Đánh giá tình hình thanh toán và khả năng thanh toán của công ty

Một phần của tài liệu Luận văn: Đánh giá thực trạng tài chính và các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty in tài chính (Trang 51 - 58)

Đánh giá thực trạng tài chính của công ty In tài chính 2.1 Tổng quan về công ty In tài chính

2.2.2.1Đánh giá tình hình thanh toán và khả năng thanh toán của công ty

Đánh giá tình hình thanh toán của công ty

Để đánh giá tình hình thanh toán của công ty trong năm 2008, hiểu rõ hơn các khoản phải thu, phải trả của công ty trước hết ta đi xem xét hai tỷ số sau:

Chỉ tiêu phản ánh tình hình thanh toán năm 2008

Chỉ tiêu Đầu năm

(1) Cuối năm (2) Chênh lệch (3)=(2)-(1) Tỷ lệ tổng số phải thu/ VLĐ 38,12% 37,32% - 0,8% Tỷ lệ tổng số phải trả / VLĐ 50,59% 160,18% 109,59% Dựa vào bảng trên ta có thể thấy, tỷ lệ số phải thu trên VLĐ có xu hướng giảm về cuối năm. Đây là dấu hiệu tốt cho thấy công tác quản lý các khoản phải thu của công ty trong năm qua là có hiệu quả. Tuy nhiên, tỷ lệ số phải trả trên VLĐ lại có sự tăng lên đột biến vào cuối năm, và nếu tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng lớn tới khả năng thanh toán của công ty. Song để đánh giá một cách chính xác, đồng thời thấy rõ hơn thực trạng vốn bị chiếm dụng và đi chiếm dụng của công ty trong năm qua ra sao thông qua bảng 08

Căn cứ vào số liệu bảng 08 ta thấy: Tổng số các khoản phải thu năm 2007 lớn hơn tổng số các khoản phải trả là 3003,18 trđ trong khi năm 2008

tổng số các khoản phải thu lại nhỏ hơn các khoản phải trả 4.698,66 trđ. Nguyên nhân của việc giảm các khoản vốn bị chiếm dụng đồng thời tăng các khoản vốn chiếm dụng này là gì? Để hiểu rõ vấn đề này ta đi xem xét chi tiết:

- Tính tới thời điểm cuối năm 2008, tổng các khoản phải thu giảm 4.039,48 trđ tương ứng với tỷ lệ giảm 16%. Các khoản phải thu này giảm đi là do hai khoản mục chiếm tỷ trọng lớn là phải thu khách hàng và trả trước cho người bán giảm. Tuy nhiên, việc giảm các khoản phải thu không phải do công ty thắt chặt tín dụng đối với khách hàng mà do doanh nghiệp áp dụng chiết khấu thanh toán để khuyến khích khách hàng trả tiền sớm bên cạnh chính sách bán chịu trước đây nên doanh thu vẫn tăng với tỷ lệ 8,1%. Bên cạnh đó, công ty đã tạo được nền tảng và sự tin cậy đối với nhà cung cấp nên không cần đọc cọc tiền hàng hoặc đặt cọc với tỷ lệ nhỏ hơn trước từ 5-10% làm cho khoản mục trả trước cho người bán giảm.

- Tổng các khoản phải trả cuối năm 2008 tăng thêm 3662,71 trđ so với đầu năm ứng với tỷ lệ tăng 16,5% chủ yếu là do phải trả người bán tăng còn các khoản mục khác đều giảm. Phải trả người bán tăng 8.392,36 trđ ứng với tỷ lệ tăng khá cao 128,9% cho thấy công ty đã tạo được uy tín với nhà cung cấp, tăng được lượng vốn ngắn hạn mà không phải trả chi phí, tuy nhiên khoản phải trả tăng với tỷ lệ cao như trên cũng làm ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng thanh toán của công ty.

