Sửa đổi Luật tổ chức Tòa án nhân dân

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa hoạt động công tố và hoạt động xét xử theo yêu cầu của cải cách tư pháp (Trang 93)

Từ những quy định mới của Hiến pháp về Toà án nhân dân, nhằm tháo gỡ những bất cập của pháp luật hiện hành liên quan đến mối quan hệ giữa hoạt động công tố và xét xử, tác giả đề xuất một số giải pháp sửa đổi, bổ sung Luật tổ chức Toà án nhân dân như sau:

- Về tổ chức và hoạt động của Toà án: Hiến pháp quy định nhiệm vụ hàng đầu của Toà án là “Bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân” 35 và nhiệm vụ của Viện kiểm sát là “Bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền

con người, quyền công dân”35. Hiến pháp có sự điều chỉnh về nhiệm vụ thì

tổ chức và hoạt động của Toà án nhân dân phải có sự điều chỉnh tương ứng. Theo tác giả, mô hình tổ chức của Toà án phải được thay đổi từ việc tổ chức theo đơn vị và nguyên tắc hành chính như hiện nay sang mô hình tổ chức theo thẩm quyền xét xử, Toà án sẽ được bố trí theo nhu cầu từng vùng đúng như tinh thần định hướng trong Nghị quyết 49-NQ/TW của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp. Theo đó, Toà án sẽ được tổ chức theo bốn cấp: Toà án sơ thẩm khu vực, Toà án phúc thẩm, Toà án thượng thẩm và Toà án nhân dân tối cao. Tổ chức bộ máy theo mô hình này sẽ đảm bảo sự độc lập và tuân theo pháp luật của Toà án khi thực hiện chức năng xét xử; Vì không gắn với đơn vị hành chính nên có thể khắc phục sự can thiệp của địa phương vào việc thực hiện chức năng xét xử cũng như sự can thiệp mang tính hành chính của Toà án cấp trên đối với Toà án cấp dưới, việc tổ chức Toà án căn cứ vào đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội của từng vùng, căn cứ vào lượng án và số lượng Thẩm phán được phân bổ và xác định lại thẩm quyền xét xử hợp lý cho từng cấp Toà án sẽ đảm bảo cân đối số lượng công việc trong từng cấp Toà án, chấm dứt tình trạng tồn động án cục bộ… Việc cải cách tổ chức bộ máy Toà án sẽ kéo theo việc thay đổi tổ chức bộ máy của Cơ quan điều tra , Viện kiểm sát nói chung, cũng như những thay đổi trong quan hệ giữa hoạt động công tố và xét xử nói riêng.

- Về quyền tư pháp: Phải làm rõ thế nào là thực hiện quyền tư pháp? Quyền tư pháp có đồng nghĩa với quyền xét xử hay không? Hay có nội dung rộng hơn? Chỉ có Toà án thực hiện quyền tư pháp hay có cơ quan nào khác? Có làm rõ khái niệm “Thực hiện quyền tư pháp” mới có thể cụ thể hoá được trong Luật tổ chức Toà án nhân dân.

Theo tác giả, chỉ có duy nhất Toà án được Hiến pháp giao thực hiện quyền tư pháp. Quyền tư pháp đồng nhất với quyền xét xử, nhân danh công bằng và công lý của một quốc gia để phán xét. Các hoạt động công tố của Viện kiểm sát nhân dân hay hoạt động điều tra của Cơ quan điều tra không phải là hoạt động thực hiện quyền tư pháp.

- Theo Hiến pháp, Toà án là cơ quan “thực hiện quyền tư pháp” 35, còn Viện kiểm sát là cơ quan “kiểm sát hoạt động tư pháp” 35, tức là bao gồm nhưng không giới hạn ở hoạt động xét xử. Từ trước đến nay, Kiểm sát viên đảm nhiệm cả việc giữ quyền công tố và giữ vai trò kiểm sát hoạt động xét xử trước toà. Khi Toà án án được xác định là cơ quan thực hiện quyền tư pháp thì Luật tổ chức Toà án phải làm rõ đề này cho phù hợp.

