hoạt động công tố và xét xử
Nội dung của hoạt động công tố đó chính là sự buộc tội. Sự buộc tội khác với kết tội. Buộc tội là việc bên công tố cho rằng bị cáo đã phạm một tội
được quy định trong Bộ luật hình sự. Còn kết tội là trên cơ sở lý lẽ, chứng cứ của bên buộc tội và chứng cứ, lý lẽ của bên gỡ tội, Toà án đã khẳng định chắc chắn: Một người đã phạm một tội được quy định trong Bộ luật hình sự. Như vậy, buộc tội của bên công tố là một trong những cơ sở để Toà án kết tội. Buộc tội còn phân biệt với kết tội ở dấu hiệu địa vị pháp lý của người bị buộc tội hay bị kết tội. Một người bị buộc tội chưa bị coi là có tội, họ mới chỉ bị cơ quan nhà nước có chức năng công tố cho rằng đã phạm một tội nào đó được quy định trong Bộ luật hình sự. Người bị kết tội là người đã bị Toà án khẳng định có tội bằng một bản án tuyên họ có tội đã có hiệu lực pháp luật. Phân tích hai khái niệm này cũng chính là cách để phân biệt chức năng của hai cơ quan công tố và xét xử và một lần nữa khẳng định việc đưa một người nào đó ra để xét xử và khẳng định họ có tội chỉ được thực hiện khi và chỉ khi có sự buộc tội của cơ quan nhân danh Nhà nước và xét xử bởi cơ quan nhân danh công lý và xã hội (không chỉ dừng lại ở việc nhân danh Nhà nước). Trong Nhà nước pháp quyền khi việc thực hiện quyền lực Nhà nước được phân chia, khi tố tụng tranh tụng với sự phân chia rành mạch giữa ba chức năng buộc tội, gỡ tội và xét xử được minh định thì quyền công tố thuộc về Cơ quan công tố chứ rứt khoát Cơ quan xét xử không có chức năng này.
Hiến pháp Việt Nam khẳng định:
Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Viện Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về Nhân dân… Quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp 35, Điều 2.
Từ cách thức tổ chức quyền lực như vậy hệ quả logic là tố tụng hình sự Việt Nam là tố tụng thẩm vấn chứ không phải tố tụng tranh tụng, ngoài việc phân chia tố tụng thành các giai đoạn rõ ràng còn có sự không rành mạch
trong việc phân chia các chức năng tố tụng là buộc tội, gỡ tội và xét xử. Nhiệm vụ của tố tụng hình sự Việt Nam cực kỳ nặng nề. Không thiên về mục đích kiểm soát tội phạm (lấy sự kiểm soát, trấn áp tội phạm là quan trọng nhất theo phương châm bắt nhầm hơn bỏ sót) và cũng không có mục đích của tố tụng công bằng (bỏ sót hơn bắt nhầm). Nhiệm vụ của tố tụng hình sự Việt Nam là không những không bỏ lọt tội phạm mà còn phải không làm oan người vô tội (Điều 2 Bộ luật tố tụng hình sự).
Những lý do trên tác động đến và làm nên sự khác biệt trong mối quan hệ giữa cơ quan công tố, điều tra và xét xử trong tố tụng hình sự Việt Nam. Đó là cả ba cơ quan điều tra, truy tố và xét xử đều thực hiện hoạt động công tố ở mức độ khác nhau, cơ quan công tố có thêm nhiệm vụ kiểm sát hoạt động tư pháp và tính phối hợp giữa ba cơ quan tố tụng chiếm ưu thế tuyệt đối hơn tính chế ước.
Trong tố tụng hình sự Việt Nam, mối quan hệ giữa giữa Viện kiểm sát với tư cách là bên buộc tội với Toà án là cơ quan xét xử là tương đối rõ ràng. Tuy nhiên thực tế còn nhiều bất cập cần phải giải quyết, đó là vấn đề nằm ở sự phối hợp giữa hai cơ quan này. Các cơ quan Nhà nước nói chung đều phải có sự phối hợp với nhau nhằm để thực hiện công việc của Nhà nước ngay cả ở những nơi được coi là mô hình kinh điển trong việc áp dụng học thuyết phân quyền. Vì không có sự phối hợp không làm được việc. Quan hệ giữa hoạt động công tố và hoạt động xét xử ở Việt Nam cũng rất cần sự phối hợp nhưng phối hợp không phải làm giúp nhau, “làm hộ nhau” giữa các cơ quan Nhà nước mà mỗi cơ quan cần làm đúng chứng năng, nhiệm vụ theo thẩm quyền của mình cũng có thể coi là phối hợp. Viện kiểm sát làm tốt việc truy tố sẽ tạo điều kiện cho việc xét xử của Toà án chính xác, đúng pháp luật; Toà án xét xử đúng pháp luật và đảm bảo công lý cũng sẽ làm bớt đi gánh nặng cho Viện kiểm sát khi thực hiện nhiệm vụ kiểm sát hoạt động xét xử.
Trong luật tố tụng hình sự Việt Nam và thực tiễn áp dụng nó cho thấy nhận thức và thể hiện sự phối hợp giữa Viện kiểm sát và Toà án vẫn chưa đúng, thể hiện ở những quy định sau đây: