Vấn đề Toà án xác định sựthật của vụ án

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa hoạt động công tố và hoạt động xét xử theo yêu cầu của cải cách tư pháp (Trang 79)

Điều 10 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định “trách nhiệm

chứng minh tội phạm thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng” 37. “Lý luận

và thực tiễn chứng minh rằng, muốn có tranh tụng tại phiên toà hình sự thì phải có sự tách bạch các chức năng cơ bản của các chủ thể tố tụng (buộc tội,

bào chữa và xét xử)”43.

Muốn có sự tách bạch các chức năng cơ bản của tố tụng hình sự thì Điều 10 Bộ luật tố tụng hình sự về việc xác định sự thật của vụ án phải được sửa đổi theo hướng quy định Toà án là cơ quan thực hiện chức năng xét xử, không có trách nhiệm chứng minh tội phạm. Có quan điểm cho rằng, căn cứ vào Điều 10 Bộ luật tố tụng hình sự thì Toà án có nghĩa vụ chứng minh lỗi của bị cáo. Theo quan điểm của chúng tôi, Toà án không có nghĩa vụ chứng minh lỗi của bị cáo, bởi vì Toà án không thực hiện chức năng buộc tội mà chỉ thực hiện chức năng xét xử.

Xét xử trước hết là phải xác định có hay không các tình tiết, sự kiện của vụ án mà các bên tranh tụng đưa ra. Tiếp theo là đánh giá pháp lý về các tình tiết, sự kiện đó, các tình tiết, sự kiện này có những dấu hiệu đặc trưng của tội phạm nào được quy định trong Bộ luật hình sự. Toà án có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật nhưng Toà án thực hiện nhiệm vụ đó thông qua chức năng xét xử. Toà án không phải là người truy tố bị cáo nên Toà án không có nghĩa vụ chứng minh tội phạm. Nghĩa vụ chứng minh tội phạm thuộc trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng nhưng là các cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện chức năng buộc tội (Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát). Toà án chỉ có nghĩa vụ chứng minh lý do và căn cứ cho bản án hoặc quyết định của mình vì sao Toà án chấp nhận cáo trạng của Viện kiểm sát mà không chấp nhận lời bào chữa của bên bào chữa khi kết tội bị cáo hoặc ngược lại, tại sao Toà án

không chấp nhận cáo trạng của Viện kiểm sát mà lại chấp nhận lời bào chữa của bên bào chữa khi tuyên bị cáo vô tội.

Chứng minh tội phạm là hoạt động theo luật định làm sáng tỏ các tình tiết, sự kiện của vụ án và về nguyên tắc thì các bên tranh tụng là các bên tham gia vào quá trình chứng minh vụ án nhưng chỉ khác nhau về việc chứng minh là quyền hay là nghĩa vụ tố tụng hình sự.

Mục đích của hoạt động chứng minh là xác định sự thật khách quan của vụ án. Vai trò của các chủ thể trong hoạt động chứng minh là khác nhau do chức năng, nhiệm vụ của các chủ thể này khác nhau. Bên buộc tội – bên đưa ra là cáo buộc là bên có nghĩa vụ chứng minh lời cáo buộc của mình là đúng, có căn cứ. Còn bên bào chữa thì không có nghĩa vụ đó, ngược lại là có quyền chứng minh để loại bỏ sự buộc tội hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Toà án cũng tham gia vào hoạt động chứng minh nhưng nhiệm vụ của Toà án trong hoạt động này khác với bên buộc tội và bên bào chữa ở chỗ, Toà án có nghĩa vụ chứng minh những gì mà Toà án chấp nhận của bên buộc tội là đúng, những gì trong chứng cứ của các bên đưa ra phù hợp với thực tại khách quan. Cơ sở hoạt động chứng minh của Toà án là kết quả hoạt động chứng minh thay cho các bên. Toà án chỉ thực hiện hoạt động chứng minh phù hợp với chức năng xét xử của mình. Toà án chỉ trên cơ sở những chứng cứ của các bên đưa ra, kết quả hoạt động chứng minh của các bên để kết luận những kết quả nào được Toà án chấp nhận vì phù hợp với thực tế khách quan. Đương nhiên, Toà án phải chứng minh vì sao mình đi đến kết luận như vậy. Nói cách khác, Toà án phải chứng minh tình có căn cứ cho bản án hay quyết định của mình.

Chương 3

QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN MỐI

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa hoạt động công tố và hoạt động xét xử theo yêu cầu của cải cách tư pháp (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)