Doanh nghiệp có tăng trưởng, tốc độ tăng trưởng gia tăng và gia tăng thị phần chính là cơ sở để gia tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. Vì thế, tăng trưởng và phân tích tăng trưởng là vấn đề được các doanh nghiệp đặc biết quan tâm khi tiến hành phân tích tài chính doanh nghiệp. Với mỗi doanh nghiệp khác nhau, vấn đề tăng trưởng đặt ra theo các tiêu chuẩn khác nhau:
- Các doanh nghiệp vừa và nhỏ: khi phát triển để bù đắp cho việc tăng chi phí phải chú ý hạn chế tốc độ tăng trưởng quá nhanh. Bởi vì, trong trường hợp này doanh nghiệp thường huy động đến nguồn tài trợ từ bên ngoài quá nhiều, dẫn đến có thể làm mất quyền kiểm soát của doanh nghiệp,
- Đối với các doanh nghiệp lớn, có thể dựa vào nguồn tài trợ từ bên ngoài để đảm cho tăng trưởng. Các doanh nghiệp này cần đảm bảo sự ổn định, cân bằng giữa nguồn vốn chủ sở hữu với các khoản nợ phải trả để giảm mạo hiểm về tài chính. Tăng trưởng chỉ được coi là cân bằng khi doanh nghiệp có khả năng sinh lời cao phối hợp với tác động của hệ số nợ mang giá trị dương.
Để thấy rõ khả năng tăng trưởng của doanh nghiệp, cần dựa vào sự phân loại tăng trưởng như tăng trưởng cân bằng, tăng trưởng quá nhanh, tăng trưởng không kiềm chế được, tăng trưởng hi vọng, tăng trưởng chu kỳ, tăng trưởng thấp, tăng trưởng bị chậm lại.
Phân tích đánh giá tăng trưởng được bắt đầu từ việc nghiên cứu, xác định tốc độ tăng trưởng bền vững của doanh nghiệp. Đây là tốc độ tăng trưởng tối đa trong sự phù hợp với tốc độ tăng doanh thu mà vẫn không làm cạn kiệt nguồn lực. Tiếp theo, tiến hành so sánh tốc độ tăng trưởng mục tiêu với tốc độ tăng trưởng bền vững.
Tốc độ tăng trưởng được xác định theo công thức g = ROE x k
g = Doanh thu x Lợi nhuận x Tài sản x k
Trong đó g: tốc độ tăng trưởng bền vững k: tỷ lệ lợi nhuận tái đầu tư