thẩm nhân dân trong xét xử.
- Tăng cường thanh tra, kiểm tra, đánh giá, xử lý kịp thời, nghiêm minh những cán bộ yếu kém, vi phạm kỷ luật.
- Thống nhất đầu mối đào tạo nghề nghiệp cho các chức danh tư pháp, riêng Điều tra viên do Bộ Công an đào tạo.
1.3.6. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, đổi mới chế độ, chính sách đảm bảo điều kiện cho cơ quan, cán bộ tư pháp hoạt động hiệu quả
- Đảm bảo đủ các điều kiện tối thiểu về trụ sở, phương tiện làm việc để từng bước hiện đại hóa các cơ quan tư pháp phù hợp với chủ trương tăng thẩm quyền xét xử cho các Tòa án cấp huyện.
- Chính sách, chế độ lương, phụ cấp trách nhiệm, đãi ngộ phù hợp với đặc thù và vị trí tôn vinh của nghề nghiệp các chức danh tư pháp.
1.3.7. Đổi mới và củng cố mối quan hệ giữa hệ thống tư pháp với Nhân dân Nhân dân
- Huy động sự tham gia rộng rãi và tích cực của nhân dân vào công tác tư pháp, phòng chống vi phạm pháp luật ngay ở địa bàn dân cư; nâng cao hiệu quả của các hình thức giải quyết tranh chấp ngoài Tòa án như hòa giải, trọng tài góp phần xử lý đúng, nhanh chóng các mâu thuẫn, khiếu kiện trong Nhân dân, giảm nhẹ công việc cho Tòa án và các cơ quan Nhà nước khác.
- Tăng cường và nâng cao hiệu quả giám sát của các cơ quan đại biểu Nhân dân, các tổ chức xã hội và Nhân dân đối với cơ quan hoạt động tư pháp. Đẩy mạnh công cuộc giải thích pháp luật, phổ biến, giáo dục pháp luật về tư pháp, nhất là thông qua các hoạt động tư pháp cụ thể như các phiên tòa xét xử lưu động của Tòa án để nâng cao ý thức pháp luật của Nhân dân, tăng cường sự hiểu biết và niềm tin của Nhân dân vào cơ quan tư pháp và nền công lý nước nhà.
Chương 2
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ
MỐI QUAN HỆ GIỮA HOẠT ĐỘNG CÔNG TỐ VÀ XÉT XỬ