Đánh giá tổng quan các đề tài nghiên cứu có liên quan

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức hành chính cấp huyện ở huyện thuận châu, tỉnh sơn la (Trang 27 - 33)

Thứ nhất, các luận văn thạc sỹ có liên quan

Huyện, Quận, Thị xã, Thành Phố thuộc tỉnh là đơn vị hành chính thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; là nơi cụ thể hóa và triển khai, thực hiện các chủ trương, chỉ thị, nghị quyết của Đảng, hiến pháp và pháp luật của nhà nước; là nơi tổ chức thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh; chỉ đạo hoặc trực tiếp giải quyết các chế độ, chính sách có liên quan đến quyền và lợi ích của các tổ chức, cá nhân, do vậy việc củng cố và không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ CCHC cấp huyện là nhiệm vụ chính trị mang tính chiến lược lâu dài của các cấp uỷ Đảng, chính quyền. Đây là một giải pháp quan trọng, cơ bản để nhằm xây dựng đội ngũ CCHC cấp huyện bảo đảm số lượng, chất lượng, cơ cấu hợp lý phù hợp với điều kiện đặc điểm của từng địa phương.

Thực hiện các Nghị quyết của Đảng, chính sách của Nhà nước về công tác cán bộ và chiến lược cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH đất nước, trong những năm qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng, củng cố đội ngũ CBCC nói chung và đội ngũ CCHC cấp huyện nói riêng. Đội ngũ CCHC cấp huyện ngày càng phát triển và hoạt động có hiệu quả hơn, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm Quốc phòng - An ninh ở các địa phương.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, hiện nay đội ngũ CCHC cấp huyện ở một số địa phương nhìn chung còn có những tồn tại, hạn chế, bất cập về nhiều mặt như: Cơ cấu công chức theo ngành, lĩnh vực chưa đồng đều; trình độ chuyên môn, năng lực lãnh đạo, quản lý điều hành, thực thi công vụ còn hạn chế; năng lực quản lý điều hành chưa ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ, nhất là trong

điều kiện hội nhập quốc tế; nhận thức không đồng đều, thiếu chủ động sáng tạo; việc vận dụng các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà Nước vào điều kiện cụ thể của từng địa phương chưa linh hoạt. Một bộ phận CCHC cấp huyện sa sút về tư tưởng, phẩm chất, đạo đức lối sống; thiếu tinh thần trách nhiệm, ý thức kỷ luật kém; tinh thần, thái độ phục vụ dân chưa tốt, có biểu hiện quan liêu, hách dịch, xa dân, gây phiền hà cho nhân dân. Tình trạng tham nhũng, lãng phí còn xảy ra ở một số địa phương. Công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, quản lý, sử dụng đội ngũ CCHC cấp huyện chưa được các địa phương quan tâm.

Hiện nay đã có nhiều công trình khoa học các cấp, luận án tiến sỹ, luận văn thạc sỹ nghiên cứu để có các quan điểm, định hướng, giải pháp, kiến nghị để nâng cao chất lượng đội ngũ CCHC của các ngành, các địa phương.

Qua thu thập, có một số đề tài nghiên cứu đã dựa trên cơ sở các quan điểm lý luận, tổng kết thực tiễn và kế thừa kết quả của nhiều công trình, các tác giả đã phân tích, tập hợp, nêu rõ và đánh giá các nguyên nhân. Từ đó, đưa ra các quan điểm, phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, trong đó có đội ngũ CCHC cấp huyện nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH-HĐH đất nước và hội nhập quốc tế.

Luận văn thạc sỹ của học viên Trương Mạnh Thắng, chuyên ngành quản trị kinh doanh tổng hợp, trường Đại học Kinh tế quốc dân, đề tài ThS năm 2012 “Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp cơ sở ở huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La”

Luận văn Thạc sỹ của học viên Giang Thị Phương Hạnh, chuyên ngành lý luận lịch sử nhà nước và pháp luật, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, mã số 603801 năm 2009 “Xây dựng đội ngũ CBCC hành chính nhà nước theo yêu cầu của cải cách hành chính của tỉnh Bình Phước hiện nay”.

Luận văn Thạc sỹ của học viên Nguyễn Đức Bền, trường Đại học Kinh tế quốc dân, mã số THS 1921 năm 2006 “Hoàn thiện chính sách đào tạo phát triển nguồn nhân lực ở huyện Đông Anh giai đoạn 2006-2010“.

“Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quản lý nhà nước về kinh tế ở thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình”.

Luận văn Thạc sỹ của học viên Thái Hồng Thanh, trường Đại học Kinh tế quốc dân, mã số THS 5649 năm 2011 “Nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cấp cơ sở ở tỉnh Nghệ An trong điều kiện đẩy mạnh cải cách hành chính”.

Luận văn Thạc sỹ của học viên Lê Đình Lý, trường Đại học Kinh tế quốc dân, mã số THS 1906 năm 2006 “Nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh Nghệ An“.

