Về tình hình nguồn vốn của công ty

Một phần của tài liệu Luận văn: Đánh giá thực trạng tài chính và các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty in tài chính (Trang 43 - 47)

Đánh giá thực trạng tài chính của công ty In tài chính 2.1 Tổng quan về công ty In tài chính

2.2.1.2Về tình hình nguồn vốn của công ty

Tình hình cơ cấu và nguồn vốn kinh doanh được thể hiện ở bảng 04. Tổng nguồn vốn của công ty tại thời điểm cuối năm là 168.458,79 trđ, tăng 59.052,3 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 53,97%. Trong đó vốn chủ sở hữu tăng 1.601,39 trđ ứng với tỷ lệ tăng 2,1%; nợ phải trả tăng 57.396,91 trđ ứng với tỷ lệ tăng 171,5%. Như vậy tốc độ tăng của nợ phải trả lớn hơn rất nhiều so với tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu làm cho tỷ trọng nợ phải trả tăng lên và tỷ trọng vốn chủ sở hữu giảm xuống. Tuy nhiên, điều đáng nói ở đây là năm 2008, đi cùng với sự thay đổi cơ cấu về tài sản là sự thay đổi về cơ cấu nguồn vốn. Năm 2007, vốn chủ sở hữu chiếm đến 69,5% thì sang năm 2008 nợ phải trả đã thay thế vị trí quá bán và chiếm đến 54%. Tuy nhiên để đánh giá xem doanh nghiệp đang ở thế mất cân bằng hay vẫn đảm bảo được sự an toàn về mặt tài chính thì cần đi vào xem xét một cách cụ thể:

 Vốn chủ sở hữu

Tại thời điểm cuối năm 2008, vốn chủ sở hữu của công ty in tài chính tăng thêm 1.601,39 trđ (2,1%). Vốn chủ sở hữu tăng thêm là do vốn đầu tư của chủ sở hữu tăng 1.448,11 trđ trong đó vốn do ngân sách nhà nước cấp là

5,15 trđ ứng với tỷ lệ tăng 3,6%, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối cũng tăng thêm 275,62 trđ (12,4%), thêm vào đó trong năm công ty cũng tăng cường trích lập quỹ đầu tư phát triển 3.007,24 trđ tương ứng với tỷ lệ tăng 15%. Đây chính là tiền đề để công ty có thêm nguồn vốn mở rộng sản xuất kinh doanh mà không phải tốn chi phí huy động và sử dụng vốn đồng thời tăng thêm tính tự chủ về mặt tài chính cho công ty.

Tuy nhiên, quỹ khen thưởng, phúc lợi trong năm giảm 3.131,98 trđ tương ứng với tỷ lệ giảm 35,8%. Qua tìm hiểu được biết, quỹ khen thưởng phúc lợi giảm là do năm 2008 công ty đã sử dụng quỹ này để chi thưởng cho cán bộ công nhân viên có thành tích công tác tốt, hỗ trợ một số công nhân viên có hoàn cảnh khó khăn trong các dịp lễ tết để gắn kết người lao động với công ty, khuyến khích tinh thần lao động của họ.

 Nợ phải trả

 Về nợ ngắn hạn: Nợ ngắn hạn trong năm tăng 8.613,87 trđ tương ứng với tỷ lệ tăng 42% chủ yếu là do vay và nợ ngắn hạn, phải trả người bán tăng. - Vay và nợ ngắn hạn: năm 2007 công ty không thực hiện vay vốn ngắn hạn nhưng do đặc điểm hoạt động kinh doanh và tình hình kinh tế nên sang năm 2008 công ty đã vay ngắn hạn 5.178,65 trđ. Với việc đầu tư thêm trang thiết bị phục vụ sản xuất nâng cao năng suất lao động, cộng với giá cả yếu tố đầu vào tăng cao (chi phí nguyên liệu vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp) làm cho nhu cầu vốn lưu động cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty tăng cao nên công ty phải vay thêm vốn ngắn hạn để ổn định sản xuất. Tuy nhiên, cũng phải thấy rằng, vay ngắn hạn tăng bên cạnh chi phí sử dụng vốn tăng còn làm cho áp lực thanh toán nợ ngắn hạn cũng tăng lên. Nhưng qua xem xét thì năm 2008 công ty không có khoản nợ quá hạn nào nên việc vay vốn ngắn hạn của công ty được xem là hợp lý.

- Phải trả người bán: trong nợ ngắn hạn thì phải trả người bán tăng lên nhiều nhất 8.392,36 trđ ứng với tỷ lệ tăng 128,9 %. Khoản này tăng là do trong năm công ty tăng thêm lượng nguyên vật liệu đầu vào phục vụ cho việc mở rộng sản xuất và giá nguyên vật liệu lại cao hơn các năm trước. Mặt khác, phần lớn nhà cung cấp có quan hệ làm ăn lâu dài với công ty nên trong thời

điểm khó khăn công ty có thể sử dụng khoản vốn chiếm dụng này để bổ sung tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động ngắn hạn để tiết kiệm chi phí sử dụng vốn. Tuy nhiên, đây vẫn là nguồn vốn huy động từ bên ngoài nên nó cũng làm tăng áp lực và sự phụ thuộc của công ty vào chủ nợ và việc lạm dụng nguồn vốn này có thể làm công ty mất uy tín trong kinh doanh, mất đi các khoản chiết khấu thanh toán…Qua xem xét trong năm công ty không có khoản phải trả nào quá hạn, nhưng ban quản trị công ty cũng cần xem xét lợi ích từ việc chiếm dụng vốn của nhà cung cấp với uy tín cũng như chiết khấu thanh toán công ty có được nếu thực hiện thanh toán sớm để có quyết định hợp lý nhất.