Tóm lại, trong năm 2008, công ty bị chiếm dụng 21.168,35 trđ và đi chiếm dụng 25.867,36 trđ, số vốn đi chiếm dụng lớn hơn số vốn bị chiếm dụng 4.698,66 trđ. Đây là một dấu hiệu tốt cho thấy uy tín của công ty đối với nhà cung cấp đã tăng lên đáng kể, công ty có thêm một khoản vốn ngắn hạn phục vụ cho sản xuất kinh doanh mà không cần trả lãi vay. Nhưng để đánh giá một cách đúng đắn và chính xác hơn, ta đi xem xét các chỉ tiêu về khả năng thanh toán.

Đánh giá khả năng thanh toán

Xem xét khả năng thanh toán của công ty qua bảng 09

Hệ số khả năng thanh toán tổng quát cả hai năm 2007 và 2008 đều lớn hơn 1 nhưng lại có xu hướng giảm dần vào cuối năm 2008. Nếu như năm 2007, một đồng nợ phải trả được đảm bảo bởi 3,27 đồng tài sản thì sang năm 2008 một đồng nợ phải trả chỉ được đảm bảo bởi 1,85 đồng tài sản. Hệ số khả năng thanh toán năm 2008 giảm xuống là do tốc độ tăng của tổng tài sản chậm hơn rất nhiều so với tốc độ tăng của nợ phải trả. Căn cứ vào bảng trên ta thấy, tổng tài sản tăng là 53,9% trong khi tốc độ tăng của nợ phải trả là 171,5% gấp 3,18 lần tốc độ tăng của tổng tài sản. Tuy nhiên, với những con số trên vẫn cho thấy công ty hoàn toàn có thể đủ khả năng thanh toán các khoản nợ bằng tài sản hiện có của mình.

 Hệ số khả năng thanh toán hiện thời ( hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn)

Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty tính đến cuối năm 2008 bị giảm 1,28 lần ứng với tỷ lệ giảm 39,6% so với thời điểm cuối năm 2007. Nguyên nhân giảm là do tốc độ tăng của nợ ngắn hạn là 42% trong khi tài sản ngắn hạn không những không tăng mà vào thời điểm cuối năm lại giảm 14,2%. Mặc dù khả năng thanh toán hiện thời cuối năm giảm nhưng vẫn lớn hơn 1, do đó công ty vẫn có đủ tài sản ngắn hạn để đảm bảo chi trả cho các khoản nợ ngắn hạn.

Tuy nhiên, hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn chưa thể phản ánh chính xác khả năng thanh toán của công ty bởi tài sản ngắn hạn gồm cả những tài sản có tính thanh khoản cao và những tài sản có khả năng chuyển đổi thành tiền thấp. Do đó ta cần xem xét tiếp một số hệ số khả năng thanh toán sau:

 Hệ số khả năng thanh toán nhanh

Cũng như các hệ số khả năng thanh toán trên, hệ số khả năng thanh toán nhanh cũng có chiều hướng giảm về cuối năm 2008. Nếu như, năm 2007 cứ một đồng nợ ngắn hạn được bảo đảm bởi 2,24 đồng tài sản có tính thanh khoản cao (tiền, tương đương tiền, các khoản đầu tư tài chính thời hạn dưới 3 tháng) thì năm 2008 một đồng nợ ngắn hạn được chỉ bảo đảm bằng 1,23 đồng tài sản có khả năng chuyển đổi thành tiền mặt cao. Như vậy, cuối năm đã giảm so với đầu năm 1,01 lần là do năm 2008 tài sản ngắn hạn giảm, lượng

tiền mặt trong quỹ giảm, trong khi hàng tồn kho lại tăng lên. Nhưng hệ số khả năng thanh toán nhanh của công ty cả hai năm đều lớn hơn 1 nên công ty vẫn trong giới hạn an toàn về khả năng thanh toán, có khả năng chi trả tốt các khoản nợ ngắn hạn. Đây là điều mà các chủ nợ mong muốn khi ra quyết định cho công ty vay vốn ngắn hạn. Tuy nhiên, hệ số khả năng thanh toán nhanh giảm 45,2% là một tốc độ giảm nhanh. Do đó, công ty cần chú trọng hơn trong công tác quản lý hàng tồn kho, dự trữ tiền mặt phù hợp để đảm bảo thanh toán các khoản nợ đúng hạn.

