công CCHC cấp huyện
2.1.1.Khái niệm, bản chất của công chức hành chính
2.1.1.1.Khái niệm chung về công chức
Khái niệm công chức gắn liền với sự ra đời công chức ở các nước tư bản phương Tây. Từ nửa cuối thế kỷ XIX, tại nhiều nước đã thực hiện chế độ công chức thời gian tương đối lâu, công chức được hiểu là những công dân được tuyển dụng và bổ nhiệm giữ một công vụ thường xuyên trong một công sở của Nhà nước ở trung ương hay địa phương, ở trong nước hay ngoài nước, đã được xếp vào một ngạch và hưởng lương từ ngân sách Nhà nước.
Từ điển giải thích thuật ngữ hành chính định nghĩa công chức là: “Người được tuyển dụng và bổ nhiệm vào làm việc trong một cơ quan của Nhà nước ở trung ương hay ở địa phương, làm việc thường xuyên, toàn bộ thời gian, được xếp vào ngạch của hệ thống ngạch bậc, được hưởng lương từ ngân sách Nhà nước, có tư cách pháp lý khi thi hành công vụ của Nhà nước”. Định nghĩa này bao quát được
các điều kiện để trở thành công chức là:
- Được tuyển dụng và bổ nhiệm để làm việc thường xuyên; - Làm việc trong công sở;
- Được xếp vào một ngạch của hệ thống ngạch bậc; - Được hưởng lương từ ngân sách Nhà nước;
- Có tư cách pháp lý khi thi hành công vụ.
Ở Việt Nam, sau cánh mạng tháng 8 năm 1945 thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa ra đời, ngày 20-5-1950 Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số
76/SL về Quy chế công chức, tại Điều I, mục 1 công chức được định nghĩa là:"Những công dân Việt Nam, được chính quyền nhân dân tuyển dụng để giữ một
vị trí thường xuyên trong các cơ quan của Chính phủ ở trong hay ngoài nước”. Tuy nhiên, do hoàn cảnh chiến tranh chống thực dân pháp và đế quốc mỹ của đất nước ta, quy chế này không được triển khai, thực hiện đầy đủ và trên thực tế các nội dung cơ bản của nó không được áp dụng. Trong suốt thời gian dài sau đó, mặc dù không có một văn bản nào của Nhà nước phủ định tính pháp lý của Sắc lệnh số 76/SL.
Sau ngày giải phóng Miền Nam (ngày 30/4/1975), thống nhất đất nước, cả nước bắt tay và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, để hoàn thiện chính sách pháp luật, ngày 26-12-1998, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh
cán bộ, công chức, gồm 7 chương, 48 điều. Trước yêu cầu củng cố và nâng cao chất
lượng đội ngũ công chức nhằm đáp ứng yêu cầu thời kỳ mới, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã 2 lần sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh cán bộ, công chức. Lần thứ nhất vào ngày 28-4-2000; Lần thứ 2, thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa IX), Chính phủ đã đề nghị Uỷ ban Thường vụ Quốc hội điều chỉnh, bổ sung một số điều của Pháp lệnh cán bộ, công chức và thông qua ngày 29-4-2003.
Để tiếp tục hoàn thiện chính sách pháp luật nhằm đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh CHN-HĐH đất nước và hội nhấp quốc tế, Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam khóa XII đã ban hành Luật cán bộ, công chức (Luật số: 22/2008/QH12). Theo quy định tại Luật cán bộ, công chức năm 2008, từ đó đến nay khái niệm về cán bộ, công chức được thống nhất như sau:
Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước( Điều 4 Luật cán bộ, công chức năm 2008).
Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc
Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước ( Điều 4 Luật cán bộ, công
chức năm 2008).
Như vậy khái niệm công chức của nước ta bao hàm một phạm vi rộng hơn so với khái niệm công chức của các quốc gia khác trên thế giới. Phạm trù công chức của ta không giới hạn trong phạm vi nền hành chính nhà nước mà nó còn bao gồm cả hệ thống chính trị. Đó là đặc thù xuất phát từ hệ thống chính trị của ta.