Về nợ dài hạn: Có thể khẳng định rằng năm 2008, nợ phải trả tăng nhanh chủ yếu là do công ty tăng nợ dài hạn. Dựa vào bảng 04 ta thấy nợ dài hạn đầu năm là 12.974,26 trđ, cuối năm là 61.757,3 trđ tăng 48.783,04 triệu đồng ứng với tỷ lệ tăng 376%. Nguyên nhân của việc tăng nợ dài hạn một cách đột biến này là do trong năm 2008, công ty In cần nguồn vốn dài hạn để đầu tư cho TSCĐ. Như đã nói ở trên, trong năm công ty cần rất nhiều vốn để đầu tư, đổi mới nhà xưởng, thiết bị vận tải, phương tiện truyền dẫn, máy móc phục vụ cho in ấn … đây là lượng vốn cố định và không thể thu hồi ngay trong năm, hơn nữa công ty cũng không thể có đủ lượng vốn chủ sở hữu để phục vụ đầu tư đổi mới nên vay dài hạn là tất yếu. Tuy nhiên, cũng phải thấy rằng chi phí sử dụng vốn cho nợ dài hạn lớn hơn chi phí sử dụng vốn ngắn hạn và việc quản lý sao cho không lãng phí và thu hồi để hoàn trả nhanh chóng nguồn vốn này là hoàn toàn cần thiết.

Nhìn chung, các khoản nợ cuối năm của công ty có tăng đột biến, đặc biệt là nợ dài hạn nhưng đều xuất phát từ những nguyên nhân chính đáng. Công ty cần lưu ý đến các khoản phải trả người bán và vay ngắn hạn vì đây là các khoản có tính chất tạm thời, và phải thanh toán trong vòng một năm để không làm mất lòng tin của chủ nợ và nhà cung cấp. Hơn nữa, công ty cần lên kế hoạch quản lý việc sử dụng và thu hồi các khoản vốn đầu tư dài hạn, áp dụng hình thức khấu hao hợp lý để hoàn trả vốn và lãi vay dài hạn đúng thời điểm qui định.

Mục đích của việc phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn để giúp chúng ta khái quát tình hình phân bổ, huy động cũng như hiệu quả của việc sử dụng các loại vốn và nguồn vốn cho nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Sự cân đối giữa tài sản và nguồn vốn được đánh giá dựa trên nguyên tắc cân bằng tài chính. Theo nguyên tắc này thì: chỉ một phần nguồn vốn thường xuyên cần thiết trong doanh nghiệp được sử dụng để tài trợ cho tài sản dài hạn, phần còn lại sẽ được dùng để tài trợ cho một phần tài sản ngắn hạn. Nguồn vốn thường xuyên trong doanh nghiệp được xác định theo công thức sau:

Nguồn vốn thường xuyên = vốn chủ sở hữu + nợ dài hạn Sơ đồ thể hiện nguồn vốn thường xuyên của doanh nghiệp: Năm 2007 Năm 2008 Tài sản ngắn hạn 55.722,88 trđ Nợ ngắn hạn 29.100,03 trđ Nguồn vốn lưu động thường xuyên 26.622,85 trđ Nợ trung và dài hạn 61.757,3 trđ Tài sản dài hạn 111.735,91 trđ Vốn chủ sở hữu 71.974,44 trđ Căn cứ vào bảng trên ta thấy :

Tài sản ngắn hạn 66.134,16 trđ Nợ ngắn hạn 20.486,16 trđ Nguồn vốn lưu động thường xuyên 45.648 trđ Nợ trung và dài hạn 12.974,26 trđ Tài sản dài hạn 43.326,33 trđ Vốn chủ sở hữu 67.241,06 trđ

- Nguồn vốn thường xuyên của công ty năm 2007 là: 88.974,33 trđ - Nguồn vốn thường xuyên của công ty năm 2008 là: 139.358,76 trđ

Trong khi đó tài sản cố định và đầu tư dài hạn năm 2007 là 43.326,33 trđ; năm 2008 là 111.735,91 trđ đều nhỏ hơn nguồn vốn thường xuyên của các năm tương ứng.

Như vậy, trong mô hình tài trợ của công ty cả hai năm 2007 và 2008 đều thể hiện rõ: toàn bộ tài sản cố định và đầu tư dài hạn cũng như một phần tài sản lưu động được tài trợ bằng nguồn vốn thường xuyên. Công ty đã đảm bảo được nguyên tắc cân bằng tài chính trong chính sách tài trợ của mình. Đây là một cơ cấu tài trợ khá an toàn cho phép công ty có khả năng thanh toán ở mức độ cao cũng như đảm bảo về nhu cầu vốn lưu động cho hoạt động kinh doanh ở bất kỳ thời điểm nào. Công ty có thể đương đầu với những rủi ro khó lường trước như việc sắp phá sản của khách hàng lớn hay việc cắt giảm tín dụng của nhà cung cấp…. Tuy nhiên, để đánh giá một cách chính xác hơn thì trước hết cần tìm hiểu rõ nguồn vốn dài hạn dôi ra sau khi tài trợ cho dào hạn có phù hợp với nhu cầu cần thiết không.

Một phần của tài liệu Luận văn: Đánh giá thực trạng tài chính và các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty in tài chính (Trang 43 - 47)