Kiến nghị với Tỉnh Ủy, HĐND, UBND tỉnh Sơn La

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức hành chính cấp huyện ở huyện thuận châu, tỉnh sơn la (Trang 149 - 167)

Để nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC nói chung và CCHC cấp huyện nói riêng, tác giả luận văn xin kiến nghị với Tỉnh Ủy, HĐND, UBND tỉnh Sơn La một số nội dung sau:

Một là, Tập chung lãnh đạo, chỉ đạo, xây dựng cơ chế, chính sách để xây

dựng đội ngũ CBCC nói chung và đội ngũ CCHC của tỉnh, huyện nói riêng đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH và hội nhập quốc tế.

Hai là, Tiếp tục thực hiện tốt công tác quy hoạch cán bộ theo tinh thần Nghị

quyết 42-NQ/TW ngày 30/11/2004 của Bộ Chính trị về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước nhằm chuẩn bị đội ngũ cán bộ rồi dào cho các cơ quan của tỉnh, huyện. Đẩy mạnh công tác quy hoạch đội ngũ CBCC nói chung và CCHC nói riêng. Quy hoạch CCHC phải đảm bảo yêu cầu nhiệm vụ chính trị của từng cơ quan, đơn vị và yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, CNH-HĐH đất nước và hội nhập quốc tế. Quy hoạch đội ngũ CCHC phải bám sát thực tiễn, có tính khả thi, trên cơ sở làm tốt việc rà soát, nắm chắc được số lượng, chất lượng CCHC hiện có và số CCHC dự nguồn. Dự tính được nhu cầu cán bộ trước mắt và lâu dài, đáp ứng nhiệm vụ chính trị của huyện.

Ba là, Tổ chức tuyển dụng công chức hành chính theo đúng quy định của Luật

cán bộ, công chức năm 2008 và Nghị định 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, quản lý và sử dung công chức. Việc tuyển dụng

công chức phải căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế. Trong tuyển dụng bảo đảm các nguyên tắc: công khai, minh bạch, khách quan và đúng pháp luật; Bảo đảm tính cạnh tranh; Tuyển chọn đúng người đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và vị trí việc làm; Ưu tiên tuyển chọn người có tài năng, người có công với nước, người dân tộc thiểu số. Xây dựng và triển khai thực hiện cơ chế lựa chọn, tuyển dụng CCHC phải đảm bảo đúng tiêu chuẩn các chức danh, đúng cơ cấu, đảm bảo có đủ phẩm chất đạo đức, trình độ năng lực và khả năng thực hiện nhiệm vụ là vấn đề rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ Cán bộ CCHC cấp huyện. Ủy quyền cho UBND cấp huyện tổ chức tuyển dụng CCHC cấp huyện để công tác tuyển dụng kịp thời, sát thực tế và đáp ứng được yêu cầu của huyện.

Bốn là, Cụ thể hóa các quy định của Đảng và nhà nước về nhận xét đánh giá

CBCC. Lãnh đạo, chỉ đạo công tác nhận xét, đánh giá CBCC phải được tiến hành thường xuyên, công khai, khách quan, dân chủ, gắn với thực hiện nghiêm chế độ tự phê bình và phê bình và cùng với việc thực hiện tốt quy chế dân chủ trong cơ quan. Trong quá trình nhận xét, đánh giá phải đảm bảo chặt chẽ theo đúng quy trình, không được bỏ qua các bước, đồng thời quan tâm ý kiến tham gia của các tổ chức chính trị xã hội và của nhân dân nơi cư trú và nơi công tác. Phát huy hơn nữa vai trò giám sát của nhân dân đối với kết quả hoàn thành nhiệm vụ, công vụ và tinh thần, thái độ phục vụ nhân dân của đội ngũ CCHC, nhất là công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.

Năm là, Thực hiện tốt công tác luân chuyển CBCC nói chung và CCHC nói

riêng theo quy định để tạo điều kiện cho CCHC được rèn luyện, cọ sát trong thực tiễn. Phải phân biệt rõ giữa luân chuyển với điều động, tránh nhầm lẫn giữa luân chuyển cán bộ với điều động, bố trí, sắp xếp cán bộ. Xây dựng kế hoạch luân chuyển CCHC phải khoa học, có tính khả thi cao, mở rộng phạm vi luân chuyển trong đó có cả từ tỉnh xuống huyện và ngược lại.

