Tăng cường công tác quản lý chi phí, hạ giá thành sản phẩm

Một phần của tài liệu Luận văn: Đánh giá thực trạng tài chính và các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty in tài chính (Trang 77 - 78)

Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty In tài chính

3.2.5Tăng cường công tác quản lý chi phí, hạ giá thành sản phẩm

Quản lý tốt chi phí là điều tiền đề giúp công ty hạ giá thành sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty trên thị trường. Trong năm 2008, các khoản như giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp cũng như các khoản chi phí khác đều tăng cho thấy công ty cần chú trọng hơn trong việc quản lý các khoản chi phí này. Vì vậy, để làm tốt vấn đề tiết kiệm chi phí, trong năm tới công ty cần làm tốt các nhiệm vụ cơ bản sau:

Năm 2008, công ty đã chú trọng đổi mới trang thiết bị, máy móc ở tất cả các bộ phận như: sản xuất, quản lý, phục vụ tiêu thụ sản phẩm...góp phần tích cực trong việc giảm chi phí sản xuất tạo cơ sở cho việc hạ giá thành sản phẩm. Đây chính là nền tảng thực hiện mục tiêu hạ giá thành trong năm 2009.

Tiếp đến, công tác tổ chức sản xuất được bố trí một cách linh hoạt và hợp lý , tận dụng tối đa công suất của máy móc, đảm bảo quá trình sản xuất diễn ra liên tục , nhịp nhàng, tránh những thiệt hại do sản xuất trì trệ gây ra.

Công ty cần sắp xếp, bố trí cơ cấu lao động hợp lý, có quy chế thưởng phạt rõ ràng nhằm khuyến khích tinh thần nhiệt tình sáng tạo trong công việc của người lao động, góp phần nâng cao hiệu suất hoạt động của công ty.

Xây dựng định mức tiêu hao nguyên vật liệu phù hợp với điều kiện cụ thể của công ty và đặc điểm chung của ngành nghề kinh doanh. Quản lý chặt chẽ các khoản chi phí thông qua các hóa đơn chứng từ đầu vào, cắt giảm một số khoản chi phí không cần thiết. Định kỳ, cần có những báo cáo tổng kết để đánh giá về tình hình chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm nhằm giúp công ty theo dõi sát sao từng biến động của mỗi khoản mục chi phí, từ đó đề xuất những giải pháp cụ thể để hạ giá thành sản phẩm như giảm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí bảo quản, lưu kho, lựa chọn nhà cung cấp phù hợp để đảm bảo có nguồn vật tư đều đặn, giá cả hợp lý, chất lượng tốt...

Một phần của tài liệu Luận văn: Đánh giá thực trạng tài chính và các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty in tài chính (Trang 77 - 78)