Đánh giá thực trạng tài chính của công ty In tài chính 2.1 Tổng quan về công ty In tài chính
2.2.1.1 Khái quát về tình hình tài sản của công ty
Dựa vào bảng 02, vào thời điểm cuối năm 2008, tổng tài sản công ty In tài chính quản lý và sử dụng là 168.458,79 trđ tăng 58.998,3 trđ so với đầu năm ứng với tỷ lệ tăng 53,9%. Việc tăng lên của tổng tài sản là do sự tăng lên của tài sản dài hạn. Tính đến thời điểm cuối năm 2008, tổng tài sản dài hạn tăng 68.409,58 trđ với tỷ lệ tăng 157,9%. Mặt khác, trong năm tài sản ngắn hạn của công ty giảm 9.411,28 trđ ứng với tỷ lệ giảm 14,2% làm cho cơ cấu tài sản của công ty có sự thay đổi rõ rệt. Trong khi đầu năm tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn 60,4% thì cuối năm tài sản dài hạn chiếm chủ yếu 66,3%. Nguyên nhân của sự chuyển dịch cơ cấu này chủ yếu là do trong năm công ty đã đầu tư, đổi mới TSCĐ để ra tăng năng lực sản xuất và khả năng cạnh tranh của công ty trên thị trường. Tuy nhiên, để đánh giá một cách cụ thể thì chúng ta cần đi sâu xem xét chi tiết hơn.
Về tài sản ngắn hạn
Tài sản ngắn hạn cuối năm so với đầu năm giảm 9.411.28 trđ ( tỷ lệ giảm 14,2%) là do tiền và các khoản tương đương tiền, các khoản phải thu giảm trong khi hàng tồn kho và các tài sản ngắn hạn khác lại có xu hướng tăng lên. Tuy nhiên, nhìn chung cơ cấu tài sản ngắn hạn có sự chuyển dịch không đáng kể. Ba khoản mục chiếm tỷ trọng lớn trong tài sản ngắn hạn là tiền và các khoản tương đương tiền, các khoản phải thu, hàng tồn kho thì có hai khoản mục là tiền và các khoản tương đương tiền, các khoản phải thu giảm tương ứng là 38,6% và 16% còn hàng tồn kho tăng với tỷ lệ tăng là 4,1%. Cụ thể:
* Tiền và các khoản tương đương tiền đầu năm là 19.644,84 trđ, cuối năm là 12.052,79 trđ, giảm 7.592,05 trđ ứng với tỷ lệ giảm 38,6 %. Nguyên nhân của việc giảm này là do, trong năm công ty phải bỏ ra một lượng tiền rất lớn để mua TSCĐ và vào thời điểm cuối năm công ty cũng cần thanh toán các khoản nợ đến hạn để giữ uy tín. Lượng tiền bỏ ra để đầu tư quá lớn và không thể thu hồi ngay trong năm được trong khi lượng tiền thu về chủ yếu là do khách hàng trả nợ và thanh lý, nhượng bán tài sản lại không có sự đột biến so với đầu năm cũng như các năm trước. Do đó, tiền và các khoản tương đương tiền giảm là điều không tránh khỏi.
* Các khoản phải thu cuối năm giảm 4.039,48 trđ với tỷ lệ giảm 16% là do phải thu của khách hàng giảm và trả trước cho người bán giảm. Cụ thể:
- Trả trước cho người bán giảm nhiều nhất là 2.330,65 trđ với tỷ lệ giảm 31,5%. Sở dĩ khoản mục này có sự thay đổi rõ rệt theo chiều hướng tích cực là do công ty đã tạo được uy tín trên thị trường, giữ được lòng tin của nhà cung cấp nên hầu như không phải đặt cọc hoặc chỉ đặt cọc với tỷ lệ nhỏ khi mua hàng. Những năm trước, khi mua nguyên vật liệu đầu vào như giấy, mực in,… công ty đều phải đặt cọc 20% giá trị hợp đồng nhưng do có quan hệ tốt và là bạn hàng thường xuyên với nhà cung cấp nên công ty hầu như không phải đặt cọc hoặc chỉ đặt cọc từ 5%_10% giá trị hợp đồng. Đây thực sự là dấu hiệu tốt trong quan hệ làm ăn của công ty và đã làm giảm đi đáng kể lượng vốn bị chiếm dụng.
