Trong tố tụng hình sự Việt Nam, nguyên tắc của tố tụng hình sự là những tư tưởng và quan điểm chủ đạo được thể chế hoá bằng pháp luật, có ý nghĩa quyết định đến việc xác định và thực hiện các hoạt động tố tụng hình sự và các quan hệ tố tụng hình sự đối với các hình thức và phương thức thực hiện những hoạt động và quan hệ đó. “Nguyên tắc của tố tụng hình sự gắn liền với nhiệm vụ, mục đích của tố tụng hình sự và do vậy, tuân thủ các nguyên tắc của tố tụng hình sự là bảo đảm quan trọng hàng đầu cho việc thực
hiện hiệu quả mục đích và nhiệm vụ của tố tụng hình sự”47.
Nguyên tắc của tố tụng hình sự là cái có trước mô hình cấu trúc của tố tụng hình sự và có trước cả quy định của pháp luật tố tụng hình sự. Nguyên tắc không phải là pháp luật thực định mà là những đòi hỏi pháp lý có tính khái quát cao mang màu sắc lý tưởng, là những yêu cầu, đòi hỏi, là cái cần có. Trong khi đó, pháp luật tố tụng hình sự là cái tồn tại. Cái tồn tại phải được cải biến cho phù hợp với yêu cầu của cái cần có, nhưng trong hiện thực luôn có một khoảng cách giữa hai phạm trù đó.
Có thể lấy ví dụ về nguyên tắc tranh tụng trong cải cách tư pháp hình sự hiện nay ở Việt Nam theo tinh thần của chiến lược cải cách tư pháp. Thực hiện tranh tụng trong tố tụng hình sự là yêu cầu được đặt ra trong chiến lược, nhưng yếu tố tranh tụng có được bao nhiêu trong cả hệ thống tố tụng hình sự, được phản ánh như thế nào trong các chế định và quy phạm pháp luật của tố
tụng hình sự lại là một vấn đề khác. Tuy nhiên, tư tưởng về việc thực hiện tranh tụng luôn là cơ sở, là thước đo cho việc đánh giá tính hoàn thiện của các chế định pháp luật và thực tiễn tư pháp hình sự ở Việt Nam hiện nay.
Có thể phân chia các nguyên tắc kể trên theo các nhóm sau: Nhóm các nguyên tắc có nội dung liên quan yêu cầu về bảo đảm tính pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tố tụng hình sự; Nhóm các nguyên tắc bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân nói chung, quyền của bị can, bị cáo nói riêng trong quá trình tiến hành tố tụng hình sự; Nhóm các nguyên tắc về tính chất của hoạt động tố tụng hình sự; Nhóm các nguyên tắc về sự tham gia của Nhân dân và sự phối hợp, hỗ trợ của các cơ quan Nhà nước khác đối với hoạt động tố tụng hình sự.
Có thể thấy, các nguyên tắc của tố tụng hình sự Việt Nam chứa đựng những tư tưởng chỉ đạo cụ thể, chặt chẽ, rõ ràng, tạo điều kiện cho sự vận dụng chúng trong các hoạt đông tố tụng hình sự. Cơ cấu về số lượng các nguyên tắc của tố tụng hình sự đã cho thấy sự quan tâm thích đáng của Nhà nước ta đối với yêu cầu tôn trọng và bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của con người, của công dân trong qúa trình tố tụng (13/10 nguyên tắc). Các nguyên tắc của tố tụng hình sự hiện hành Việt Nam phản ánh rõ nét tính pha chộn của tố tụng hình sự, trong đó tính chất chủ đạo của nó là tố tụng thẩm vấn với sự tiếp thu một số rất ít các đặc điểm của mô hình tố tụng tranh tụng. Có thể thấy rằng, đây là lĩnh vực của những sự tìm tòi, thể nghiệm vừa nghiêm túc, thận trọng, vừa cầu thị trong quá trình thực hiện Chiến lược cải cách tư pháp ở Việt Nam trong giai đoạn đổi mới vừa qua.
- Nguyên tắc đảm bảo pháp chế xã hội chủ nghĩa:
Đây là nguyên tắc rất quan trọng trong quan hệ giữa Viện kiểm sát và Tòa án, đó cũng là một trong những nguyên tắc rất quan trọng của pháp luật tố tụng hình sự được quy định tại Điều 8 Hiến pháp năm 2013: “Nhà nước được
tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến
pháp và pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ” 35. Và Điều 3
Bộ luật tố tụng hình sự tiếp tục quy định: "Mọi hoạt động tố tụng hình sự của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng
phải được tiến hành theo quy định của Bộ luật này"37.