Theo tác giả, Viện kiểm sát tại phiên toà chỉ giữ chức năng công tố, còn chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp chỉ được thực hiện thông qua việc kháng nghị hay không kháng nghị bản án của Toà án.

- Do Toà án rất ít có cơ hội liên hệ trực tiếp với Điều tra viên, Cơ quan điều tra, bởi vì hoạt động tố tụng hình sự, Toà án không tham gia trực tiếp vào quá trình điều tra. Mối quan hệ giữa Toà án và Cơ quan điều tra, Điều tra viên được thực hiện thông qua chiếc “cầu” là Viện kiểm sát và Kiểm sát viên. Tuy nhiên, qua thực tiễn đánh giá chứng cứ (qua tài liệu, vật chứng, nhân chứng…) nhiều khi rất cần sự giải thích của Điều tra viên với tư cách là người trực tiếp điều tra vụ án, thậm chí có trường hợp được coi là nhân chứng hiện trường. Là chủ thể có trách nhiệm đưa ra quyết định cuối cùng về vụ án, quyết định số phận của bị can, bị cáo… Toà án phải biết, hiểu rõ sự thật để có đủ niềm tin phán quyết.

Vì vậy, theo tác giả, cần nghiên cứu, quy định rõ thẩm quyền của Toà án là: Theo đề nghị của Kiểm sát viên, Luật sư hoặc khi xét thấy có vấn đề cần

xem xét, cần làm sáng tỏ thì Toà án có quyền yêu cầu Cơ quan điều tra, Điều tra viên đến phiên toà trình bày các vấn đề liên quan đến vụ án.

- Về mối quan hệ giữa cơ quan tiến hành tố tụng (cơ quan Điều tra, truy tố và xét xử) và những người tham gia tố tụng (bị can, bị cáo, người bào chữa…): Về nhận thức, trong tư duy của các chức danh tư pháp có thẩm quyền trong các quan hệ tố tụng từ Điều tra viên đến Kiểm sát viên và Thẩm phán đều tự cho mình có quyền năng cao hơn, đứng trên các chủ thể khác không những là bị can, bị cáo, mà cả đối với Luật sư…. Quan hệ thiếu bình đẳng đó làm sao có thể tạo ra được bầu không khí thật sự dân chủ, quan tâm, chú ý lắng nghe ý kiến của người khác. Mệnh lệnh quyền uy trong các quan hệ hành chính nhà nước được đem vào các quan hệ tố tụng tư pháp hay nói ngắn gọn là hành chính hoá các quan hệ tố tụng tư pháp.

Theo tác giả, trên cơ sở nguyên tắc tranh tụng cần thay đổi nhận thức, đồng thời có các quy định đảm bảo sự bình đẳng giữa bên buộc tội và bên gỡ tội, tạo lập môi trường và mối quan hệ dân chủ, xoá bỏ yếu tố quyền uy trong các quan hệ tố tụng.

- Do Toà án được quan niệm như là một cơ quan tiến hành tố tụng giống như các cơ quan tiến hành tố tụng khác (Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát). Toà án cũng có trách nhiệm chứng minh và có quyền thu thập chứng cứ để chứng minh tội phạm, đồng nhất trách nhiệm của Toà án với trách nhiệm của cơ quan điều tra, của Viện kiểm sát.

