Vị trí, vai trò của đội ngũ công chức hành chính cấp huyện

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức hành chính cấp huyện ở huyện thuận châu, tỉnh sơn la (Trang 42 - 49)

2.1.2.1 Tổ chức, bộ máy hành chính cấp huyện

Huyện, Quận, Thị xã, Thành Phố thuộc tỉnh (sau đây gọi tắt là cấp huyện) là đơn vị hành chính thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; là nơi cụ thể hóa và triển khai, thực hiện các chủ trương, chỉ thị, nghị quyết của Đảng, hiến pháp và pháp luật của nhà nước; là nơi tổ chức thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh; chỉ đạo hoặc trực tiếp giải quyết các chế độ, chính sách có liên quan đến quyền và lợi ích của các tổ chức, cá nhân.

Bộ máy hành chính cấp huyện gồm: Hội Đồng Nhân Dân (HĐND) huyện, Ủy Ban Nhân Dân (UBND) huyện và các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện. Theo quy định tại Luật tổ chức HĐND, UBND năm 2003: Hội đồng nhân

dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên.

Hội đồng nhân dân quyết định những chủ trương, biện pháp quan trọng để phát huy tiềm năng của địa phương, xây dựng và phát triển địa phương về kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, không ngừng cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân địa phương, làm tròn nghĩa vụ của địa phương đối với cả nước.

Hội đồng nhân dân thực hiện quyền giám sát đối với hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp; giám sát việc thực hiện các nghị quyết của Hội đồng nhân dân; giám sát việc tuân theo pháp luật của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và của công dân ở địa phương.

Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân được tổ chức ở các đơn vị hành chính: Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Xã, phường, thị trấn.

Uỷ ban nhân dân do Hội đồng nhân dân bầu là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân cùng cấp và cơ quan nhà nước cấp trên.

Uỷ ban nhân dân chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp nhằm bảo đảm thực hiện chủ trương, biện pháp phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh và thực hiện các chính sách khác trên địa bàn.

Uỷ ban nhân dân thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương, góp phần bảo đảm sự chỉ đạo, quản lý thống nhất trong bộ máy hành chính nhà nước từ trung ương tới cơ sở.

Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo Hiến pháp, luật và các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên; phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, ngăn ngừa và chống các biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng, lãng phí, vô trách nhiệm và các biểu hiện tiêu cực khác của cán bộ, công chức và trong bộ máy chính quyền địa phương.

Vị trí, chức năng của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện được quy định tại điều 3 Nghị định số: 14/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 của Chính Phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh: “Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện là cơ

quan tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện và theo quy định của pháp luật; góp phần bảo đảm sự thống nhất quản lý của ngành hoặc lĩnh vực công tác ở địa phương. Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và

công tác của Ủy ban nhân dân cấp huyện, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh”.

Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện gồm có phòng và cơ quan tương đương phòng. Tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện được quy định tại điều 7, điều 8 Nghị định 14; điều 1 Nghị định số 12/NĐ- CP ngày 26/2/2010 của Chính Phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 14/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 của Chính Phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, bao gồm 13 phòng, cụ thể như sau:

* Phòng Nội vụ: tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước các lĩnh vực: tổ chức; biên chế các cơ quan hành chính, sự nghiệp nhà nước; cải cách hành chính; chính quyền địa phương; địa giới hành chính; cán bộ, công chức, viên chức nhà nước; cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn; hội, tổ chức phi chính phủ; văn thư, lưu trữ nhà nước; tôn giáo; thi đua - khen thưởng.

* Phòng Tư pháp: tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật; phổ biến, giáo dục pháp luật; thi hành án dân sự; chứng thực; hộ tịch; trợ giúp pháp lý; hoà giải ở cơ sở và các công tác tư pháp khác.

* Phòng Tài chính - Kế hoạch: tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực: tài chính, tài sản; kế hoạch và đầu tư; đăng ký kinh doanh; tổng hợp, thống nhất quản lý về kinh tế hợp tác xã, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân.