Sáu là, Phải quan tâm thu hút và sử dụng nhân tài, có chế độ khen thưởng

thỏa đáng đối với công chức. Nếu nhà nước không có chính sách quản lý, sử dụng và thu hút được tài năng, trí tuệ của người có trình độ cao, người có tài thì tình trạng

“chảy máu chất xám” sẽ diễn ra ngày càng lớn ngay chính trong các cơ quan nhà

nước. Do vậy, phải có chế độ đãi ngộ, khen thưởng thỏa đáng với những công chức có trình độ chuyên môn cao; thu hút người có tài, sinh viên xuất sắc vào làm việc trong bộ máy QLNN.

Bảy là, Đầu tư sửa chữa, nâng cấp trụ sở làm việc cho các cơ quan chuyên

môn thuộc UBND huyện. Đầu tư mua sắm thêm trang thiết bị làm việc như: bàn ghế, tủ tài liệu, máy tính, máy FAX, máy in, máy photocopy, máy quyét....để đảm bảo đủ điều kiện cho CCHC làm việc. Bố trí đủ kinh phí thường xuyên cho hoạt động của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện.

Tám là, Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông trong hoạt

động của cơ quan hành chính nhà nước đến năm 2020; các văn bản, tài liệu chính thức trao đổi giữa các cơ quan hành chính nhà nước được thực hiện dưới dạng điện tử. Hầu hết các giao dịch của các cơ quan nhà nước được thực hiện trên môi trường điện tử. Ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông trong quy trình xử lý công việc của từng cơ quan hành chính nhà nước, giữa các cơ quan hành chính nhà nước với nhau và trong giao dịch với tổ chức, cá nhân, đặc biệt là trong hoạt động dịch vụ hành chính công, dịch vụ công của đơn vị sự nghiệp công.

Chín là, Đổi mới quy định của pháp luật về khen thưởng đối với CCHC trong thực thi công vụ và có chế độ tiền thưởng hợp lý đối với CCHC hoàn thành xuất sắc công vụ. Nâng cao trách nhiệm, kỷ luật, kỷ cương hành chính và đạo đức công vụ của cán bộ, công chức, viên chức. Tăng cường tính công khai, minh bạch, trách nhiệm của hoạt động công vụ. Có chính sách đãi ngộ, động viên, khuyến khích CCHC hoàn thành tốt nhiệm vụ và có cơ chế loại bỏ, bãi miễn những người không hoàn thành nhiệm vụ, vi phạm kỷ luật, mất uy tín với nhân dân.

KẾT LUẬN

Công chức hành chính cấp huyện là một bộ phận của nguồn nhân lực là lực lượng chủ yếu quyết định đến hiệu quả, hiệu lực quản lý điều hành của bộ máy hành chính cấp huyện. Sự thành công hay thất bại của hệ thống chính trị nói chung và của hệ thống hành chính nói riêng xét cho cùng được quyết định bởi nhiều yếu tố, trong đó sự hoạt động có hiệu quả của đội ngũ công chức các cơ quan hành chính cấp huyện; là một trong những nhân tố quyết định đến sự thành công các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và thời kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH đất nước.

Trong thành tích chung của Đảng bộ, chính quyền, quân và dân các dân tộc huyện Thuận Châu trong công cuộc đổi mới đất nước hơn 27 năm qua, có sự đóng góp rất quan trọng của đội ngũ CCHC cấp huyện. Trong những năm qua, bên cạnh việc quan tâm phát triển Kinh tế - Xã hội, đảm bảo Quốc phòng - An ninh, xây dựng Đảng và củng cố chính quyền huyện Thuận Châu đã thường xuyên quan tâm chăm lo xây dựng đội ngũ CBCC nói chung và CCHC cấp huyện nói riêng. Tuy nhiên, đứng trước những yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH đất nước và hội nhập quốc tế với những thử thách mới, nhiệm vụ mới đội ngũ CCHC cấp huyện của huyện Thuận Châu còn nhiều tồn tại, yếu kém, bất cập về chất lượng, chưa đáp ứng được yêu cầu.

