Các nguyên tắc tổ chức của hệ thống tư pháp

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa hoạt động công tố và hoạt động xét xử theo yêu cầu của cải cách tư pháp (Trang 25)

* Một là, Tòa án là trung tâm của hệ thống tư pháp

Theo quy định của pháp luật thì hệ thống Toà án nhân dân từ năm 1960 đến nay được tổ chức theo đơn vị hành chính gồm: Toà án nhân dân cấp huyện, Toà án nhân dân cấp tỉnh và Toà án nhân dân tối cao. Bên cạnh hệ thống Toà án nhân dân thì ở nước ta còn có hệ thống Toà án quân sự được tổ chức theo ba cấp: Toà án quân sự khu vực, Toà án quân sự cấp quân khu và Toà án quân sự Trung ương. Theo quy định của Luật Tổ chức Toà án nhân

dân thì Toà án quân sự Trung ương là một đơn vị của Toà án nhân dân tối cao, do Toà án nhân dân tối cao quản lý về chuyên môn, nghiệp vụ và có sự phối hợp chặt chẽ với Bộ Quốc phòng. Tương ứng với tổ chức của Toà án nhân dân là tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân.

Với cơ cấu tổ chức hệ thống Toà án và Viện kiểm sát như trên, hơn 40 năm qua các cơ quan này đã góp phần đắc lực vào việc bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc Việt nam xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức, duy trì trật tự an toàn xã hội, trật tự quản lý kinh tế, bảo đảm cho mọi người được sống trong một môi trường xã hội và sinh thái an toàn, lành mạnh và mang tính văn minh cao; Đảm bảo sự bình đẳng và an toàn pháp lý trong quan hệ dân sự, góp phần tạo điều kiện đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần của nhân dân, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời, góp phần tích cực loại bỏ những yếu tố gây cản trở cho tiến trình đổi mới và sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; Giáo dục mọi người nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm.

Trong quá trình đổi mới cơ chế quản lý Nhà nước, sắp xếp lại bộ máy qua các thời kỳ, hệ thống Toà án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân từng bước được thay đổi cho phù hợp với tình hình kinh tế, xã hội.

Tuy nhiên, việc tổ chức hệ thống Toà án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân theo đơn vị hành chính không còn phù hợp; Chức năng, nhiệm vụ, cơ chế hoạt động của Toà án và Viện kiểm sát còn nhiều bất hợp lý. Chất lượng hoạt động công tố và hoạt động xét xử chưa đáp ứng được yêu cầu và đòi hỏi của xã hội; còn nhiều trường hợp bỏ lọt người phạm tội, làm oan người vô tội…

chung đặc biệt đối với Toà án và Viện kiểm sát trước yêu cầu của tình hình mới, Đảng và Nhà nước đã có chủ chương cải cách tư pháp. Điều này được khẳng định trong nhiều văn kiện của Đảng: Nghị quyết trung ương 8 khoá VII, Nghị quyết trung ương 3 và 7 khoá VIII, Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX; Nghị quyết số 08/NQ-TW của Bộ Chính trị ngày 02/01/2002 về “Một

số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới” 10; Đặc biệt,

Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về “Chiến lược

cải cách tư pháp đến năm 2020” 11 có đề ra nhiệm vụ xây dựng, hoàn thiện

tổ chức và hoạt động của hệ thống Toà án theo hướng:

Tổ chức hệ thống Toà án theo thẩm quyền xét xử, không phụ thuộc vào đơn vị hành chính gồm: Toà án sơ thẩm khu vực được tổ chức ở một hoặc một số đơn vị hành chính cấp huyện; Toà án phúc thẩm có nhiệm vụ chủ yếu là xét xử phúc thẩm và xét xử sơ thẩm một số vụ án; Toà thượng thẩm được tổ chức theo khu vực có nhiệm vụ xét xử phúc thẩm; Toà án nhân dân tối cao có nhiệm vụ tổng kết kinh nghiệm xét xử, hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật, phát triển án lệ và xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm. Việc thành lập Toà chuyên trách phải căn cứ vào thực tế xét xử của từng cấp Toà án, từng khu vực. Đổi mới Toà án nhân dân tối cao theo hướng tinh gọn với đội ngũ thẩm phán là những chuyên gia đầu ngành về pháp luật, có kinh nghiệm trong ngành.

Hiện nay, trừ Toà án quân sự thì hệ thống Toà án nhân ở nước ta được tổ chức theo đơn vị hành chính gồm: Mỗi đơn vị hành chính cấp huyện và tỉnh có một Toà án nhân dân; Toà án nhân dân cấp tỉnh là Toà án cấp trên trực tiếp của Toà án nhân dân cấp huyện; Toà án nhân dân tối cao là Toà án trực tiếp của Toà án nhân dân cấp tỉnh.

Việc nghiên cứu để tổ chức Toà án theo thẩm quyền xét xử, không phụ thuộc vào đơn vị hành chính mà Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của

Bộ Chính trị đưa ra là một bước đột phá về chất, nhằm xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của Toà án; Thể hiện đúng quan điểm “quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan

Nhà nước trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”35.

