Hiến pháp năm 2013 kế thừa và khẳng định chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân là thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp như hiến định năm 1992. Đồng thời thể chế hóa yêu cầu về đổi mới hệ thống tổ chức Viện kiểm sát nhân dân để phù hợp với mô hình Tòa án nhân dân theo chủ trương cải cách tư pháp.
Trên cơ sở đó, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân cần sửa đổi, bổ sung theo hướng:
- Để Viện kiểm sát nhân dân thực hiện tốt hai chức năng theo tinh thần Hiến pháp mới, cần phải làm rõ hơn hoạt động nào là thực hiện chức năng thực hành quyền công tố, hoạt động nào là thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp để từ đó thiết kế tổ chức bộ máy cho phù hợp.
- Phân định rõ phạm vi, thẩm quyền của Viện kiểm sát nhân dân trong việc thực hiện hai chức năng công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp trong mối
quan hệ với thẩm quyền của Cơ quan điều tra, Toà án… để đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất.
- Làm rõ chức năng công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp trong quan hệ với bên gỡ tội để tránh tình trạng vừa đá bóng vừa thổi còi. Ví dụ: Tại phiên toà, Viện kiểm sát vừa thực hành chức năng buộc tội (là một bên trong quan hệ tranh tụng) lại vừa thực hiện chức năng kiểm sát và tuân theo pháp luật của những người tham gia tố tụng (lại đều là các chủ thể tham gia tranh tụng với mình), như thế sẽ khó có sự bình đẳng, dân chủ trong tranh tụng.
- Làm rõ nội dung nguyên tắc tập trung thống nhất lãnh đạo trong ngành kiểm sát nhân dân. Tuy nhiên, nếu vấn đề này không được quy định chặt chẽ có thể tác động tiêu cực đến việc thực hiện khâu đột phá của cải cách tư pháp đã được Hiến định đó là nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được đảm bảo.
- Không quy định Viện trưởng và Phó Viện trưởng Viện kiểm sát là người tiến hành tố tụng, vì những người này đại diện cho cơ quan tiến hành tố tụng.
- Tăng cường quyền hạn và trách nhiệm của Kiểm sát viên khi thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp.
- Xác định rõ các nhiệm vụ, quyền hạn cơ bản của Viện kiểm sát nhân dân trong phát hiện, xử lý vi phạm trong hoạt động tư pháp; trách nhiệm quyết định việc áp dụng các biện pháp hạn chế quyền con người, quyền công dân; tăng cường vai trò của Viện kiểm sát nhân dân trong các lĩnh vực phi hình sự, nhằm bảo vệ lợi ích Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người có nhược điểm về thể chất, tinh thần; quy định rõ Viện kiểm sát nhân dân có trách nhiệm giải quyết và kiểm soát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về hoạt động tư pháp; trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân đối với hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân.
điều tra để kiểm tra, bổ sung chứng cứ, tài liệu khi xem xét phê chuẩn hoặc ban hành các quyết định theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự hoặc khi phát hiện có dấu hiệu oan, sai, bỏ lọt tội phạm.
- Quy định Viện kiểm sát chỉ truy tố một người về hành vi phạm tội, còn việc xét xử như thế nào thuộc thẩm quyền của Toà án.
- Quy định Viện kiểm sát có quyền truy tố một người nào đó ra bất kỳ Toà án nào không phụ thuộc vào đơn vị hành chính (thẩm quyền theo việc) và nếu có tranh chấp về thẩm quyền theo việc thì Viện kiểm sát giải quyết chứ không phải Chánh án Toà án.
- Quy định rõ đối tượng, nội dung, phạm vi, mục đích của từng chức năng thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp, xác định rõ các mặt công tác và thẩm quyền cơ bản của Viện kiểm sát nhân dân trong từng lĩnh vực, đặt nền tảng cho sự hình thành cơ sở lý luận về chức năng của Viện kiểm sát nhân dân, đảm bảo thống nhất nhận thức và hoạt động có hiệu quả trên thực tế.
- Thể chế hóa yêu cầu cải cách tư pháp “tăng cường trách nhiệm công tố
trong hoạt động điều tra, gắn công tố với hoạt động điều tra”11; cụ thể hóa
các nguyên tắc tiến bộ được quy định trong Hiến pháp năm 2013 có liên quan trực tiếp đến hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân như nguyên tắc suy đoán vô tội, tranh tụng trong xét xử, nhờ người bào chữa, xét xử kịp thời, xử lý nghiêm minh người vi phạm pháp luật trong hoạt động tư pháp… Theo đó, đã sửa đổi, bổ sung các quy định nhằm tăng cường vai trò của công tố ngay từ khi tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo tội phạm và kiến nghị khởi tố và tăng cường trách nhiệm của Viện kiểm sát nhân dân trong quá trình điều tra, chủ động thực hiện các biện pháp nhằm làm rõ sự thật của vụ án, xác định tội phạm, người phạm tội, bảo đảm tính đúng đắn của hoạt động điều tra; xác định Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân có vai trò, trách nhiệm quan trọng trong đấu tranh phòng chống các tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp, quy định rõ trách nhiệm tranh tụng của Kiểm sát viên tại.