Có nhiều nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng đội ngũ CCHC nói chung và CCHC cấp huyện nói riêng, bao gồm các nhân tố như tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của đất nước và từng địa phương; trình độ văn hóa, chất lượng của nền giáo dục đào tạo, sự phát triển của nền giáo dục quốc dân; sự phát triển của thị trường lao động, sự mở cửa giao lưu hội nhập quốc tế... Chất lượng đội ngũ CCHC nói chung và CCHC cấp huyện nói riêng chịu ảnh hưởng bởi rất nhiều nhân tố, gồm có cả những nhân tố khách quan và những nhân tố chủ quan.
+ Các nhân tố mang tính chất khách quan ảnh hưởng tới chất lượng đội ngũ CCHC cấp huyện như: Tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của đất nước và từng địa phương; trình độ văn hóa, chất lượng của nền giáo dục đào tạo, sự phát triển của nền giáo dục quốc dân; sự phát triển của thị trường lao động; sự mở cửa, giao lưu, hội nhập quốc tế...
+ Các nhân tố chủ quan ảnh hưởng tới chất lượng đội ngũ CCHC cấp huyện gồm: Công tác tuyển dụng, bố trí, sử dụng CCHC; công tác quy hoạch CCHC; đào tạo, bồi dưỡng CCHC; nhận xét, đánh giá, phân loại, khen thưởng kỷ luật CCHC; chế đô tiền lương, phụ cấp và điều kiện làm việc và thể chế quản lý CCHC.
2.3.1 Công tác tuyển dụng, bố trí, sử dụng CCHC
Tuyển dụng, bố trí, sử dụng CCHC là khâu quan trọng hàng đầu, quyết định tới chất lượng của đội ngũ CCHC nói chung và CCHC cấp huyện nói riêng.
Tuyển dụng là việc lựa chọn những người thực sự có đủ tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn, năng lực, phẩm chất đạo đức tốt để bổ sung cho đội ngũ CCHC cấp huyện. Việc tuyển dụng có thể thực hiện qua thi tuyển hoặc xét tuyển. Theo quy định hiện hành của nhà nước thì tuyển chọn CCHC cấp huyện đều phải thông qua thi tuyển.
Bố trí CCHC là việc sắp xếp công chức vào đảm nhận một vị trí việc làm trong các cơ quan quản lý nhà nước. Việc bố trí CCHC phải đúng vị trí việc làm, đúng trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đúng ngạch bậc công chức và đúng biên chế
công chức được giao thì mới phát huy hiệu quả công tác, tránh lãng phí nhân lực, tiền của cho tổ chức.
Sử dụng CCHC là việc người lãnh đạo, quản lý căn cứ vào yêu cầu của công việc, lựa chọn, bố trí CCHC có đủ trình độ, năng lực, đạo đức, sức khỏe, kinh nghiệm vào đảm nhận một vị trí việc làm hoặc thực thi một công vụ.
Trong thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước và mở rộng hội nhập quốc tế của nước ta hiện nay, các cấp, các ngành cần đặc biệt quan tâm tới công tác tuyển dụng, bố trí và sử dụng CCHC.
2.3.2 Công tác quy hoạch CCHC
Quy hoạch CBCC nói chung và quy hoạch CCHC nói riêng là quá trình thực hiện đồng bộ các chủ trương, biện pháp để tạo nguồn và xây dựng đội ngũ công chức trên cơ sở dự báo nhu cầu công chức, nhằm đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị, công việc được giao của một tổ chức.
Quy hoạch CCHC là việc lựa chọn những người có đủ các tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn, năng lực công tác, đạo đức, sức khỏe, kinh nghiệm công tác, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ của từng địa phương, từng ngành, từng cơ quan trong trước mắt và lâu dài, để đưa vào nguồn kế cận, nhằm tạo nguồn bổ sung CCHC.
Phạm vi quy CCHC thường được xây dựng cho 5 năm và 10 năm tới. Hàng năm có rà soát, điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ.
Đối tượng quy hoạch là CCHC ở từng cấp, từng ngành, từng địa phương. Có quy hoạch công chức lãnh đạo quản lý, nhưng cũng có quy hoạch công chức chuyên môn. Ngoài ra còn có quy hoạch để tạo nguồn để xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhân tài, bồi dưỡng những công chức trẻ, là nữ, là người dân tộc thiểu số...
Vì vậy, quy hoạch là một trong những nội dung trọng yếu của công tác cán bộ; đảm bảo cho công tác cán bộ đi vào khuân khổ, chủ động, có tầm nhìn xa, đáp ứng yêu cầu trước mắt và lâu dài; là tiền đề cho việc đào tạo, bồi dưỡng và bố trí, sử dụng CCHC trong tương lai.