- Phải thu của khách hàng đầu năm là 17.813,22 trđ, cuối năm là 15.953,94 trđ, giảm 1.859,28 trđ với tỷ lệ giảm 10,4%. Các khoản phải thu của khách hàng giảm trong khi doanh thu bán hàng vẫn tăng chứng tỏ không phải do công ty thu hẹp tín dụng cho khách hàng mà là do công ty đã và đang làm tốt công tác quản lý và thu hồi nợ. Qua tìm hiểu, công ty In tài chính đã thực hiện nhiều biện pháp quản lý và thu hồi nợ có hiệu quả như: Mở sổ chi tiết theo dõi các khoản phải thu của khách hàng, đưa ra các ràng buộc chặt chẽ trong hợp đồng, đến hạn thanh toán công ty gọi điện và gửi văn bản thông báo cho khách hàng, trực tiếp cử cán bộ đi thu nợ….Tuy nhiên, khoản phải thu của khách hàng vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất trong các khoản phải thu bởi công ty là một thành viên trong nền kinh tế thị trường và cạnh tranh là tất yếu. Để tồn tại và phát triển công ty cần có những chiến lược để thu hút, giữ chân khách hàng và tín dụng cho khách hàng với phương thức bán hàng trả chậm, chiết khấu cho khách hàng trả trong hạn định là một trong những chính sách mà công ty đang áp dụng. Mặc dù, cũng phải thấy rằng các khoản phải thu lớn sẽ làm giảm tốc độ luân chuyển vốn, gây ứ đọng và có thể dẫn đến mất vốn, tốn kém chi phí trong quản lý và thu hồi nợ…
- Trong khi hai khoản mục chiếm tỷ trọng chủ yếu trong các khoản phải thu giảm thì các khoản phải thu khác tăng.
* Hàng tồn kho tại thời điểm cuối năm tăng 832,08 trđ ứng với tỷ lệ tăng 4,1%. Do công ty sản xuất theo đơn đặt hàng khi sản xuất xong thì phải giao ngay hàng cho khách nên không có thành phẩm và hàng hóa tồn kho, hàng tồn kho chủ yếu là nguyên liệu vật liệu,công cụ dụng cụ phục vụ cho quá trình sản xuất. Đi vào phân tích chi tiết ta thấy hàng tồn kho tăng chủ yếu do sự tăng lên của nguyên vật liệu ở khâu dự trữ. Nguyên vật liệu cuối năm tăng 3.004,56 trđ ( tỷ lệ 16,74%). Việc nguyên vật liệu dự trữ tăng lên trước hết là do công ty mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, đầu tư thêm dây chuyền in ấn mới với công suất hoạt động cao hơn. Mặt khác, trong năm 2008, tình hình lạm phát cao, giá cả nguyên vật liệu đầu vào luôn biến động theo chiều hướng tăng lên, một số nguyên vật liệu đầu vào thị trường trong nước không đáp ứng đủ hoặc không có như công ty phải nhập khẩu từ thị trường nước ngoài nên phải chịu rủi ro về tỷ giá hối đoái. Cho nên để hạn chế những ảnh hưởng
khách quan từ bên ngoài và đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh được liên tục, không bị gián đoạn do nguyên vật liệu khan hiếm hay giá cả nguyên vật liệu quá cao công ty đã tăng lượng dự trữ. Do đó, lượng hàng tồn kho tăng là hợp lý.
* Tài sản ngắn hạn khác: Trong năm tài sản ngắn hạn khác của công ty tăng 1.388,16 trđ ứng với tỷ lệ tăng khá cao 127,6% xét về tương đối, nhưng xét về tuyệt đối trong tổng tài sản ngắn hạn thì tỷ lệ này không đáng kể. Tài sản ngắn hạn khác tăng chủ yếu do thuế và các khoản phải thu của Nhà nước tăng 1.339,54 trđ ứng với tỷ lệ tăng 226,7%. Nguyên nhân của khoản này là do công ty nộp thừa thuế thu nhập doanh nghiệp. Do đó, công ty cần phải chú ý trong tính thu nhập chịu thuế để tránh gây lãng phí vốn.
