Vai trũ của Bảo hiểm thương mại trong hệ thống An

Một phần của tài liệu Giáo Trình An sinh xã hội (Trang 120 - 121)

I. BẢO HIỂM THƯƠNG MẠI

1.3. Vai trũ của Bảo hiểm thương mại trong hệ thống An

xó hội

Là một phần trong cơ chế quản lý rủi ro của xã hội, ngày nay BHTM không chỉ thuần tuý là một loại hàng hoá mà còn đ−ợc coi là một phần trong chính sách ASXH. Vai trò của BHTM trong hệ thống ASXH đ−ợc thể hiện ở những nội dung chủ yếu sau:

- Bên cạnh tính chất của một dịch vụ mua bán, BHTM hoàn toàn có thể coi nh− một hình thức t−ơng thân, t−ơng ái, giúp đỡ nhau của các thành viên trong xã hội nhằm khắc phục khó khăn về tài chính do rủi ro gây ra, đặc biệt là rủi ro gây tổn thất lớn. Khi mua bảo hiểm, chỉ cần một số tiền nhỏ để đóng phí, ng−ời mua có thể đ−ợc bồi th−ờng giá trị thiệt hại lớn hơn nhiều lần. Tiền bồi th−ờng đó đ−ợc lấy từ quỹ tài chính có sự tham gia đóng góp của

nhiều tham gia bảo hiểm khác. Do bảo hiểm hoạt động trên nguyên tắc “số đông bù số ít”, những ng−ời mua bảo hiểm nh−ng không gặp rủi ro tức là họ đã may mắn, và tiền đóng phí của họ đ−ợc sử dụng để bù đắp cho số ít ng−ời không may gặp rủi ro. Nh− vậy, thông qua cơ chế hoạt động của bảo hiểm, rủi ro mà một số ít ng−ời gặp phải đã đ−ợc san sẻ cho nhiều ng−ời cùng chịu và mỗi ng−ời chỉ phải chịu một phần rất nhỏ.

- BHTM góp phần tạo sự ổn chung của toàn xã hội tr−ớc những rủi ro bất th−ờng của cuộc sống. BHTM hoạt động theo cơ chế thị tr−ờng, tức là ng−ời mua bảo hiểm phải trả tiền phí bảo hiểm (là giá cả của dịch vụ bảo hiểm) thì mới đ−ợc nhà bảo hiểm bồi th−ờng khi có rủi ro xảy ra. Vì vậy có ý kiến cho rằng, chỉ ng−ời có tài sản, có tiền mới mua bảo hiểm và bảo hiểm chỉ có ý nghĩa với những đối t−ợng này. Tuy nhiên, nếu đứng trên giác độ quản lý rủi ro của toàn xã hội, cần phải nhớ rằng, có sự ổn định của mỗi thành viên mới có sự ổn định chung của cả xã hội. Những ng−ời chủ tài sản hay chủ doanh nghiệp khi mua bảo hiểm Nhà x−ởng, bảo hiểm ph−ơng tiện chuyên chở, bảo hiểm công trình xây dựng lắp đặt…, không chỉ họ có quyền lợi đ−ợc h−ởng bồi th−ờng khi có thiệt hại xảy ra với tài sản đó, mà việc họ vẫn tiếp tục công việc kinh doanh sẽ tạo ra công ăn việc làm, thu nhập ổn định cho các thành viên khác trong xã hội, góp phần bảo đảm ASXH.

- Tuy là loại hình bảo hiểm kinh doanh hoạt động theo cơ chế thị tr−ờng, BHTM có một số loại hình đ−ợc pháp luật quy định thực hiện bắt buộc, mang tính cộng đồng cao. Thoạt nghe có vẻ nh− quy định bắt buộc này là không hợp lý, nh−ng xét trên khía cạnh ASXH, quy định này có một ý nghĩa to lớn. Do các loại hình BHTM bắt buộc bảo hiểm cho các đối t−ợng không chỉ cần thiết cho một số ít ng−ời hay chỉ bản thân ng−ời mua bảo hiểm, mà là sự cần thiết của toàn xã hội. Các loại hình BHTM bắt buộc th−ờng bao

gồm Bảo hiểm trách nhiệm dân sự (TNDS) (nh− bảo hiểm TNDS của chủ các ph−ơng tiện giao thông vận tải, bảo hiểm TNDS của chủ sử dụng lao động...), Bảo hiểm hoả hoạn, Bảo hiểm tai nạn hành khách.

