Những yêu cầu của việc cải cách tƣ pháp đối với việc hoàn

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa hoạt động công tố và hoạt động xét xử theo yêu cầu của cải cách tư pháp (Trang 35)

thiện mối quan hệ giữa hoạt động công tố và xét xử

Nhận thức lý luận của Đảng về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân tại Việt Nam bắt nguồn từ quan điểm của Chủ nghĩa Mác – Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật xã hội chủ nghĩa. Đó là quá trình phát triển lâu dài, bền bỉ và gắn chặt với

lịch sử cách mạng và thời kỳ, thể hiện tập trung nhất sự phát triển các quan điểm và đường lối của Đảng ta về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, là giai đoạn Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII đến nay. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng (năm 1996) nhấn mạnh: “Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam. Quan lý xã hội bằng pháp luật, đồng thời, coi trọng giáo dục, nâng cao đạo đức xã hội

chủ nghĩa”6. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 3 khóa VIII của Đảng (tháng

6 – 1997) về tiếp tục xây dựng Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong sạch, vững mạnh, có một nhận định quan trọng về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ đổi mới: Đảng đã “từng bước phát triển hệ thống quan điểm, nguyên tắc cơ bản về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội

chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân” 7. Đại hội IX của Đảng (năm 2001) đặt

vấn đề tiếp tục “xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh

đạo của Đảng” 9. Tiếp đó, Nghị quyết Hội nghị Trung ương 9 khóa IX của

Đảng (tháng 1 – 2004) khẳng định: “Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, phát huy dân chủ,

tăng cường kỷ cương, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc” 8… Đó là một hệ

thống phương hướng của Đảng về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Đây là một vấn đề rất mới ở Việt Nam, nên Nghị quyết của Đảng cũng chỉ phác thảo ra những hướng chung nhất về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Vấn đề đặt ra hiện nay là phải xây dựng một hệ thống lý luận về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam vừa có giá trị phổ biến của nhà nước pháp quyền nói chung, vừa phải thể hiện được những đặc trưng, bản chất, bản sắc của dân tộc Việt Nam, con người Việt Nam.

Tiếp nối những thành công của Đại hội Đảng lần thứ X và XI, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra nhiều chính sách phát triển, xây dựng Nhà nước pháp

quyền xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong đó, cải cách tư pháp và các hoạt động tư pháp được xem là một trong những hoạt động quan trọng được quan tâm hàng đầu hiện nay.

Nghị quyết số 08 của Bộ Chính trị khóa IX ngày 02/01/2002 về một số nhiệm vụ trong tâm công tác tư pháp trong thời gian tới và Nghị quyết số 49- NQ/TW ngày 02/6/2005 về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. Có thể khái quát một số chủ trương, có tính xuyên suốt của Đảng trong việc chỉ đạo đổi mới hệ thống tư pháp như sau:

- Khẳng định chức năng của cả hệ thống tư pháp: Hoạt động tư pháp phải nhằm ngăn ngừa có hiệu quả và xử lý kịp thời, nghiêm minh các loại tội phạm hình sự, đặc biệt các tội phạm an ninh quốc gia, tội tham nhũng và các loại tội phạm có tổ chức, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức và công dân.

- Yêu cầu chung đối với hệ thống tư pháp – Các cơ quan tư pháp phải là mẫu mực của việc tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, phải thể hiện công lý, tính độc lập, tính dân chủ, công khai trong hoạt động; là lực lượng nòng cốt, là chỗ dựa vững chắc của Nhân dân trong đấu tranh phòng chống tội phạm, các hành vi vi phạm pháp luật và giải quyết tranh chấp trong đời sống hàng ngày.

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa hoạt động công tố và hoạt động xét xử theo yêu cầu của cải cách tư pháp (Trang 35)