2.1.1.2. Khái niệm, bản chất công chức hành chính nhà nước
Quản lý nhà nước (QLNN) còn được gọi là quản lý HCNN là hoạt động tổ chức và điều hành để thực hiện quyền lực nhà nước. Đó chính là chức năng quan trọng nhất của bất kỳ nhà nước nào. “Theo nghĩa rộng, QLNN là sự tổ chức và quản lý sự vụ hữu quan của mọi tổ chức và đoàn thể xã hội, theo nghĩa hẹp là hoạt động quản lý HCNN do Chính phủ đại diện Nhà nước thực thi và bảo đảm bằng sức cưỡng chế của nhà nước”. Trên thực tế, QLNN luôn kết hợp giữa sự quản lý theo lãnh thổ, quản lý theo lĩnh vực và quản lý theo ngành.
Mỗi một quốc gia có những quan niệm và định nghĩa khác nhau về công chức, trong đó sự biểu hiện khác biệt lớn nhất là đối tượng, phạm vi công chức hay nói cách khác, sự khác nhau chính là ở chỗ xác định ai là công chức HCNN. Mặc dù có sự khác nhau, song nhìn chung các quan niệm, định nghĩa đều cho rằng một công chức HCNN của một quốc gia nào đó nếu có đủ các đặc trưng sau đây:
- Là công dân của quốc gia đó.
- Được tuyển dụng vào làm việc trong các cơ quan HCNN. - Được xếp vào ngạch.
- Được hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
- Thừa hành các quyền lực nhà nước giao cho, chấp hành các công vụ của nhà nước và quản lý nhà nước.
Từ điều 4 Luật cán bộ, công chức, khái niệm về công chức cho đến nay nước ta chưa có một bộ luật nào quy định riêng đối với công chức làm trong các cơ quan hành chính nhà nước (HCNN). Luật cán bộ, công chức năm 2008 là sự điều chỉnh chung đối với cả cán bộ, công chức làm trong các cơ quan Đảng, tổ chức chính trị - xã hội; công chức trong các cơ quan HCNN; công chức xã, phường; thị trấn; công chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước. Sở dĩ như vậy là do hệ thống chính trị nước ta dựa trên nguyên tắc cơ bản: “Tất cả quyền lực thuộc về nhân dân”; Hệ thống chính trị của nước ta là hệ thống các tổ chức mà qua đó nhân dân lao động thực hiện quyền lực chính trị của mình. Hệ thống chính trị đó bao gồm: Đảng cộng sản Việt Nam; Nhà nước CHXHCN Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội.
Theo khái niệm về công chức được quy định tại điều 4 Luật cán bộ, công chức; do đặc điểm của hệ thống chính trị của nước ta, có thể khái niệm CCHC như sau: Công chức hành chính nhà nước là những công chức được sắp xếp vào ngạch
hành chính, làm việc tại các cơ quan hành chính nhà nước ở trung ương và địa phương, trong biên chế hành chính và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
Từ khái niệm, đặc điểm của công chức hành chính nhà nước, ta có thể xác định bản chất của công chức HCNN nhà nước là những người làm việc trong các cơ quan HCNN từ trung ương đến địa phương; là người thừa hành các quyền lực nhà nước giao; chấp hành các công vụ của nhà nước và thực hiện chức năng quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật.
Tóm lại : Chế độ công vụ, CCHC là nội dung quan trọng trong hoạt động của
nền hành chính quốc gia. Trong thời kỳ đổi mới, CCHC vừa là đối tượng của quá trình đổi mới, cải cách, vừa là thước đo của quá trình đổi mới, dân chủ hóa đời sống xã hội. Sau 27 năm đổi mới, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, hoạt động của đội ngũ CCHC đã góp phần làm thay đổi diện mạo nền hành chính nhà nước, tạo tiền đề cho Việt Nam hội nhập sâu, rộng với các nước trong khu vực và trên thế
giới. Đội ngũ CCHC thường xuyên được xây dựng, củng cố và nâng cao về chất lượng, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.