Thứ hai, các kết quả đã đạt được

Về phương diện khoa học, đã có một số đề tài nghiên cứu liên quan đến vấn đề này đã được thực hiện, như: Đề tài cấp Bộ “Nghiên cứu xây dựng chính sách đối

với đội ngũ cán bộ chính quyền cơ sở đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính” do

đồng chí Trần Hữu Thắng, Thứ trưởng Bộ Nội vụ làm chủ nhiệm đề tài. Các bài đã đăng trên tạp chí khoa học “ Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cơ sở ở

Vĩnh Phúc” Tác giả Phạm Văn Vọng - Tạp chí cộng sản 18/9/2012;“ Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị Thành Phố Hồ Chí Minh” - Tác giả Nguyễn Văn Đua - Tạp chí cộng sản

8/10/2012. Các công trình nghiên cứu về nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cơ sở của ở các địa phương như: “Nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã đáp ứng

yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh Nghệ An” của học viên Lê

Đình Lý năm 2006; “Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cơ sở ở huyện

Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình” của học viên Nguyễn Cao Sơn năm 2010; “ Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp cơ sở ở tỉnh Nghệ An trong điều kiện đẩy mạnh cải cách hành chính” của học viên Thái Hồng Thanh năm 2011; “Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp cơ sở ở huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La” của học

viên Trương Mạnh Thắng năm 2012;

Từ nhận thức nguồn nhân lực có ý nghĩa quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội, trong mọi hoạt động, nguồn nhân lực có vai trò tích cực nhất, mang tính chất quyết định đến việc khai thác và sử dụng các nguồn lực khác. Do đó

cần phải xây dựng được một đội ngũ CBCC hành chính có đủ năng lực trình độ, phẩm chất đạo đức và các yếu tố hội đủ để đáp ứng yêu cầu phát triển. Tại Luận văn “Xây dựng đội ngũ CBCC hành chính nhà nước theo yêu cầu của cải cách hành chính của tỉnh Bình Phước hiện nay” tác giả đã nghiên cứu các nội dung

Xuất phát từ cơ sở lý luận về xây dựng đội ngũ CBCC hành chính nhà nước theo yêu cầu cải cách hành chính ở Việt Nam hiện nay bao gồm các nội dung: Khái niệm, đặc điểm CBCC hành chính nhà nước; vị trí, vai trò của đội ngũ CBCC hành chính nhà nước trong công cuộc cải cách hành chính hiện nay; tính tất yếu khách quan, yêu cầu và các điều kiện bảo đảm xây dựng đội ngũ cán CBCC hành chính nhà nước đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính ở Việt Nam hiện nay.

Qua đánh giá thực trạng vấn đề xây dựng đội ngũ CBCC hành chính nhà nước của tỉnh Bình Phước gồm các nội dung: Công tác xây dựng đội ngũ CBCC hành chính nhà nước tỉnh Bình Phước; thực trạng đội ngũ CBCC hành chính nhà nước tỉnh Bình Phước.

Luận văn đã đề xuất các quan điểm và giải pháp để xây dựng đội ngũ CBCC hành chính nhà nước của tỉnh Bình Phước gồm các nội dung: Quan điểm xây dựng đội ngũ CBCC hành chính nhà nước của tỉnh Bình Phước; những giải pháp xây dựng đội ngũ CBCC hành chính nhà nước theo yêu cầu cải cách hành chính của tỉnh Bình Phước.

Xuất phát từ yêu cầu của nhiệm vụ CNH - HĐH, đô thị hoá của huyện ngoại thành Hà Nội tác giả Luận văn chọn đề tài “Hoàn thiện chính sách đào tạo phát

triển nguồn nhân lực ở huyện Đông Anh giai đoạn 2006-2010“.

Trên cơ sở các vấn đề nguồn nhân lực và đào tạo phát triển nguồn nhân lực trong điều kiện CNH - ĐTH đó là: Nguồn nhân lực và các đặc điểm cơ bản nguồn nhân lực trong quá trình CNH, ĐTH nhanh; Những vấn đề cơ bản của chính sách đào tạo phát triển nguồn nhân lực; Kinh nghiệm đào tạo phát triển nguồn nhân lực ở các nước Châu Á và khu vực Đông Nam Á. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cùng với việc đánh giá thực trạng chính sách đào tạo phát triển nguồn nhân lực ở huyện Đông Anh ngoại thành Hà Nội giai đoạn 2000-2005 gồm các nội dung:

Tổng quan về sự phát triển kinh tế xã hội huyện Đông Anh giai đoạn 2000-2005; Thực trạng chính sách đào tạo phát triển nguồn nhân lực của huyện Đông Anh thời kỳ 2000 - 2005; Những vấn đề đặt ra trong nghiên cứu thực trạng.

