Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Một phần của tài liệu Luận văn: Đánh giá thực trạng tài chính và các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty in tài chính (Trang 27 - 29)

Quản lý vốn lưu động cần phải quản lý một số khoản mục chủ yếu sau: Quản lý vốn bằng tiền

 Để quản lý vốn bằng tiền trước tiên, doanh nghiệp cần xác định mức dự trữ tiền mặt một cách hợp lý. Khi đó, doanh nghiệp sẽ đảm bảo được khả năng thanh toán, nắm bắt kịp thời cơ hội đầu tư cũng như ứng phó kịp thời các rủi ro bất thường.

 Kiểm soát chặt chẽ các khoản phải thu chi bằng tiền. Doanh nghiệp cần xây dựng các nội quy, quy chế về quản lý các khoản thu chi bằng tiền, phân định rõ trách nhiệm trong việc quản lý tiền mặt giữa thủ quỹ và kế toán tiền mặt nhằm tránh tình trạng lạm dụng tiền mặt để mưu lợi cá nhân.

 Tất cả các khoản chi tiêu bằng tiền đều phải thông qua quỹ và có hóa đơn, giấy chứng nhận rõ ràng.

 Tăng quá trình thu tiền và làm chậm đi quá trình chi tiền, dự đoán được thời gian chi trả để tận dụng vốn bằng tiền dư thừa trong những khoản thời gian nhất định, thực hiện các dự án đầu tư ngắn hạn để gia tăng mức sinh lời của đồng tiền.

Quản lý vốn tồn kho dự trữ

 Xác định đúng lượng vật tư, hàng hóa cần dự trữ trong kỳ, tránh tình trạng gián đoạn kinh doanh do thiếu vật tư, hàng hóa.

 Thường xuyên theo dõi sự biến động của thị trường đầu vào, đưa ra những dự đoán về diễn biến của thị trường này để kịp thời có biện pháp phòng ngừa rủi ro như: trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho, mua bảo hiểm hàng hóa…

 Lựa chọn mô hình quản lý hàng tồn kho phù hợp, từ nguồn cung cấp vật tư, hàng hóa đến khâu dự trữ, bảo quản hàng tồn kho.

 Nắm vững tình hình dự trữ hàng tồn kho, phát hiện kịp thời tình trạng ứ đọng vật tư, hàng hóa để có biện pháp giải phóng vật tư ứ đọng.

Quản lý các khoản phải thu

Để quản lý tốt các khoản phải thu, doanh nghiệp cần thực hiện các biện pháp sau:

 Căn cứ vào tình hình thực tế của doanh nghiệp, xây dựng chính sách tín dụng hợp lý, xác định rõ mức độ nợ phải thu.

 Phân tích khách hàng, xác định đối tượng bán chịu cũng như những điều khoản thanh toán cụ thể.

 Thực hiện các hình thức khuyến khích khách hàng thanh toán sớm như: giảm giá hàng bán, chiết khấu thanh toán, chiết khấu thương mại…

 Thường xuyên theo dõi các khoản nợ phải thu, thực hiện phân loại nợ. Đôn đốc khách hàng thanh toán đúng hạn, có những biện pháp cứng rắn khi

cần thiết để tránh tình trạng vốn của doanh nghiệp bị chiếm dụng lớn, tình trạng nợ xấu, nợ khò đòi.

 Trích lập dự phòng đối với các khoản nợ phải thu khó đòi phát sinh để thực hiện bảo toàn vốn.

Một phần của tài liệu Luận văn: Đánh giá thực trạng tài chính và các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty in tài chính (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w