- Các loại hình bảo hiểm con ng−ời trong BHTM có ý nghĩa to lớn trong việc đảm bảo sự “an toàn” cho các thành viên xã hội tr−ớc những nguy cơ rủi ro đe doạ đến tính mạng hoặc sức khoẻ. Có thể nói, bảo hiểm con ng−ời trong BHTM và BHXH là hai hình thức hỗ trợ, bổ sung đắc lực cho nhau. Do BHXH có một số hạn chế là: đối t−ợng đ−ợc bảo hiểm hạn hẹp (chỉ bao gồm ng−ời lao động), phạm vi bảo hiểm giới hạn tối đa trong 9 chế độ, mức trợ cấp thấp (th−ờng ở mức tối thiểu); trong khi đó còn có nhiều thành viên khác trong xã hội cũng có nhu cầu đ−ợc bảo hiểm, hay cần đ−ợc bảo hiểm ở phạm vi rộng hơn với mức trợ cấp cao hơn. Bảo hiểm con ng−ời trong BHTM ra đời chính là nhằm đáp ứng các nhu cầu về bảo hiểm này. Cùng với BHXH, bảo hiểm con ng−ời trong BHTM tạo ra tấm lá chắn bảo vệ toàn diện cho sự “an toàn” về tính mạng và sức khoẻ của các thành viên xã hội.

- Tính chất ASXH chia sẻ rủi ro của BHTM không chỉ bó hẹp trong phạm vi một quốc gia mà còn là giữa các n−ớc với nhau thông qua hoạt động tái bảo hiểm. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc rủi ro đ−ợc san sẻ cho nhiều ng−ời hơn và tăng khả năng chịu đựng đ−ợc những rủi ro lớn. Đồng thời, càng có nhiều ng−ời tham gia bảo hiểm, chi phí cho bảo hiểm càng giảm xuống, tạo điều kiện cho nhiều ng−ời có thể tham gia hơn.

- Xét trên khía cạnh nhất định, BHTM có thể đ−ợc coi là một sự xã hội hoá đối với vấn đề quản lý rủi ro, nhằm bù đắp các thiệt hại tài chính do rủi ro gây ra cho con ng−ời, giảm đ−ợc gánh nặng cho ngân sách nhà n−ớc mà vẫn đảm bảo ASXH. Vào những năm cuối của thế kỷ XX, những trận lũ lớn ở đồng bằng Sông Cửu long

gây thiệt hại về tài sản lên tới hàng ngàn tỷ đồng. Nh−ng chỉ có một phần rất nhỏ tài sản thiệt hại đ−ợc mua bảo hiểm, còn lại Nhà n−ớc phải lấy từ ngân sách để hỗ trợ cho ng−ời dân. Trong tr−ờng hợp này, nếu mọi ng−ời đều mua bảo hiểm thì gánh nặng đã không bị thuộc về ngân sách. Ngoài ra, do BHTM hoạt động theo cơ chế thị tr−ờng nên tính hiệu quả của nó là rất cao: giảm đ−ợc tình trạng tham ô, lãng phí, trục lợi bảo hiểm. Điều mà rất dễ gặp phải nếu là các hình thức cứu trợ, hỗ trợ từ ngân sách.

- BHTM góp phần hạn chế và giảm thiểu rủi ro xã hội. Tuy các công ty BHTM không trực tiếp tham gia cung cấp (tức bán) trên thị tr−ờng các dịch vụ đề phòng, giảm thiểu tổn thất, nh−ng trong thực tế các công ty bảo hiểm lại đang tham gia rất nhiều hoạt động giám sát tổn thất quan trọng. Xuất phát từ lợi ích của chính họ là giảm rủi ro xảy ra, từ đó giảm số tiền bồi th−ờng, các công ty bảo hiểm thực hiện rất nhiều các biện pháp đề phòng hạn chế tổn thất nh−: xây đ−ờng lánh nạn, biển báo nguy hiểm giao thông, khám bệnh định kỳ cho ng−ời mua bảo hiểm con ng−ời…

Một phần của tài liệu Giáo Trình An sinh xã hội (Trang 120 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)