* Phòng Tài nguyên và Môi trường: tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: tài nguyên đất; tài nguyên nước; tài nguyên khoáng sản; môi trường; khí tượng, thuỷ văn; đo đạc, bản đồ và biển (đối với những địa phương có biển).

* Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội: tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực: lao động; việc làm; dạy nghề; tiền lương; tiền công; bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp; an toàn lao động; người có công; bảo trợ xã hội; bảo vệ và chăm sóc trẻ em; phòng, chống tệ nạn xã hội; bình đẳng giới.

* Phòng Văn hoá và Thông tin: tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: văn hoá; gia đình; thể dục, thể thao; du lịch; bưu chính, viễn thông và Internet; công nghệ thông tin, hạ tầng thông tin; phát thanh; báo chí; xuất bản.

* Phòng Giáo dục và Đào tạo: tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực giáo dục và đào tạo, bao gồm: mục tiêu, chương trình và nội dung giáo dục và đào tạo; tiêu chuẩn nhà giáo và tiêu chuẩn cán bộ quản lý giáo dục; tiêu chuẩn cơ sở vật chất, thiết bị trường học và đồ chơi trẻ em; quy chế thi cử và cấp văn bằng, chứng chỉ; bảo đảm chất lượng giáo dục và đào tạo.

* Phòng Y tế: tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân, gồm: y tế cơ sở; y tế dự phòng; khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng; y dược cổ truyền; thuốc phòng bệnh, chữa bệnh cho người; mỹ phẩm; vệ sinh an toàn thực phẩm; bảo hiểm y tế; trang thiết bị y tế; dân số.

* Thanh tra huyện: tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân cấp huyện; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.

* Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân: tham mưu tổng hợp cho Ủy ban nhân dân về hoạt động của Ủy ban nhân dân; tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện về công tác dân tộc; tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân về chỉ đạo, điều hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân; cung cấp thông tin phục vụ

quản lý và hoạt động của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và các cơ quan nhà nước ở địa phương; đảm bảo cơ sở vật chất, kỹ thuật cho hoạt động của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân.

* Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: nông nghiệp; lâm nghiệp; diêm nghiệp; thuỷ lợi; thuỷ sản; phát triển nông thôn; phát triển kinh tế hộ, kinh tế trang trại nông thôn, kinh tế hợp tác xã nông, lâm, ngư, diêm nghiệp gắn với ngành nghề, làng nghề nông thôn trên địa bàn xã;

* Phòng Công Thương: tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công nghiệp; tiểu thủ công nghiệp; thương mại; xây dựng; phát triển đô thị; kiến trúc, quy hoạch xây dựng; vật liệu xây dựng; nhà ở và công sở; hạ tầng kỹ thuật đô thị (gồm: cấp, thoát nước; vệ sinh môi trường đô thị; công viên, cây xanh; chiếu sáng; rác thải; bến, bãi đỗ xe đô thị); giao thông; khoa học và công nghệ.

* Phòng Dân Tộc: tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác dân tộc.

Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện cụ thể như sau:

- Trình Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định, chỉ thị; quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 05 năm và hàng năm; chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước được giao. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật, quy hoạch, kế hoạch sau khi được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý được giao.

- Giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện và chịu trách nhiệm về việc thẩm

định, đăng ký, cấp các loại giấy phép thuộc phạm vi trách nhiệm và thẩm quyền của cơ quan chuyên môn theo quy định của pháp luật và theo phân công của Ủy ban nhân dân cấp huyện.

- Giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý nhà nước đối với tổ chức kinh tế tập

thể, kinh tế tư nhân, các hội và tổ chức phi chính phủ hoạt động trên địa bàn thuộc các lĩnh vực quản lý của cơ quan chuyên môn theo quy định của pháp luật.

- Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về lĩnh vực quản lý của cơ quan chuyên môn

cho cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn.

- Tổ chức ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ; xây dựng hệ thống thông tin,

lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước và chuyên môn nghiệp vụ của cơ quan chuyên môn cấp huyện.

- Thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực

hiện nhiệm vụ được giao theo quy định của UBND cấp huyện và sở quản lý ngành, lĩnh vực.

