kế của vợ nếu tái hôn.

BLHĐ cũng quan tâm giải quyết vấn đề tài sản giữa vợ và chồng sau khi ly hôn. Nếu ly hôn không do lỗi người vợ và hai vợ chồng không có con thì mỗi người có quyền sở hữu tài sản ruộng đất riêng của mình có trước thời kỳ hôn nhân và ½ số tài sản ruộng đất do hai vợ chồng tạo nên trong thời kỳ hôn nhân. Nếu hai vợ chồng có con, theo chế độ gia đình phong kiến, thông thường con ở với cha nên người vợ thường để tài sản ruộng đất của mình cho con; người chồng trả vợ một số tiền.

Chế độ tài sản của vợ chồng trong BLHĐ thể hiện sự bất bình đẳng về quyền của người vợ đối với tài sản gia đình. T rong thời kỳ hôn nhân, quyền đồng sở hữu chủ đối với khối tài sản chung trong gia đình của người vợ chỉ là quyền có tính chất hình thức. Sự bất bình đẳng về quyền giữa vợ và chồng trong vấn đề tài sản gia đình phản ánh tình trạng bất bình đẳng nam nữ trong CĐPK.

Một phần của tài liệu Những giá trị đương đại của Bộ luật Hồng Đức (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)