Trên cơ sở quy định của Hiến pháp cần phải khẳng định trong Luật tổ chức Toà án: Toà án thực hiện quyền tư pháp, tức là thực hiện quyền xét xử, những gì không thuộc quyền xét xử không nên giao cho Toà án như thẩm quyền khởi tố vụ án của Hội động xét xử; thẩm quyền trả hồ sơ cho Viện kiểm sát để điều tra bổ sung khi thấy thiếu những chứng cứ quan trọng hoặc khi có căn cứ cho rằng, bị cáo phạm một tội khác hoặc có đồng phạm khác;

thẩm quyền tiếp tục xét xử vụ án khi Viện kiểm sát đã rút quyết định truy tố; thẩm quyền xét xử vượt quá giới hạn truy tố và trong trường hợp Viện kiểm sát rút toàn bộ cáo trạng thì Hội đồng xét xử vẫn phải nghị án …

- Tại phiên toà Hội đồng xét xử nhiều lúc làm thay chức năng của bên buộc tội (công tố), dành thời gian xét hỏi nhiều hơn là ngồi nghe hai bên tranh tụng. Pháp luật tố tụng tư pháp chưa làm rõ vị trí, vai trò, chức năng của Toà án là người trọng tài, người phán quyết.

Vì vậy, theo tác giả trong quan hệ tố tụng tại phiên toà, Toà án phải là trọng tài; Viện kiểm sát là cơ quan buộc tội phải xét hỏi, trình bày quan điểm của mình, trên cơ sở đó bên gỡ tội chứng minh quan điểm gỡ tội của mình. Hội đồng xét xử chứng kiến, xem xét đánh giá cuộc tranh tụng đó và phán quyết của toà là kết quả tranh tụng giữa bên buộc tội và bên gỡ tội.

- Từ nguyên tắc “Việc xét xử của Toà án nhân dân có hội thẩm nhân dân

tham gia”35 khác với quy định trước đây “Khi xét xử Hội thẩm ngang quyền

với Thẩm phán” 34. Theo tác giả, phải làm rõ chế định Hội thẩm nhân dân,

số lượng Hội thẩm nhân dân so với Thẩm phán trong các phiên toà sơ thẩm quy định như thế nào? Số lượng Hội thẩm nhân dân có nhiều hơn số lượng Thẩm phán trong phiên toà sơ thẩm như hiện nay không? Làm thế nào để Hội thẩm nhân dân tham gia xét xử một cách thực chất, không hình thức như hiện nay? Ví dụ: Tại phiên toà sơ thẩm hiện nay với Hội đồng xét xử là 3 người thì có 2 Hội thẩm và 1 Thẩm phán; sẽ thay đổi là Hội đồng xét xử sơ thẩm gồm 3 người thì có 2 Thẩm phán và 01 Hội thẩm; việc thay đổi này là cần thiết vì sẽ nâng cao chất lượng, hiệu quả việc xét xử.

- Không quy định Chánh án, Phó Chánh án là “Người tiến hành tố

tụng” 37, vì những người này đại diện cho cơ quan Toà án. Việc áp dụng,

thay đổi, huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn và cấp giấy chứng nhận người bào chữa do Thẩm phán và Hội đồng xét xử thực hiện.

- Coi trọng quyền chứng minh của người bị buộc tội; không nên xem đây là nghĩa vụ của họ. Vì vậy, pháp luật phải tạo điều kiện hơn nữa, bình đẳng hơn nữa cho Luật sư, người trợ giúp pháp lý tham gia vào hoạt động tố tụng.

- Đối với nguồn cung cấp tài liệu, chứng cứ: Các tài liệu, chứng cứ do bên gỡ tội (Luật sư …) cung cấp cần được Toà án coi trọng ngang bằng, bình đẳng với bên buộc tội (Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát) cung cấp. Chỉ có Toà án mới có quyền quyết định về sự đúng đắn, tin cậy của tài liệu, chứng cứ, không phụ thuộc vào nguồn cung cấp, chủ thể cung cấp có phải là cơ quan Nhà nước (bên buộc tội) hay không phải cơ quan Nhà nước (bên gỡ tội). Toà án: Có quyền tuyên bố tính vô hiệu của chứng cứ, không chấp nhận các kết quả tố tụng đã được thực hiện trong giai đoạn điều tra, truy tố nếu phát hiện quá trình thực hiện đã vi phạm các thủ tục tố tụng, vi phạm các quyền con người đã được luật định.

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa hoạt động công tố và hoạt động xét xử theo yêu cầu của cải cách tư pháp (Trang 93)