* Hai là, đảm bảo Viện kiểm sát nhân dân được tổ chức phù hợp với hệ thống tổ chức của Toà án

Về tương quan giữa đổi mới tổ chức và hoạt động của Toà án nhân dân với tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân theo yêu cầu cải cách tư pháp. Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 chỉ rõ: “Viện kiểm sát nhân dân được tổ chức phù hợp với hệ thống tổ chức của Toà án. Nghiên cứu việc chuyển Viện kiểm sát thành Viện công tố, tăng cường hoạt động công tố trong hoạt động điều tra”11. Tuy nhiên, khác với Toà án, Nghị quyết số 49 nêu cụ thể mô hình và tên gọi của Toà án các cấp, còn đối với Viện kiểm sát, Nghị quyết số 49 chỉ nêu

“được tổ chức phù hợp với hệ thống tổ chức của Toà án” 11. Như vậy việc tổ

chức Viện kiểm sát như thế nào cho phù hợp với hệ thống Toà án là một vấn đề rất quan trọng.

Cần nhận thức rằng, tính phù hợp giữa Viện kiểm sát với hệ thống tổ chức của Toà án không có nghĩa là Toà án có mấy cấp thì Viện kiểm sát cũng có bấy nhiêu cấp, mà vấn đề quan trọng là tổ chức Viện kiểm sát như thế nào có đáp ứng được yêu cầu của việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ. Với quan điểm như vậy, nhằm bảo đảm cho Viện kiểm sát hoàn thành chức năng, nhiệm vụ trước mắt cũng như lâu dài, thì về tổ chức của Viện kiểm sát cần tiếp tục được nghiên cứu một cách sâu sắc và toàn diện trước khi xem xét, quyết định.

Hoạt động công tố gắn liền với hoạt động xét xử của Toà án, do vậy, tổ chức của Viện kiểm sát trước mắt và Viện công tố về lâu dài phù hợp với mô hình tổ chức Toà án trong tiến trình cải cách tư pháp.

Khi Toà án chuyển sang mô hình hai cấp xét xử và theo thẩm quyền như Nghị quyết 49 đã khẳng định thì Viện kiểm sát cần được tổ chức tương ứng với các cấp Toà án, thực hiện hai nhiệm vụ là thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án. Như vậy, về lâu dài Viện kiểm sát chuyển thành Viện công tố. Bản chất của công tố là đại diện cho quyền lực công để truy tố tội phạm, đưa người có hành vi phạm tội ra trước Toà án để xét xử, do đó, công tố phải là một chức năng không tách rời của hành pháp – cơ quan chịu trách nhiệm tổ chức thực thi pháp luật như ý kiến của GS. TS. Nguyễn Đăng Dung đã cho rằng “chức năng buộc tội thuộc

về hành pháp”5.

Xuất phát từ trách nhiệm trung tâm và cuối cùng của Viện công tố trong chức năng truy tố, buộc tội nên về nguyên lý, hoạt động của Viện công tố phải gắn với hoạt động điều tra. Tại phiên toà, công tố viên thực hiện chức năng buộc tội, tham gia tranh tụng và chịu trách nhiệm hoàn toàn về những chứng cứ buộc tội thu thập được trong quá trình điều tra. Cơ chế này đảm bảo tính hiệu quả, thống nhất và liên tục của quy trình tố tụng tư pháp, nâng cao chất lượng truy tố và tranh tụng của Công tố viên tại phiên toà. Cũng như đối với Thẩm phán, Kiểm sát viên phải tiếp tục được chuẩn hoá theo tiêu chuẩn chức danh mới phù hợp với sự điều chỉnh chức năng và thẩm quyền hoạt động của Viện kiểm sát.

* Ba là, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Cơ quan tư pháp Đảng ta là Đảng cầm quyền, đại diện cho lợi ích nhân dân và toàn dân tộc. Nghị quyết số 08-NQ/TW đã chỉ rõ: “Đảng lãnh đạo các Cơ quan tư pháp chặt chẽ về chính trị, tổ chức và cán bộ, bảo đảm hoạt động tư pháp thực hiện đúng quan điểm của Đảng, pháp luật của Nhà nước, khắc phục tình trạng cấp uỷ Đảng

Sự lãnh đạo toàn diện và chặt chẽ của Đảng đối với các Cơ quan tư pháp là yêu cầu khách quan và cần thiết để đảm bảo cho các Cơ quan tư pháp thể hiện bản chất của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân, bảo đảm cho hoạt động của các Cơ quan tư pháp thực hiện đúng quan điểm của Đảng và pháp luật của Nhà nước, hạn chế các sai sót có thể xẩy ra làm ảnh hưởng đến uy tín của Đảng và Nhà nước.

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa hoạt động công tố và hoạt động xét xử theo yêu cầu của cải cách tư pháp (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)