2.2.1. Các nhân tố vĩ mô
2.2.1.1. Kinh tế
Đây là yếu tố có sự tác động trực tiếp đến công tác tiêu thụ nội địa của Công ty. Các nhân tố tác động chính là: Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, lãi suất, tỷ giá hối đoái, quá trình hội nhập vào các tổ chức… Tốc độ tăng trưởng khác nhau của nền kinh tế trong các giai đoạn thịnh vượng, suy thoái, phục hồi sẽ ảnh hưởng đến chi tiêu của người tiêu dùng. Khi nền kinh tế ở tốc độ tăng trưởng cao sẽ tạo cơ hội đầu tư, mở rộng hoạt động của Công ty. Nếu nền kinh tế sa sút, suy thoái sẽ dẫn đến giảm chi phí tiêu dùng đồng thời làm tăng các lực lượng cạnh tranh.
Bên cạnh đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ biện chứng nhân quả với thu nhập bình quân đầu người. Mức thu nhập bình quân đầu người cao sẽ tạo dẫn đến mức chi tiêu của họ cao, tạo cơ hội cho việc tiêu thụ sản phẩm của Công ty. Trong một số năm gần đây, mức thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam liên tục tăng cao, đời sống người dân được cải thiện rõ rệt, từ đó đã thúc đẩy cho việc tiêu dùng của người dân ngày càng cao. Dự báo năm 2007, thu nhập bình quân đầu người là 820 USD, tổng sản phẩm quốc nội sẽ đạt từ 8.2% - 8.5% (http://vneconomy.vn).
Quá trình hội nhập kinh tế, việc Việt Nam gia nhập vào các tổ chức quốc tế cũng là một tác động lớn đến thị trường nội địa. Khi Việt Nam đã gia nhập vào tổ chức Thương mại thế giới (WTO), điều này đã tạo rất nhiều thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam có thể mở rộng được thị trường, đưa sản phẩm của mình ra ngoài lãnh thổ để tiêu thụ, nhưng điều đó cũng tạo ra một khó khăn lớn cho việc tiêu thụ trong nước. Có thể dẫn đến việc các doanh nghiệp chỉ quan tâm đến việc xuất khẩu mà quên đi một thị trường nội địa rộng lớn, bỏ ngỏ thị trường trong nước. Trong khi đó, các doanh nghiệp nước ngoài thì lại nhảy vào thị trường nội địa ngày càng nhiều, tạo nên sự hỗn loạn và sức cạnh tranh ngày càng lớn.
Một thực tế hiện nay đối với các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản là: Các doanh nghiệp này đều tập trung trú trọng cho việc xuất khẩu sản phẩm của mình qua các nước, chiếm đến trên 80% doanh số, việc tiêu thụ nội địa của các doanh nghiệp này thường chiếm một tỷ lệ rất nhỏ, gọi là có và coi thị trường nội địa không quan trọng. Nhưng đến khi Việt Nam liên tục bị các nước nhập khẩu kiện về sản phẩm bán
phá giá, hay sản phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng (do nhiễm kháng sinh…), các nước này tiến hành kiểm soát gắt gao việc nhập khẩu các mặt hàng Thủy sản Việt Nam khiến cho việc xuất khẩu của các Công ty gặp khó khăn. Lúc này các doanh nghiệp Việt Nam mới bắt đầu quay về quan tâm đến phát triển thị trường nội địa. Đây là sự bất hợp lý của các doanh nghiệp Việt Nam. Các doanh nghiệp cần phải nhận thấy rằng, hiện nay nền kinh tế Việt Nam đang phát triển rất mạnh mẽ và thị trường hơn 80 triệu dân này là một thị trường tiêu thụ rất lớn.
Riêng đối với công ty Baseafood, sản phẩm của Công ty cũng chủ yếu phục vụ cho việc xuất khẩu, chỉ có thời gian gần đây mới thực sự quan tâm đến việc mở rộng thị trường nội địa.
2.2.1.2. Môi trường văn hóa – xã hội
Các vấn đề thuộc yếu tố văn hóa – xã hội như: thái độ tiêu dùng, sự thay đổi của tháp tuổi, vị trí vai trò của người phụ nữ, phong cách sống… Đây là những yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển thị trường nội địa của Công ty.
Ngày nay, đời sống của con người ngày càng được nâng cao, trình độ dân trí và thu nhập của người dân ngày càng được cải thiện vì vậy yêu cầu về sản phẩm ngày càng thay đổi và có những đòi hỏi cao hơn. Chính vì vậy, khi phát triển thị trường nội địa, các doanh nghiệp cần phải chú ý đến điều này.
Bên cạnh đó, hiện nay người Việt Nam đã có những thay đổi đáng kể trong vấn đề dinh dưỡng… Các sản phẩm hải sản có giá trị dinh dưỡng cao, vì vậy nó ngày càng được người tiêu dùng sử dụng trong các bữa ăn nhằm tăng dinh dưỡng cho cơ thể. Đặc biệt hơn là thói quen mua hàng ở các siêu thị hiện nay bắt đầu phát triển mạnh, đây là một thuận lợi cho các doanh nghiệp thủy hải sản phát triển hệ thống kênh phân phối siêu thị của mình.