Theo đó, mọi hoạt động của những người tiến hành tố tụng, cơ quan tiến hành tố tụng phải tuân theo các quy định của luật pháp không được vì lợi ích cục bộ của hai cơ quan mà có những hành vi vi phạm pháp luật , ảnh hưởng đến quyền lợi ích của Nhà nước, Xã hội và của Công dân. Việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử đòi hỏi Viện kiểm sát, Cơ quan Điều tra và Tòa án phải thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan và phải được tiến hành trên cơ sở có căn cứ, đúng pháp luật. Viện kiểm sát và Tòa án trong quá trình giải quyết vụ án hình sự phải luôn tuân thủ những nguyên tắc nhất định, không thể tùy tiện, cũng không thể đơn giản hóa những qui định bắt buộc, vì sự tùy tiện có thể sẽ dẫn đến việc xử lý oan sai, vi phạm các quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, làm mất lòng tin của Nhân dân vào hiệu lực và sự công minh của pháp luật.
- Nguyên tắc tôn trọng và bảo vệ các quyền cơ bản của công dân:
Do đặc điểm của hoạt động tố tu ̣ng hình sự của Viện kiểm sát và Tòa án thường xuyên đụng chạm đến các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, trong khi chế độ xã hội chủ nghĩa chúng ta luôn coi trọng con người và mọi hoạt động đều phục vụ lợi ích của con người. Chính vì vậy, Hiến pháp năm 2013 đã quy định tại Chương II những quyền con người, quyền cơ bản của công dân đó là: Quyền bình đẳng trước pháp luật, quyền bất khả xâm phạm về thân thể, quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín...
Bộ luật tố tụng hình sự nước ta đã quy định việc tôn trọng, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân tại các Điều 4, 5, 6, 7, 8, 9, 11, 31 là
một trong những nhiệm vụ quan trọng đòi hỏi các cơ quan tiến hành tố tụng khi thực hiện chức năng nhiệm vụ phải tuân thủ, điều đó chính là bản chất tốt đẹp của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa luôn đề cao và tôn trọng các quyền và lợi ích con người.
Nguyên tắc này đòi hỏi các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trong quá trình tiến hành các hoạt động tố tụng phải đảm bảo và tôn trọng các quyền lợi ích cơ bản của công dân, nhất là quyền bất khả xâm phạm về thân thể, quyền tự do đi lại, quyền bất khả xâm phạm về nơi ở, quyền được đảm bảo bí mật và an toàn thư tín , điện thoại, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm... Vì vậy, Viện kiểm sát và Tòa án khi tiến hành các hoạt động tố tụng nhằm xác định sự thật của vụ án, nhưng có nghĩa vụ tôn trọng và đảm bảo các quyền lợi của công dân, nhất là khi áp dụng các biện pháp ngăn chặn liên quan đến quyền, lợi ích của công dân như: "bắt, tạm giữ, tạm giam, khám xét, kiểm tra thư tín điện tín, kê biên tài sản..."37.
Hoạt động bắt người, khám xét nơi ở, địa điểm, khám xét người, thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm… phải có căn cứ và được tiến hành theo đúng quy định của pháp luật. Không ai có thể bị bắt khi không có quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát. Khi áp dụng các biện pháp ngăn chặn, hoặc các hoạt động điều tra như: Hỏi cung bị can, đối chất, thực nghiệm điều tra … người tiến hành tố tụng không được sử dụng nhục hình, bức cung, mớm cung xúc phạm danh dự, nhân phẩm của những người tham gia tố tụng, đồng thời các cơ quan tiến hành tố tụng phải kịp thời phát hiện những thiếu sót, sai lầm trong hoạt động điều tra, truy tố và xét xử để khắc phục, kể cả việc phải bồi thường thiệt hại do các hoạt động tố tụng không đúng pháp luật gây ra.