 Hệ số khả năng thanh toán tức thời

Qua số liệu trong bảng 09 ta thấy, hệ số thanh toán tức thời năm 2008 đã giảm 0,55 lần tương ứng với tỷ lệ giảm 57,2% so với năm 2007. Đây là một sự sụt giảm rất lớn cho thấy khả năng thanh toán tức thời các khoản nợ khi chủ nợ yêu cầu của công ty đang gặp vấn đề. Nguyên nhân dẫn đến sự sụt giảm này là do lượng tiền và các khoản tương đương tiền giảm sút với tốc độ nhanh, năm 2008 giảm 38,6% so với năm 2007 đồng thời nợ ngắn hạn lại tăng lên nhanh chóng ( 42%). Vì vậy, mà trong năm tới doanh nghiệp cần lên kế hoạch trả nợ chi tiết, để đảm bảo với số tiền hiện có trong quỹ có thể đảm bảo chi trả các khoản nợ đến hạn hoặc các khoản nợ chưa đến hạn nhưng chủ nợ yêu cầu để giữ uy tín của công ty.

 Hệ số khả năng thanh toán lãi vay

Hệ số khả năng thanh toán lãi vay giảm từ 15,2% năm 2007 xuống còn 12% năm 2008. Chỉ tiêu này giảm đi là do tốc độ tăng của lợi nhuận trước lãi vay và thuế chậm hơn tốc độ tăng của lãi vay phải trả. Lợi nhuận trước lãi vay và thuế năm 2008 giảm 2,2% trong khi lãi vay phải trả tăng 23,9%. Tuy nhiên, hệ số này ở hai năm đều ở mức cao cho thấy công ty hoàn toàn có thể bù đắp lãi vay bởi số lợi nhuận trước lãi vay và thuế.

Qua quá trình phân tích khả năng thanh toán của công ty In tài chính, có thể rút ra một số nhận xét sau:

Nhìn chung, năm 2008 tất cả các hệ số về khả năng thanh toán của công ty đều giảm sút so với năm 2007, và một số hệ số giảm với tốc độ nhanh như hệ số khả năng thanh toán nhanh, hệ số khả năng thanh toán tức thời…Tuy

nhiên, cũng phải thấy rằng với các kết quả tính được ở bảng 09 công ty vẫn hoàn toàn đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và thực tế cũng cho thấy trong năm công ty không có khoản nợ nào quá hạn cả. Nhưng để năm 2009 duy trì và cải thiện khả năng thanh toán nhanh, tức thời các khoản nợ khi có yêu cầu công ty cần tăng dự trữ tiền mặt, giảm hàng tồn kho xuống mức hợp lý và tăng tỷ trọng vốn chủ sở hữu.

2.2.2.2 Về cơ cấu nguồn vốn và cơ cấu tài sản

2.2.2.2.1 Cơ cấu nguồn vốn của công ty

Các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu nguồn vốn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp. Thông qua các chỉ tiêu này, chúng ta đánh giá được mức độ độc lập về mặt tài chính, mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính cũng như mức độ an toàn về mặt tài chính của doanh nghiệp.

