Phõn loại Bảo hiểm thương mại

Một phần của tài liệu Giáo Trình An sinh xã hội (Trang 117 - 118)

I. BẢO HIỂM THƯƠNG MẠI

1.1.3. Phõn loại Bảo hiểm thương mại

Kể từ khi hợp đồng bảo hiểm quốc tế đầu tiên đ−ợc ghi nhận trong lịch sử ngành bảo hiểm vào ngày 23/10/1347 tại Genoa, Italia, ngành BHTM thế giới đã có những b−ớc phát triển mạnh mẽ. Từ loại hình bảo hiểm truyền thống ban đầu là bảo hiểm hàng hải, ngành bảo hiểm đã phát triển thêm nhiều loại hình bảo hiểm

mới nhằm đáp ứng nhu cầu “an toàn” của con ng−ời nh− bảo hiểm hoả hoạn, bảo hiểm kỹ thuật, bảo hiểm hàng không... Hiện nay trên thị tr−ờng BHTM đã có tới hàng trăm loại hình bảo hiểm và đ−ợc phân chia thành các nhóm khác nhau tuỳ theo mục đích và ý nghĩa nghiên cứu. Hiện nay có một số tiêu thức th−ờng đ−ợc sử dụng là:

- Căn cứ vào tính pháp lý, BHTM đ−ợc chia thành hai loại:

Bảo hiểm bắt buộc: Bảo hiểm bắt buộc đ−ợc pháp luật áp dụng khi đối t−ợng cần đ−ợc mua bảo hiểm không chỉ cần thiết cho số ít ng−ời mà là yêu cầu của toàn xã hội nh− bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe gắn máy, bảo hiểm trách nhiệm chủ sử dụng lao động.

Bảo hiểm tự nguyện: Hình thức bảo hiểm tự nguyện đ−ợc áp dụng đối với tất cả các đối t−ợng bảo hiểm không thuộc loại bắt buộc. Hình thức bảo hiểm tự nguyện dựa trên cơ sở thỏa thuận giữa ng−ời bảo hiểm và ng−ời tham gia bảo hiểm, đ−ợc cụ thể hóa bằng Hợp đồng bảo hiểm.

- Căn cứ vào đối t−ợng bảo hiểm BHTM bao gồm:

Bảo hiểm tài sản: Bao gồm các nghiệp vụ bảo hiểm mà đối t−ợng bảo hiểm là tài sản, vật chất. Ví dụ nh− bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đ−ờng biển, bảo hiểm thân tàu, bảo hiểm vật chất xe cơ giới...

Bảo hiểm con ng−ời: Bao gồm các nghiệp vụ bảo hiểm mà đối t−ợng bảo hiểm là tính mạng, tình trạng sức khỏe và khả năng lao động của con ng−ời. Ví dụ nh− bảo hiểm tai nạn cá nhân, bảo hiểm học sinh, bảo hiểm tai nạn hành khách... Trong bảo hiểm con ng−ời lại đ−ợc chia thành: Bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm con ng−ời phi nhân thọ.

Bảo hiểm trách nhiêm dân sự: Bao gồm các nghiệp vụ bảo hiểm mà đối t−ợng bảo hiểm là phần nghĩa vụ hay trách nhiệm dân sự của ng−ời tham gia bảo hiểm. Ví dụ: bảo hiểm trách nhiệm dân sự của

chủ tàu, chủ xe, trách nhiệm dân sự của chủ sử dụng lao động…

- Căn cứ vào lịch sử ra đời của nghiệp vụ bảo hiểm, các công

ty bảo hiểm có thể phân loại BHTM thành những nghiệp vụ riờng biệt để quản lý. Ví dụ: Bảo hiểm hàng hải đ−ợc coi là ra đời sớm nhất và là nghiệp vụ bảo hiểm truyền thống của các công ty bảo hiểm. Vì vậy, thời kỳ đầu, các công ty bảo hiểm th−ờng phân chia BHTM thành bảo hiểm hàng hải (bao gồm: bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu, bảo hiểm thân tàu và Hội bảo hiểm P/I) và bảo hiểm phi hàng hải (bao gồm tất cả các nghiệp vụ bảo hiểm còn lại). Sau này, với sự phát triển của ngành BHTM, nhiều nghiệp vụ bảo hiểm mới đ−ợc ra đời nh− bảo hiểm cháy, bảo hiểm con ng−ời, bảo hiểm xây dựng lắp đặt… Và đặc biệt với sự ra đời của bảo hiểm nhân thọ vào cuối thế kỷ XIX, BHTM đ−ợc chia thành hai nhóm lớn, đó là: Bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm phi nhân thọ dựa trên kỹ thuật bảo hiểm khác biệt giữa hai loại hình bảo hiểm này. Hiện nay có những công ty chuyên kinh doanh về bảo hiểm nhân thọ, hoặc chuyên kinh doanh về bảo hiểm phi nhân thọ, hoặc nếu kinh doanh cả hai loại hình thì phải tổ chức hạch toán riêng biệt.

Một phần của tài liệu Giáo Trình An sinh xã hội (Trang 117 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)