- Nguyên tắc xác định sự thật của vụ án:
Việc xác định sự thật vụ án là trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng được thực hiện theo chức năng nhiệm vụ và quyền hạn của mình trong đó
Cơ quan Điều tra chịu trách nhiệm chính trong việc phát hiện, điều tra khám phá tội phạm, thu thập chứng cứ để làm rõ tội phạm, đồng thời phải chịu trách nhiệm về kết quả điều tra của mình . Viện kiểm sát thực hành quyền công tố , kiểm sát việc tuân theo pháp luật tố tụng hình sự đối với Cơ quan Điều tra khi tiến hành hoạt động điều tra và quyết định việc truy tố, Tòa án chịu trách nhiệm trong quá trính xét xử.
Việc xác định sự thật của vụ án được coi là điều rất quan trọng, đảm bảo cho việc xử lý đúng người, đúng tội, đúng pháp luật; không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội. Đó cũng là cơ sở đảm bảo cho các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự thực hiện nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa trong hoạt động tố tụng hình sự . Điều 10 Bộ luật tố tụng hình sự , khoản 2 Điều 5 Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự quy định rõ trách nhiệm của Viện kiểm sát , Cơ quan Điều tra và Tòa án trong việc xác định sự thật của vụ án.
Nội dung của nguyên tắc này đòi hỏi Viện kiểm sát , Tòa án và những người tiến hành tố tụng phải thực hiện nghiêm túc các quy định của luật tố tụng, coi việc khởi tố, điều tra, truy tố và xác định sự thật của vụ án vừa là nhiệm vụ, và cũng là mục tiêu cần phải đạt được khi có tội phạm xảy ra. Để thực hiện được điều này, cả ba cơ quan này phải phối hợp chặt chẽ với nhau, tạo điều kiện thuận lợi cho nhau trong quá trình giải quyết vụ án hình sự. Khi giải quyết vụ án hình sự phải dựa vào những chứng cứ đã được thu thập để xem xét đánh giá một cách khách quan, toàn diện về hành vi, tính chất mức độ nguy hiểm, hậu quả. Tránh việc thu thập chứng cứ, đánh giá chứng cứ một chiều, phiến diện, chủ quan… Có như vậy mới đảm bảo việc giải quyết vụ án đúng đắn, hạn chế được những sai sót đáng tiếc có thể xảy ra.
- Nguyên tắc cấp dưới chịu sự chỉ đạo của cấp trên trong tố tụng hình sự: Cấp dưới chịu sự chỉ đạo của cấp trên là nguyên tắc chung trong hệ thống tổ chức bộ máy Nhà nước ta. Nguyên tắc này giúp cho cơ quan cấp trên
có thể giám sát, chỉ đạo hoạt động của cơ quan cấp dưới tạo sự thống nhất đồng bộ trong việc thực hiện các yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra.
Ngoài ra nguyên tắc này được thể hiện trong các quy định của pháp luật tố tụng hình sự như quy định tại Điều 8 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002: "Viện kiểm sát nhân dân do Viện trưởng lãnh đạo. Viện trưởng Viện kiểm sát cấp dưới chịu sự lãnh đạo của Viện trưởng Viện kiểm
sát nhân dân cấp trên..." 39 và Điều 17 Luật tổ chức Toà án nhân dân c ũng
quy đi ̣nh “Toà án nhân dân tối cao quản lý các Toà án nhân dân địa phương về tổ chức có sự phối hợp chặt chẽ với Hội đồng nhân dân địa phương. Toà án nhân dân tối cao quản lý các Toà án quân sự về tổ chức có
sự phối hợp chặt chẽ với Bộ Quốc phòng” 38.
Trong mỗi ngành nguyên tắc này được thực hiện thông qua chế độ báo cáo, thỉnh thị về nghiệp vụ, cấp trên giám sát, kiểm tra hoạt động nghiệp vụ của cấp dưới; phát hiện những sai sót, tồn tại của cấp dưới, tổ chức rút kinh nghiệm, hướng dẫn, chỉ đạo hoạt động đối với cấp dưới.
Đặc biệt nguyên tắc cấp dưới chịu sự lãnh đạo của cấp trên còn thể hiện ở tính hiệu lực của các quyết định của cơ quan cấp trên cao hơn quyết định của cấp dưới. Ví dụ: Trong quá trình kiểm sát điều tra, Viện kiểm sát cấp trên có quyền hủy các quyết định trái pháp luật của Viện kiểm sát cấp dưới . Nguyên tắc này chỉ được áp dụng theo ngành dọc để đảm bảo việc thực hiện nhiệm vụ được tốt hơn trong các hoạt động giải quyết vụ án hình sự.