Kinh nghiệm của một số nước trong khu vực về nâng cao chất lượng độ

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức hành chính cấp huyện ở huyện thuận châu, tỉnh sơn la (Trang 66 - 69)

đội ngũ CCHC nhà nước

* Kinh nghiệm của Trung Quốc

Trung Quốc là nước có diện tích rộng thứ 4 trên thế giới (9.596.960 Km2), có dân số đông nhất thế giới 1.343 triệu người (năm 2012). Mặc dù phải đối mặt với rất nhiều vấn đề, song nền kinh tế Trung Quốc kể từ khi thực hiện chiến lược cải cách năm 1978 đã có nhiều khởi sắc. Trung Quốc được đánh giá là nước có tốc độ tăng GDP hàng năm vào loại cao nhất thế giới và tương đối ổn định trong nhiều năm (trên 7%). Nguyên nhân cơ bản dẫn đến thành công này cũng chính là việc

Trung Quốc đã có những chiến lược, những chính sách hợp lý trong việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, hội nhập kinh tế quốc tế.

Tôn chỉ của Trung Quốc trong sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao là

“tôn trọng trí thức, tôn trọng nhân tài kế lớn trăm năm chấn hưng đất nước” chính

là một nguyên nhân dẫn đến thành công của đất nước đông dân này.

Một nguyên nhân nữa dẫn đến thành công của Trung Quốc là do việc xây dựng đội ngũ công chức hành chính nhà nước các cấp. Trung Quốc cho rằng việc trẻ hoá đội ngũ công chức hành chính nhà nước là nhu cầu của quá trình hiện đại hoá, là điều kiện quan trọng trong việc phát triển đất nước. Trong tổng số 344 Uỷ viên Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (khoá XV), 92% có trình độ đại học trở lên. Tuổi bình quân của ban lãnh đạo là 55,9, trong đó có 72 Uỷ viên Ban chấp hành trung ương Đảng dưới 50 tuổi.

Bên cạnh xu thế trẻ hoá đội ngũ cán bộ, Trung Quốc rất quan tâm xây dựng đội ngũ công chức HCNN. Thẩm Quyến là một trong số những đặc khu kinh tế của Trung Quốc được Chính phủ giao nhiệm vụ đi đầu trong việc xây dựng chế độ công chức nhà nước để rút kinh nghiệm tiến tới triển khai ra toàn quốc. Trong một thời gian ngắn (7-8 năm), Thẩm Quyến từ một thị trấn nhỏ bé, lạc hậu đã trở thành một thành phố hiện đại. Nguyên nhân chủ yếu của thắng lợi này là “đã xây dựng được

một đội ngũ cán bộ có trình độ chính trị và tố chất nghiệp vụ tương đối cao”.

Xây dựng đội ngũ công chức HCNN ở Thẩm Quyến được bắt đầu từ việc xác lập công tác quy hoạch đào tạo, xây dựng bộ máy đào tạo và cơ sở đào tạo đến việc thể chế hoá đội ngũ công chức HCNN. Nhờ đó, từ chỗ chỉ có 9% cán bộ, công chức có trình độ đại học trở lên đến năm 1987 Thẩm Quyến đã có 37,2 %. Trong tổng số 43.583 công chức của Thẩm Quyến thì số được đào tạo là 20.000 người. Bên cạnh đó, đặc khu đã tiến hành một loạt cải cách về chế độ nhân sự hiện có. Chính quyền đặc khu đã cải cách chế độ điều động, phân công cán bộ, thực hiện nhiều phương thức điều phối, lấy việc tuyển mộ là chính; kết hợp giáo dục với huấn luyện chuyên ngành để bồi dưỡng nhân tài; cải cách chế độ sát hạch, thực hiện thăm

dò ý kiến quần chúng, bình xét công chức một cách dân chủ; mở rộng việc quản lý và giám sát; cải cách chế độ bổ nhiệm cán bộ, thực hành chế độ uỷ nhiệm, thi vào làm việc theo nhiệm kỳ, trước khi nhận chức vụ lãnh đạo phải qua tập sự. Chính quyền đặc khu còn tiến hành điều tra, phân tích chức vị của các nhân viên làm việc trong các cơ quan nhà nước, đưa ra những quy định tương đối chi tiết về chế độ trách nhiệm theo cương vị của các loại, các cấp cán bộ; cải cách chế độ tiền lương, định ra biểu lương với 48 bậc...

Kinh nghiệm của Thẩm Quyến đã trở thành hình mẫu cho nhiều địa phương khác của Trung Quốc trong việc xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ công chức quản lý nhà nước.

* Kinh nghiệm của Hàn Quốc

Nếu cách đây 30 năm tổng sản phẩm quốc nội của Hàn Quốc chỉ đứng ngang với các nước nghèo ở châu Phi và châu Á thì hiện nay, tổng sản phẩm quốc nội của Hàn Quốc xếp thứ 10 trên thế giới. Năm 2005 GDP danh nghĩa của Hàn Quốc ước đạt khoảng 789 tỉ USD, GDP tính theo sức mua tương đương (PPP) ước đạt khoảng 1.097 tỉ USD. Thu nhập bình quân đầu người tính theo GDP danh nghĩa và theo sức mua tương đương lần lượt là 16.270 USD và 22.620 USD (xếp thứ 33 và 34 thế giới). Năm 2010 tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm 2010 tăng 6,2%. Nguyên nhân của sự thành công này là ở chỗ: Hàn Quốc đã áp dụng chiến lược phát triển hướng ngoại với xuất khẩu là động lực và thực hiện chính sách xây dựng bộ máy hành chính gọn nhẹ, hữu hiệu.

Hệ thống công vụ của Hàn Quốc dựa trên quan niệm về “công quyền” và gắn chặt vào nguyên tắc “công trạng” , tức là tạo lập cho công chức các quyền hạn để thực thi nhiệm vụ và được đánh giá, đãi ngộ qua “công trạng”, loại bỏ dần chế độ bổng lộc, thực thi chế độ nghiêm ngặt, theo dõi và ghi lại quá trình công tác của công chức trong từng giai đoạn, coi đó là một chứng chỉ nghề nghiệp.

Mặt khác, Hàn Quốc rất coi trọng công tác đào tạo công chức. Mục tiêu đào tạo công chức là nâng cao kiến thức và kỹ năng để thực hiện tốt nhiệm vụ, nâng cao tính tích cực nhằm đạt hiệu quả tối ưu trong công việc, động viên công chức yên

tâm công tác. Việc đào tạo công chức không chỉ nhằm nâng cao kiến thức chuyên môn, kỹ năng quản lý mà còn đặc biệt đề cao việc bồi dưỡng nhân cách; nâng cao tinh thần trách nhiệm trong công vụ. Tất cả công chức Hàn Quốc đều được động viên tham gia một hình thức đào tạo nhân cách và tính tích cực để phát triển toàn diện, nhằm đề cao trách nhiệm và nhiệm vụ của họ với tư cách là một thành viên công vụ.

Tóm lại, ở các nước phát triển cũng như các quốc gia trong khu vực, động

lực thúc đẩy chủ yếu nền Kinh tế - Xã hội phát triển chính là sự đầu tư về nguồn lực con người, trong đó có đội ngũ công chức hành chính Nhà nước và coi đó là một yếu tố quan trọng đảm bảo QLNN về mọi lĩnh vực trong xã hội.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức hành chính cấp huyện ở huyện thuận châu, tỉnh sơn la (Trang 66 - 69)