Để xem xét cơ cấu nguồn vốn của công ty, ta đi xem xét các chỉ tiêu hệ số nợ, hệ số vốn chủ sở hữu, tỷ suất nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu thông qua bảng 10:

Bảng 10: Tình hình cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp tại thời điểm 31/12/2007-31/12/2008 Chỉ tiêu Đvt Năm 2008 Năm 2007 Chênh lệch Giá trị Tỷ lệ tăng giảm (%) (1) (2) (3) (4) (5)=(3)-(4) (6)=(5)/(4) 1.Nợ phải trả Trđ 90.857,33 33.460,42 57.396,91 171,5 2.Vốn chủ sở hữu Trđ 77.601,46 76.000,07 1.601,39 2,1 3.Tổng nguồn vốn Trđ 168.458,79 109.460,49 58.998,3 53,9 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4. Hệ số nợ % 53,93 30,57 23,36 76,415.Hệ số vốn chủ sở hữu % 46,07 69,43 23,36 -33,65 5.Hệ số vốn chủ sở hữu % 46,07 69,43 23,36 -33,65 6.Tỷ suất nợ trên vốn

chủ sở hữu Lần 0,85 2,27 -1,42 -62,6

( Nguồn báo cáo tài chính năm 2008 công ty In tài chính) Từ bảng số liệu trên, có thể thấy hệ số nợ của công ty năm 2007 ở mức khá an toàn ( HD = 30,57% ). Nhưng sang năm 2008, hệ số nợ của công ty đã tăng thêm 23,36% và ở mức độ tương đối cao 53,93%. Ngược lại, hệ số vốn chủ sở hữu giảm đi một lượng tương ứng 23,36%. Nếu năm 2007 hệ số vốn chủ sở hữu là 69,43% thì đến cuối năm 2008 hệ số này chỉ còn 46,07%. Điều này cho thấy năm 2008, công ty sử dụng nhiều nợ vay hơn và tốc độ tăng của nợ phải trả nhanh hơn tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu. Thật vậy, căn cứ vào bảng phân tích tình hình nguồn vốn của công ty, thấy trong năm công ty tăng cả nợ ngắn hạn và nợ dài hạn với tốc độ tăng là 171,5% trong khi tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu chỉ là con số cực kỳ khiêm tốn 2,1%. Đây là dấu hiệu không tốt cho thấy sự sụt giảm về tính độc lập cũng như khả năng tự chủ về mặt tài chính của công ty.

Mặt khác xem xét tỷ trọng nợ trên vốn chủ sở hữu ta thấy: năm 2007, một đồng nợ phải trả được bảo đảm bởi 2,27 đồng vốn chủ sở hữu; năm 2008, một đồng nợ phải trả chỉ được bảo đảm bởi 0,85 đồng vốn chủ sở hữu. Tỷ suất nợ trên vốn chủ sở hữu giảm xuống làm cho mức độ đảm bảo nợ vay bằng vốn chủ sở hữu cũng giảm đáng kể.

Như vậy, năm 2008 công ty đã sử dụng nhiều nợ vay hơn chứng tỏ công ty đang sử dụng đòn bẩy tài chính ở mức độ cao để góp phần gia tăng lợi ích cho chủ doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc hệ số nợ tăng cao như vậy vẫn là dấu hiệu cho thấy rủi ro tài chính gia tăng và có thể dẫn tới mất khả năng thanh toán. Do đó, công ty nên tiếp tục đề ra các biện pháp nhằm quản lý và sử dụng lượng vốn vay hợp lý.

2.2.2.2.2 Về cơ cấu tài sản của công ty

Cơ cấu tài sản cho biết mối tương quan giữa tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn, giữa tài sản cố định và tài sản lưu động. Qua đó thấy được tình hình

phân bổ vốn cũng như chính sách đầu tư của doanh nghiệp đã hợp lý và hiệu quả hay chưa, đã phù hợp với điều kiện cụ thể của doanh nghiệp và tính chất ngành nghề kinh doanh hay chưa? Để đánh giá cơ cấu tài sản của doanh nghiệp ta đi xem xét số liệu trong bảng sau:

Bảng 11: Tình hình cơ cấu tài sản của doanh nghiệp tại thời điểm 31/12/2007- 31/12/2008 Chỉ tiêu Đvt Năm 2008 Năm 2007 Chênh lệch Số tiền Tỷ lệ % tăng (giảm) (1) (2) (3) (4) (5)=(3)-(4) (6)=(5)/(4) 1. TSNH Trđ 56.722,889 66.134,16 -9.411,29 -14,2 2. TSDH Trđ 111.735,91 43.326,33 68.409,58 157,9 3.Tổng tài sản Trđ 168.458,79 109.460,49 58.998,3 53,89 4.Tỷ suất đầu tư

vào TSNH % 33,7 60,4 -26,7 -44,3

5.Tỷ suất đầu tư

vào TSDH % 66,3 39,6 26,7 67,6

(Nguồn báo cáo tài chính năm 2008 công ty In tài chính)

Thông qua bảng số liệu ta thấy, trong năm 2008 doanh nghiệp có sự chuyển biến đột biến trong tỷ trọng đầu tư vào tài sản dài hạn. Nếu như năm 2007 tỷ trọng đầu tư vào tài sản ngắn hạn chiếm chủ yếu (60,4%) thì tính đến cuối năm 2008 tỷ trọng đầu tư vào tài sản ngắn hạn chỉ chiếm 33,7% trong khi tỷ trọng đầu tư vào tài sản dài hạn là 66,3%. Như vậy trong năm tỷ trọng đầu tư vào tài sản ngắn hạn giảm 26,7% thay vào đó tỷ trọng đầu tư vào tài sản dài hạn tăng 26,7%.

Nguyên nhân của sự chuyển biến mạnh này là do trong năm công ty đẩy mạnh đầu tư vào tài sản cố định cả TSCĐHH, TSCĐ vô hình và TSCĐ thuê tài chính đều tăng lên. Bên cạnh đó chi phí xây dựng cơ bản dở dang cũng tăng đáng kể 459% so với năm 2007. Đó là nguyên nhân chủ yếu làm cho tài sản dài hạn có bước nhảy dài về tỷ trọng đầu tư. Tính tới thời điểm cuối năm 2007, phần lớn máy móc thiết bị dùng cho sản xuất đã hết thời hạn khấu hao và cần thanh lý. Do đó, việc đầu tư cho mua sắm máy móc thiết bị trong năm

2008 là tất yếu. Hơn nữa, chi phí để mua sắm được những máy in hiện đại có sự khác biệt ở bộ số nhảy so với các công ty in ấn khác là rất lớn nhưng công ty vẫn quyết định đầu tư để có được lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Mặt khác, để đáp ứng cho yêu cầu sản xuất, kinh doanh và đảm bảo chất lượng sản phẩm cũng như nguyên vật liệu dự trữ không bị hỏng (do nguyên vật liệu dự trữ chủ yếu là giấy, mực in, bản kẽm cần bảo quản kỹ lưỡng) nên công ty cũng đầu tư xây dựng thêm các kho đủ tiêu chuẩn bảo quản thay cho các kho chứa hàng cũ… Vì vậy, tỷ trọng đầu tư vào tài sản dài hạn tăng lên đột biến là điều dễ hiểu và hoàn toàn hợp lý.

Như vậy, qua phân tích ở trên , công ty đang có hướng đi đúng khi quyết định thay đổi cơ cấu tài sản theo hướng hiện đại, tăng tỷ trọng đầu tư vào tài sản cố định, đầu tư đổi mới công nghệ, máy móc thiết bị để nâng cao năng suất lao động cũng như năng lực cạnh tranh của công ty trên thị trường. Tuy nhiên, để hạn chế rủi ro trong thanh toán công ty cần xác đinh lượng dự trữ tiền mặt, tiền gửi phù hợp tránh việc giảm tiền dự trữ khi không có nhu cầu bắt buộc.

Một phần của tài liệu Luận văn: Đánh giá thực trạng tài chính và các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty in tài chính (Trang 51 - 58)