Nâng cao chất lượng đội ngũ CCHC cấp huyện là một vấn đề rất khó khăn, phức tạp, lâu dài và phụ thuộc rất nhiều yếu tố như: chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị từ trung ương tới địa phương và đặc biệt là sự đoàn kết, nhất trí cao, sự chủ động, tích cực, nỗ lực và quyết tâm phấn đấu của mỗi CCHC cấp huyện.

Sau khi nghiên cứu, làm rõ lý luận; tổng hợp, phân tích số liệu thực trạng chất lượng đội ngũ CCHC cấp huyện ở huyện Thuận Châu, tác giả luận văn đã rút ra những ưu điểm, những tồn tại, hạn chế, làm rõ nguyên nhân của những tồn tại,

hạn chế và đề xuất các giải pháp nhóm để nâng cao chất lượng đội ngũ CCHC cấp huyện ở huyện Thuận Châu.

Tuy nhiên, do điều kiện thời gian cũng như trình độ, năng lực tác giả, việc nghiên cứu về nâng cao chất lượng đội ngũ CCHC cấp huyện còn hạn chế, các tài liệu sưu tầm để nghiên cứu chưa được nhiều. Nội dung, số lượng đối tượng khảo sát mới chỉ tập trung ở góc độ phỏng vấn, chưa thực hiện được việc lấy phiếu điều tra xã hội học. Số liệu thống kê, thu thập chưa phản ánh được một cách toàn diện, chính xác thực trạng chất lượng đội ngũ CCHC cấp huyện.

Các nhóm giải pháp đề xuất trong công trình nghiên cứu chưa bao quát, toàn diện, còn hạn chế, cần phải được tiếp tục được nghiên cứu, bổ sung và hoàn thiện. Kính mong nhận được ý kiến tham gia, đóng góp của các nhà khoa học, của các nhà quản lý, của các thầy cô giáo và các đồng chí, đồng nghiệp để đề tài hoàn thiện, có tính thực tiễn, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ CCHC cấp huyện ở huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ đẩy mạnh CNH- HĐH đất nước và hội nhập quốc tế.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Đức Bền (năm 2006), Hoàn thiện chính sách đào tạo phát triển

nguồn nhân lực ở huyện Đông Anh giai đoạn 2006-2010, Hà Nội.

2. Trần Kim Dung (2003), Giáo trình Quản trị nguồn nhân lực, NXB Giáo dục.

3. Nguyễn Điềm, Nguyễn Ngọc Quân; Giáo trình Quản trị nhân lực; Nhà xuất bản ĐH Kinh tế Quốc dân Năm 2007.

4. Phạm Thanh Hà (năm 2010), Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quản lý

nhà nước về kinh tế ở thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình, Hà Nội.

5. Giang Thị Phương Hạnh (2009), Xây dựng đội ngũ CBCC hành chính nhà nước

theo yêu cầu của cải cách hành chính của tỉnh Bình Phước hiện nay, Hà Nội.

6. Lê Đình Lý (năm 2006), Nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã đáp ứng

yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh Nghệ An, Hà Nội.

7. Phạm Thành Minh (2010), Nâng cao chất lượng cán bộ quản lý tại văn phòng

Cục Đăng kiểm Việt Nam, Hà Nội.

8. Nguyễn Đình Phan; Giáo trình Quản trị chất lượng trong các tổ chức; Nhà xuất bản Lao động xã hội, năm 2005.

9. Nguyễn Ngọc Quân (2009), Bài giảng môn học kỹ năng quản lý nhân lực

trong các tổ chức, Hà Nội.

10. Nguyễn Ngọc Quân, Nguyễn Tấn Thịnh, Giáo trình quản lý nguồn nhân lực

trong tổ chức, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

11. Nguyễn Cao Sơn (2010), Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cơ

sở ở huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình, Hà Nội.

12. Thái Hồng Thanh (năm 2011), Nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cấp cơ sở

ở tỉnh Nghệ An trong điều kiện đẩy mạnh cải cách hành chính, Hà Nội.

13. Thái Hồng Thanh (2011), Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp cơ

sở ở tỉnh Nghệ An trong điều kiện đẩy mạnh cải cách hành chính, Hà Nội.

14. Trương Mạnh Thắng (2012), Nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cấp cơ sở ở

15. Báo cáo thống kê số lượng, chất lượng đội ngũ công chức các cơ quan hành chính ở huyện Thuận Châu giai đoạn 2007 - 2013 của UBND huyện Thuận Châu. 16. Các tài liệu của Ban tổ chức huyện uỷ, Văn phòng UBND - HĐND và phòng Nội

vụ huyện Thuận Châu.