- Kiểm tra theo ngành, lĩnh vực được phân công phụ trách đối với tổ chức, cá

nhân trong việc thực hiện các quy định của pháp luật; giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng, lãng phí theo quy định của pháp luật và phân công của Ủy ban nhân dân cấp huyện.

- Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, thực hiện chế độ, chính sách, chế độ đãi ngộ,

khen thưởng, kỷ luật, đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý của cơ quan chuyên môn cấp huyện theo quy định của pháp luật, theo phân công của UBND cấp huyện.

- Quản lý tài chính, tài sản của cơ quan chuyên môn theo quy định của pháp

luật và phân công của Ủy ban nhân dân cấp huyện.

- Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân và chủ tịch Ủy ban

nhân dân cấp huyện giao hoặc theo quy định của pháp luật.

2.1.2.2 Vị trí, vai trò của đội ngũ công chức hành chính cấp huyện

Đội ngũ công chức là bộ phận quan trọng trong nền HCNN của một quốc gia. Sự ra đời, phát triển của công chức HCNN là sự phát triển và hoàn thiện của nhà nước pháp quyền. Xã hội càng phát triển bao nhiêu thì càng cần một đội ngũ

công chức có năng lực, trình độ chuyên môn cao bấy nhiêu để đảm bảo quản lý và thúc đẩy xã hội phát triển.

Đội ngũ công chức HCNN cấp huyện có vị trí đặc biệt quan trọng trong hệ thống chính trị cấp huyện; là những người thừa hành các quyền lực nhà nước giao; chấp hành các công vụ của nhà nước và thực hiện chức năng quản lý nhà nước trên địa bàn huyện theo quy định của pháp luật; là những người quyết định tính hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy chính quyền cấp huyện; là những người quyết định sự thành công hay thất bại của các nhiệm vụ Kinh tế - Xã hội, Quốc phòng - An ninh... trên địa bàn huyện.

Thực tiễn cho thấy, đội ngũ công chức HCNN cấp huyện có vai trò sau: - Đóng vai trò chủ đạo trong công cuộc đổi mới và xây dựng huyện. Một huyện có đội ngũ công chức HCNN đầy đủ phẩm chất chính trị, có trình độ chuyên môn và năng lực, có tinh thần trách nhiệm cao, sẵn sàng cống hiến cho sự nghiệp xây dựng đất nước là một huyện mạnh.

- Là lực lượng nòng cốt trong hệ thống chính trị của huyện, có nhiệm vụ hoạch định các chính sách phát triển Kinh tế - Xã hội, đảm bảo Quốc phòng - An ninh của huyện; là những người đưa các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước trở thành thực tiễn; tiếp thu tâm tư, nguyện vọng chính đáng của nhân dân trong huyện, nắm bắt những yêu cầu thực tiễn của cuộc sống để phản ảnh kịp thời với Đảng và Nhà nước để Đảng và Nhà nước tiếp tục đề ra được những chủ trương, chính sách sát với thực tiễn.

- Là nguồn nhân lực quan trọng có vai trò quyết định trong việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả của bộ máy HCNN cấp huyện, là một trong những nguồn nhân lực quan trọng trong công cuộc CNH, HĐH đất nước và hội nhập quốc tế.

- Là đội ngũ chủ yếu, trực tiếp tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và nhà nước trên địa bàn huyện; tổ chức QLNN và kiểm tra ở tất cả các ngành, lĩnh vực trên địa bàn huyện theo quy định của pháp luật.

Hiện nay, đất nước ta đang đẩy mạnh công cuộc CNH-HĐH và hội nhập quốc tế, vai trò của đội ngũ công chức HCNN nói chung và đội ngũ công chức hành chính cấp huyện nói riêng càng trở nên quan trọng, bởi vì:

- Môi trường trong nước và quốc tế có nhiều biến động, kinh tế - xã hội đang phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu và có sự cạnh tranh quyết liệt trên thị trường, sự cạnh tranh giữa các quốc gia; xu hướng toàn cầu hóa, khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là công nghệ thông tin khiến cạnh tranh trên thị

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức hành chính cấp huyện ở huyện thuận châu, tỉnh sơn la (Trang 42 - 49)