Về tài sản dài hạn
Trong năm 2008, công ty có bước chuyển biến rõ rệt trong chuyển dịch cơ cấu giữa tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn. Năm 2007 tỷ trọng tài sản ngắn hạn trong tổng tài sản chiếm 39,6% sang năm 2008 tỷ trọng này là 66,3%. Như vậy tài sản tài hạn từ chỗ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng tài sản sang chiếm chủ yếu trong tổng tài sản. Để đánh giá một cách đúng đắn ta đi vào phân tích chi tiết: tài sản dài hạn tăng chủ yếu là do sự tăng lên đột biến của TSCĐ. TSCĐ đầu năm là 42.976,33 trđ, cuối năm là 111.332,98 trđ tăng 68.356,65 trđ ứng với tỷ lệ tăng 159%. Cụ thể:
- Chi phí xây dựng cơ bản dở dang trong năm tăng 35.567,28 trđ ứng với tỷ lệ tăng 459%. Đó là do trong năm công ty đang xây dựng một số nhà xưởng, khu sản xuất và quản lý trong thành phố Hồ Chí Minh. Dự tính đến năm 2009, có thể đưa vào hoạt động.
- Tài sản cố định thuê tài chính tăng 12.885,76 trđ với tỷ lệ tăng 253,9%. Qua tìm hiểu được biết, trong năm 2008, công ty sử dụng hình thức thuê tài chính nhiều hơn vì đây là năm công ty có sự thay đổi vượt bậc trong đầu tư trang thiết bị, máy móc, nhà xưởng…Nhiều máy móc đã hết thời hạn khấu hao hoặc đã lỗi thời không sử dụng được nữa. Tuy nhiên, để đầu tư mua mới toàn bộ thì cần một lượng vốn rất lớn ngoài khả năng hiện có của công ty. Do vậy, để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra bình thường
mà vẫn áp dụng được tiến bộ kĩ trong ngành In, tăng năng suất lao động, ban giám đốc quyết định áp dụng hình thức thuê tài chính thay vì vay thêm vốn của ngân hàng do không cần tài sản thế chấp và có thể mua với giá ưu đãi khi hợp đồng đáo hạn.
- TSCĐHH: cuối năm so với đầu năm, TSCĐHH tăng 19.806,85 trđ ứng với tỷ lệ tăng 65,9%. Điều này là do trong năm công ty đầu tư đổi mới nhiều trang thiết bị máy móc…Để rõ hơn ta đi xem xét tình hình đầu tư trang bị TSCĐHH trong năm vừa qua.
Tình hình đầu tư trang bị TSCĐ của công ty
Tình hình đầu tư trang bị TSCĐ của công ty trong năm vừa qua được thể hiện qua bảng 03:
Bảng 03: Tình hình đầu tư trang bị TSCĐ
Loại TSCĐ NG đầu năm NG tăng trong năm NG giảm trong năm NG cuối năm I.TSCĐ hữu hình 154.834,01 40.796,9 4.882,55 190.748,36 1.Nhà cửa vật kiến trúc 24.460,78 3.578,29 144,37 27.894,7 2.Máy móc thiết bị 123.312,00 36.723,85 4.679,36 155.356,49 3.Phương tiện vận tải truyền
dẫn 2.154,1 294,75 58,82 2.390,03
4.Thiết bị, dụng cụ quản lý 4.907,13 200,01 0 5.107,14 II.TSCĐ thuê tài chính 7.610,15 16.064,1 0 23.674,25
III.TSCĐ vô hình 0 152,77 0 152,77
( Nguồn: thuyết minh báo cáo tài chính năm 2008_ công ty In tài chính) Trong năm công ty không có tài sản cố định chưa cần dùng, TSCĐ không cần dùng chờ xử lý hay TSCĐ dùng cho hoạt động phúc lợi. Như vậy, trong năm công ty đã huy động tối đa và khai thác triệt để tài sản hiện có vào sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh, điều này giúp công ty giảm bớt được chi phí bảo quản đồng thời tránh được hao mòn vô hình của tài sản chưa cần dùng.