17. Đảng cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ

XI, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội.

18. Đảng cộng sản Việt Nam (1997), Nghị quyết Hội nghị BCH Trung ương 3

khóa VIII về chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội.

19. Đường lối, chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về cải cách hành chính. 20. Kết luận của Ban thường vụ huyện Ủy Thuận Châu về kiểm điểm tự phê bình và

phê bình theo tinh thần Nghị Quyết hội nghị lần thứ tư, Ban chấp hành TW Đảng khóa XI về “những vấn đề cấp bách trong công tác xây dựng Đảng hiện nay”. 21. Kết luận số 64-KL/TW ngày 28/5/2013 kết luận hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp

Hành Trung ương khóa XI một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị từ trung ương đến cơ sở.

22. Luật cán bộ, công chức của Quốc hội khóa XII, số 22/2008/QH12 ngày 13/11/2008.

23. Nghị định số 06/2010/NĐ-CP ngày 25/01/2010 của Chính Phủ quy định

những người là công chức.

24. Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05/3/2010 của Chính Phủ về đào tạo, bồi

dưỡng công chức.

25. Nghị định số 21/2010/NĐ-CP ngày 08/3/2010 của Chính Phủ về quản lý biên

chế công chức.

26. Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 của Chính Phủ quy định về

tuyển dụng và quản lý công chức.

27. Nghị Quyết hội nghị lần thứ tư, Ban chấp hành TW Đảng khóa XI về “những vấn

đề cấp bách trong công tác xây dựng Đảng hiện nay”.

28. Nghị Quyết số 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 của Chính Phủ ban hành chương

29. Quyết định số 1557/QĐ-TTG ngày 18/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê

duyệt đề án “Đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức”.

30. Quốc hội (2001), Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nhà

xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

31. Quốc hội (2003), Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và uỷ ban nhân dân, Nhà

xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

32. Quyết định số 1374/QĐ-TTG ngày 12/8/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê

duyệt kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2011 - 2015.

33. UBND huyện Thuận Châu Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2006, 2007, 2008, 2009, 2010, 2011, 2012, 2013 và 5 năm 2011-2015, Sơn La.

34. Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Sơn La lần thứ XIII;

TIÊU CHUẨN CÁC NGẠCH CCHC

1. Chuyên viên chính (Mã số ngạch 01.002)

Thứ nhất, chức trách: Là công chức chuyên môn nghiệp vụ trong hệ thống quản lý Nhà nước, quản lý sự nghiệp giúp lãnh đạo các đơn vị cấu thành (Vụ, Cục) lãnh đạo cấp tỉnh (Sở, UBND) chỉ đạo quản lý một lĩnh vực nghiệp vụ. Nhiệm vụ cụ thể:

- Chủ trì nghiên cứu, đề xuất, chỉ đạo thực hiện các chủ trương, chính sách, chế độ quản lý một lĩnh vực nghiệp vụ của toàn ngành, hoặc nhiều lĩnh vực ở cấp tỉnh (Sở) gồm các việc: Xây dựng các phương án kinh tế - xã hội, các đề án quyết định phương hướng quản lý một lĩnh vực hoặc những vấn đề nghiệp vụ cho toàn ngành, toàn tỉnh, theo đường lối chính sách, chủ trương của Đảng, Nhà nước; Nghiên cứu, xây dựng các quy chế, luật lệ, thể lệ nghiệp vụ quản lý của lĩnh vực nhằm đảm bảo sự thống nhất chỉ đạo quản lý có hiệu lực và hiệu quả theo hướng dẫn của tổ chức quản lý nghiệp vụ cao hơn.

- Tổ chức được việc chỉ đạo, hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra nghiệp vụ và đề xuất các biện pháp chỉ đạo, uốn nắn những lệch lạc nhằm tăng cường hiệu lực quản lý của ngành, tỉnh.

- Tổ chức được sự phối hợp và xây dựng nguyên tắc phối hợp công tác quản lý nghiệp vụ của lĩnh vực quản lý trong ngành (cho từng cấp) và với các ngành liên

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức hành chính cấp huyện ở huyện thuận châu, tỉnh sơn la (Trang 149 - 167)