Mối quan hệ giữa hoạt động công tố và xét xử theo pháp luật

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa hoạt động công tố và hoạt động xét xử theo yêu cầu của cải cách tư pháp (Trang 50)

hiện hành

Với vị trí, chức năng rất quan trọng trong bộ máy Nhà nước ta, Viện kiểm sát nhân dân và Toà án nhân dân có trách nhiệm phối hợp với nhau để giải quyết vụ án hình sự đúng đắn, khách quan theo luật định nhằm bảo vệ chế độ Nhà nước, bảo vệ nhân dân và tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Nhận thức rõ tầm quan trọng của mối quan hệ giữa Viện kiểm sát và Toà án trong đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị “về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian

tới” đã nhấn mạnh: “Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan tư pháp trong

hoạt động tố tụng trên cơ sở thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng cơ quan, không hữu khuynh hoặc đùn đẩy trách nhiệm. Các cơ quan điều

tra, kiểm sát, xét xử cần thực hiện đúng tố tụng như luật định”10.

Luật Tổ chức Toà án nhân dân và Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002 đều quy định trách nhiệm phối hợp giữa Toà án và Viện kiểm sát, với các cơ quan, tổ chức khác của Nhà nước trong hệ thống chính trị nhằm phòng ngừa và chống tội phạm có hiệu quả, xử lý kịp thời, nghiêm minh các loại tội phạm và vi phạm pháp luật trong hoạt động tư pháp.

Các cơ quan tiến hành tố tụng không những có trách nhiệm phối hợp với nhau mà còn phải phối hợp với cơ quan Nhà nước khác bằng những nội dung cụ thể, thiết thực được quy định tại Điều 26 và Điều 27 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003. “Quan hệ giữa Toà án và Viện kiểm sát trong hoạt động tố tụng hình sự còn có mục đích chung là tìm ra nguyên nhân và điều kiện phạm tội, kiến nghị hoặc yêu cầu các cơ quan hữu quan áp dụng các biện pháp

khắc phục và phòng ngừa tội phạm” 21. Mối quan hệ giữa hoạt động công

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa hoạt động công tố và hoạt động xét xử theo yêu cầu của cải cách tư pháp (Trang 50)