2.2.1.3. Môi trường chính trị, luật pháp
Các nhân tố chính trị, luật pháp tác động đến công ty theo các hướng khác nhau, chúng có thể tạo ra cơ hội, trở ngại, thậm chí là rủi ro thực sự cho công ty. Sự ổn định về chính trị, sự nhất quán về quan điểm, chính sách, luôn là sự hấp dẫn đối với khách hàng nước ngoài. Hệ thống luật pháp được xây dựng hoàn thiện sẽ là cơ sở để kinh doanh ổn định.
2.2.1.4. Công nghệ chế biến
Đối với sản phẩm, công nghệ chế biến quyết định chất lượng cũng như khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng.Công nghệ càng hiện đại thì sản phẩm làm ra càng đạt được tiêu chuẩn về mặt chất lượng cũng như mẫu mã, kiểu dáng. Hiện nay, Công ty cũng đã và đang trang bị nhiều dây truyền chế biến nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng. Tuy nhiên, trong thời gian tới Công ty cũng cần phải cải tiến hơn nữa công nghệ chế biến để làm sao có thể cho ra được những sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng cao, kiểu dáng và mẫu mã đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.
2.2.1.5. Môi trường tự nhiên
Bà Rịa – Vũng Tàu là nơi phát triển kinh tế mạnh của đất nước, với mức thu nhập cao, vì vậy việc tiêu thụ mặt hàng chế biến cũng khá lớn. Bên cạnh đó việc đanh bắt cũng như nuôi trồng thủy sản cũng có nhiều thuận lợi. Tuy nhiên, nhu cầu của người tiêu dùng nội địa hiện nay đối với mặt hàng thủy sản là phải đảm bảo được chất lượng, mẫu mã…đối với mặt sản phẩm chế biến và độ tươi ngon đối với mặt hàng
chưa qua chế biến. Vì vậy, Công ty cần phải quan tâm hơn nữa vấn đề về sản phẩm
đầu ra của mình.
2.2.2. Các nhân tố vi mô 2.2.2.1. Khách hàng 2.2.2.1. Khách hàng
Là yếu tố quyết định đến sự thành bại của doanh nghiệp, quyết định sản phẩm
của doanh nghiệp có được thị trường chấp nhận hay không. Khách hàng có thể đem
đến cơ hội cho Công ty nhưng cũng có thể là mối đe dọa cho Công ty khi khách hàng ép giá sản phẩm của Công ty, bắt Công ty phải giảm giá hoặc yêu cầu rất khắt khe về sản phẩm…
Việt Nam hiện nay với dân số hơn 80 triệu người, có thể nói đây là một thị trường vô cùng rộng lớn và tiềm năng. Hiện tại thì người dân cũng dần có xu hướng chuyển sang dùng sản phẩm thủy sản nhiều hơn, tuy nhiên thì thói quen dùng thủy sản tươi sống vẫn chiếm đa số. Do đó, Công ty cần phải phát triển cả về hai loại sản phẩm mới qua sơ chế và sản phẩm chế biến hoàn chỉnh.
2.2.2.2. Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn
Các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn là các công ty chưa tham gia vào ngành nhưng có khả năng cạnh tranh nếu họ lựa chọn và gia nhập ngành. Càng nhiều công ty có
trong một ngành sản xuất thì cạnh tranh càng khốc liệt hơn, thị trường và lợi nhuận sẽ bị chia sẻ, vị trí của công ty sẽ bị thay đổi.
Những công ty được coi là đối thủ tiềm ẩn, khi tham gia vào ngành, do vào sau nên các công ty này đã biết được điểm mạnh, điểm yếu của các công ty hiện tại. Bên cạnh đó các công ty này thường có tiềm lực và công nghệ mới, đây sẽ là mối đe dọa cho Công ty.
2.2.2.3. Đối thủ cạnh tranh hiện tại
Nếu đối thủ cạnh tranh ngày càng yếu, công ty có cơ hội tăng giá bán và kiếm được nhiều lợi nhuận hơn. Ngược lại, khi các đối thủ cạnh tranh hiện tại mạnh thì sự cạnh tranh về giá cả là đáng kể. Bên cạnh đó, dịch cúm gia cầm và dịch heo tai xanh bùng phát vì vậy người tiêu dùng chuyển sang dùng đồ thủy sản nhiều dẫn đến nhu cầu tăng, tạo cho Công ty có những cơ hội rất tốt nhưng cũng đồng nghĩa nó là cơ hội cho các đối thủ cạnh tranh.
Đối thủ cạnh tranh chủ yếu của Công ty:
+ Đối với mặt hàng cá khô tiêu thụ nội địa, các sản phẩm của Baseafood hầu
như không có đối thủ cạnh tranh, các sản phẩm này của Công ty đa dạng, mẫu mã bao bì đẹp có uy tín với khách hàng.
+ Đối với mặt hàng đông lạnh, đồ hộp, các sản phẩm của Baseafood có thị phần nhỏ trên thị trường, các sản phẩm Surimi và mô phỏng Surimi của công ty Tiến Đạt, