Mục tiêu mở rộng thị trường
Khi doanh nghiệp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm thường dẫn tới doanh
số ngày càng tăng. Trên cơ sở đó, doanh nghiệp sẽ đạt những mục tiêu như giảm chi
phí, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay hay nguồn nhân lực, cải thiện lợi nhuận trên vốn kinh doanh... Mặt khác, doanh nghiệp có thể nâng cao uy tín của sản phẩm, tăng cường năng lực cạnh tranh.
Ý nghĩa của việc mở rộng thị trường
Một khi thị trường tiêu thụ được mở rộng, điều này sẽ mang lại ý nghĩa lớn cho doanh nghiệp trong kinh doanh như:
- Đảm bảo an toàn và phát triển cho doanh nghiệp. Trong tình trạng cạnh tranh gay gắt như hiện nay, nhiều doanh nghiệp gặp phải những khó khăn thì mục tiêu đầu tiên của doanh nghiệp là an toàn để tồn tại rồi mới nghĩ đến lợi nhuận. Có an toàn thì doanh nghiệp mới có thể tạo ra thế lực cạnh tranh và tìm kiếm lợi nhuận. Trong điều kiện kinh tế thị trường có rất nhiều rủi ro nếu các doanh nghiệp mở rộng thị trường được thì doanh nghiệp đó có nhiều lợi thế và tránh được những rủi ro xảy ra.
- Nâng cao được hiệu quả sản xuất kinh doanh: Một trong những mục đích mở rộng thị trường là nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư và tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu. Trên cơ sở mục tiêu này thì mở rộng thị trường còn có ý nghĩa trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, khi nghiên cứu thị
trường, nhu cầu sở thích của khách hàng, các phản ứng đã và sẽ có của đối thủ, sự biến động của môi trường kinh doanh... Các doanh nghiệp sẽ có các chiến lược đúng đắn, kịp thời, tận dụng cơ hội cũng như né tránh những nguy cơ, tạo ra được nhiều sản phẩm mới, cải tiến chất lượng phục vụ... tranh thủ làm hài lòng và lôi kéo được nhiều khách hàng nhất về phía doanh nghiệp.