Nhìn vào bảng ta thấy, tính đến thời điểm cuối năm 2008, tổng nguyên giá TSCĐHH là 190.748,36 trđ tăng 35.914,35 trđ ứng với tỷ lệ tăng 23,2%. Cụ thể:
Đối với nhà cửa vật kiến trúc: nguyên giá năm 2008 là 27.894,7 triệu đồng tăng 3.433,92 trđ ứng với tỷ lệ tăng 14,04%. Nguyên nhân tăng lên này là do trong năm vừa qua nhà kho - xưởng liên hợp của công ty đã hoàn thành và đưa vào sử dụng có nguyên giá là 3.234,72 trđ. Việc đưa công trình này vào sử dụng tạo điều kiện làm việc tốt hơn cho người lao động, và tác động gián tiếp đến việc tăng năng suất lao động cho cán bộ công nhân viên công ty. Đồng thời cũng tạo cơ sở vật chất tốt nhất để dự trữ hàng tồn kho tránh bị hư hỏng mất mát do khâu bảo quản. Bên cạnh đó công ty cũng xây dựng và đưa vào sử dụng một số công trình phụ phục vụ cho công nhân viên với nguyên giá là 54,83 trđ. Việc đưa nhà kho xưởng liên hợp vào sản xuất nên công ty không phải sử dụng các nhà kho cũ nữa và số tiền thu từ thanh lý các nhà kho cũ này là 144,37 trđ.
Đối với máy móc thiết bị: đây là phần chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng TSCĐHH của công ty, chiếm tới 81,44%. Đối với một doanh nghiệp sản xuất như công ty In tài chính thì tỷ trọng này hoàn toàn hợp lý. So với năm 2007, năm 2008 nguyên giá TSCĐ thuộc máy móc thiết bị tăng 32.044,49 trđ tương ứng với tỷ lệ tăng 26%. Lý do của việc tăng này là do trong năm công ty đã liên tục đầu tư đổi mới máy móc, thiết bị phục vụ cho sản xuất như máy dao cắt 3 mặt Horizon HT_ 101 2.311,06 triệu đồng; 1 máy in offset 2 màu Ryobi 1.353,46 triệu đồng; hệ thống máy chế bản điện tử 3.244,12 triệu đồng; 2 may nen khi PUMA - 5HP 33,6 trđ; máy in ROTATEK 250PLUS 15.005.27 trđ; hệ thống máy in phun JETFEX 4.971,5 trđ... với tổng giá trị là 36.723,85 trđ; đồng thời công ty cũng tiến hành thanh lý, nhượng bán những máy móc thiết bị không cần sử dụng để thu hồi vốn đầu tư mua sắm tài sản cố định mới cho năm sau với số tiền thu hồi là 4.679,36 trđ.
Phương tiện vận tải: tính đến cuối năm 2008, nguyên giá tăng 235,93 trđ ứng với tỷ lệ tăng 10,95%. Cụ thể là trong năm công ty đã mua sắm thêm một số phương tiện vận tải phục vụ sản xuất với nguyên giá là 294,75 trđ trong đó có xe nang đẩy tay 13,8 trđ; ôtô tải 1,25 tấn 280,95 trđ. Đồng thời công ty cũng
tiến hành thanh lý những phương tiện hết thời hạn khấu hao và thu được số tiền là 58,82 trđ.
Thiết bị, dụng cụ quản lý: cuối năm tăng so với đầu năm là 200,01 trđ. Thực tế là do trong năm công ty có mua sắm thêm: máy điều hòa cho phân xưởng in 10,14 trđ; 1 máy điều hòa cho phân xưởng in offset 14,53 trđ; 1 máy điều hòa Mitsubishi 14,16 trđ; 1 máy vi tính 11,26 trđ và một số thiết bị quản lý khác.
Trong năm công ty cũng tăng thuê tài chính, làm cho tài sản cố định thuê tài chính cuối năm 2008 tăng so với đầu năm là 16.064,1 trđ; công ty cũng mua phần mềm quản trị tổng thể 152,77 trđ làm cho TSCĐ vô hình cũng tăng lên đúng bằng nguyên giá của phần mềm này.
Sự đầu tư của công ty vào TSCĐ nói chung và từng loại TSCĐHH, vô hình, thuê tài chính nói riêng đã tạo cơ sở, tiền đề cho bước phát triển mới cho công ty trong năm 2009.