Tác giả Luận văn đã đề xuất các phương hướng, biện pháp hoàn thiện chính sách đào tạo phát triển nguồn nhân lực huyện Đông Anh giai đoạn 2006 - 2010, gồm các vấn đề: Dự báo nhu cầu đào tạo thời kỳ 2006 - 2010 của huyện Đông Anh; Hoàn thiện hệ thống chính sách đào tạo phát triển nguồn nhân lực ở huyện Đông Anh giai đoạn 2006-2010; một số kiến nghị về điều kiện bảo đảm việc thực thi các chính sách đào tạo phát triển nguồn nhân lực ở huyện Đông Anh giai đoạn 2006 - 2010.

Trên cơ sở yêu cầu, đòi hỏi của nguồn nhân lực về quản lý kinh tế trong sự nghiệp đổi mới CNH - HĐH của đất nước Luận văn “Nâng cao chất lượng nguồn

nhân lực quản lý nhà nước về kinh tế ở thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình“ đã tập trung nghiên cứu các nội dung

Dựa theo tổng hợp lý luận và thực tiễn về chất lượng nguồn nhân lực quản lý nhà nước về kinh tế gồm các nội dung: Nguồn nhân lực và chất lượng nguồn nhân lực quản lý nhà nước về kinh tế; các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực quản lý nhà nước về kinh tế; kinh nghiệm và bài học rút ra của một số địa phương trong nước về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quản lý nhà nước về kinh tế.

Từ đánh giá và phân tích thực trạng chất lượng nguồn nhân lực quản lý nhà nước về kinh tế ở thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình gồm: Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội và ảnh hưởng của nó đến nguồn nhân lực quản lý nhà nước về kinh tế ở thành phố Ninh Bình; thực trạng chất lượng nguồn nhân lực quản lý nhà nước về kinh tế ở thành phố Ninh Bình; những hạn chế và nguyên nhân hạn chế chủ yếu đối với chất lượng nguồn nhân lực quản lý nhà nước về kinh tế ở thành phố Ninh Bình.

Luận văn đã trình bày các phương hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quản lý nhà nước về kinh tế ở thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình đó là: Bối cảnh phát triển và phương hướng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quản lý nhà nước về kinh tế ở thành phố Ninh Bình và giải

pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quản lý nhà nước về kinh tế ở thành phố Ninh Bình trong thời gian tới.

Nhận thức rõ vai trò, vị trí quan trọng của đội ngũ CBCC cơ sở trong đội ngũ

CBCC Luận văn “Nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cấp cơ sở ở tỉnh Nghệ An

trong điều kiện đẩy mạnh cải cách hành chính“ đã nghiên cứu, phân tích các nội dung:

Cơ sở lý luận và thực tiễn về nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cấp cơ sở trong điều kiện đẩy mạnh cải cách hành chính gồm các nội dung: Một số vấn đề về CBCC cấp cơ sở; chất lượng đội ngũ CBCC cấp cơ sở trong điều kiện đẩy mạnh cải cách hành chính; Kinh nghiệm của một số địa phương về nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cấp cơ sở.

Thực trạng về chất lượng đội ngũ CBCC cấp cơ sở ở tỉnh Nghệ An gồm các nội dung: điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội có ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ CBCC cấp cơ sở; thực trạng chất lượng đội ngũ CBCC cấp cơ sở; đánh giá chất lượng đội ngũ CBCC cấp cơ sở ở tỉnh Nghệ An hiện nay.

Các định hướng và giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cấp cơ sở ở tỉnh Nghệ An trong điều kiện đẩy mạnh cải cách hành chính gồm các nội dung: Định hướng nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cấp cơ sở trong điều kiện đẩy mạnh cải cách hành chính; các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cấp cơ sở ở tỉnh Nghệ An trong điều kiện đẩy mạnh cải cách hành chính.

Nhằm góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề mang tính lý luận và thực tiễn đặt ra đối với đội ngũ CBCC cấp xã để từ đó có các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC theo yêu cầu sự nghiệp CNH - HĐH Luận văn “Nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã đáp ứng yêu cầu sự nghiệp CNH - HĐH ở tỉnh Nghệ An“ đã tập trung vào mội số nội dung chính:

Lý luận đội ngũ CBCC cấp xã và chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã gồm các nội dung: Khái quát chung về chính quyền cấp xã; đội ngũ CBCC cấp xã; chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã.

Thực trạng chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã tỉnh Nghệ An gồm: Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An; thực trạng chất lượng đội ngũ

CBCC tỉnh Nghệ An; đánh giá chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã tỉnh Nghệ An. Các quan điểm và giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã đáp ứng yêu cầu sự nghiệp CNH - HĐH ở tỉnh Nghệ An gồm các nội dung: Các quan điểm nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã tỉnh Nghệ An và các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã tỉnh Nghệ An trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức hành chính cấp huyện ở huyện thuận châu, tỉnh sơn la (Trang 27 - 33)