VI. ƯU ĐÃI XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
6.2.1. Giai đoạn khỏng chiến chống Phỏp
Sau khi giành đ−ợc chính quyền, nhân dân ta d−ới sự lãnh đạo của Đảng phải bắt tay ngay vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Thời kỳ này đất n−ớc gặp muôn vàn khó khăn, nh−ng Đảng, chính phủ sớm thiết lập một số văn bản pháp luật −uđãi một số đối t−ợng có công nh− th−ơng binh, gia đình liệt sĩ đồng thời động viên toàn dân dấy lên phong trào toàn dân chăm sóc giúp đỡ các đối t−ợng này.
Ngày 16/02/1947 Bác Hồ đã ký Sắc lệnh số 20/SL, sau đó bổ sung, sửa đổi bằng Sắc lệnh 242/SL ngày 12/10/1948 quy định tiêu chuẩn xác nhận th−ơng binh, truy tặng "Tử sĩ" thực hiện chế độ "L−ơng h−u th−ơng tật" đối với th−ơng binh, chế độ "Tiền tuất" đối với gia đình "Tử sĩ". Đây là các văn bản pháp luật đầu tiên nói về
−u đãi đối với ng−ời có công ở n−ớc ta. Theo đó Nhà n−ớc còn ban hành nhiều văn bản quy định những nội dung −u đãi th−ơng binh, bệnh binh, tử sĩ và gia đình tử sĩ và đã có các phong trào các tổ chức làm công tác th−ơng binh, tử sĩ (sau này gọi là chính sách th−ơng binh, liệt sĩ).
Sau khi hoà bình lập lại ở miền Bắc, chính sách đối với th−ơng binh, liệt sĩ đã đ−ợc bổ sung, sửa đổi hết sức cơ bản (Nghị định số
18/NĐ và 19NĐ ngày 17/11/1954 của liên Bộ Th−ơng binh - Ytế - Quốc phòng - Tài chính và điều lệ −u đãi th−ơng binh, dân quân, du kích, thanh niên xung phong bị th−ơng tật, Điều lệ −u đãi gia đình liệt sĩ ban hành kèm theo Nghị định 980/ TTg ngày 27/07/1956 của Thủ t−ớng Chính phủ) mà các nội dung chủ yếu là:
- Ban hành chế độ phụ cấp th−ơng tật 6 hạng (thay thế chế độ h−u bổng th−ơng tật) quy định điều kiện, tiêu chuẩn và chế độ phụ cấp th−ơng tật đối với th−ơng binh, dân quân, du kích, thanh niên xung phong bị th−ơng tật.
- Ban hành điều lệ −u đãi gia đình liệt sĩ (kèm theo Nghị định 980/TTg ngày 27/7/1956 của Thủ t−ớng Chính phủ) thay cho quy định về chế độ với tử sĩ, theo đó Bằng Tổ quốc ghi công do Thủ t−ớng Chính phủ cấp thay cho Bộ th−ơng binh cựu binh và Bộ quốc phòng cấp.
- Quy định tiền tuất một lần và trợ cấp khó khăn cho gia đình liệt sĩ.
- Quy định thêm nhiều nội dung −u đãi th−ơng binh, gia đình liệt sĩ về việc làm, khám chữa bệnh, cung cấp ph−ơng tiện chuyên dùng, miễn, giảm giá vé tàu xe, xem văn công chiếu bóng.
- Quy định về cất bốc, quy tập mộ liệt sĩ, xây dựng nghĩa trang liệt sĩ.
- Quy định −u đãi th−ơng binh, gia đình liệt sĩ trong phong trào hợp tác hoá nông nghiệp.
- Quy định hồ sơ th−ơng binh, hồ sơ liệt sĩ và thân nhân liệt sĩ. - Tổ chức bộ máy th−ơng binh cựu binh
Thành lập trong mỗi khu kháng chiến một Sở th−ơng binh cựu binh, nhằm đảm bảo cho tổ chức của quân đội đ−ợc gọn nhẹ, tập trung vào nhiệm vụ chiến đấu.
Cùng với các chính sách trên đây, Nhà n−ớc đã chủ động phát
động phong trào toàn dân giúp đỡ th−ơng binh, gia đình liệt sĩ nh−
đón th−ơng binh về làng, giúp binh sĩ tử nạn, lập quỹ tình nghĩa… thể hiện lòng hiếu nghĩa, bác ái.
Tóm lại, trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, tuy hoàn cảnh đất n−ớc còn nghèo, Nhà n−ớc đã ban hành một số văn bản pháp luật thể hiện sự −u đãi đối với th−ơng binh, gia đình liệt sĩ, giải quyết đ−ợc những yêu cầu cấp bách nhất, đồng thời đề ra chủ tr−ơng hết sức đúng đắn là chăm sóc th−ơng binh, gia đình liệt sĩ phải dựa vào sự th−ơng yêu bác ái của nhân dân.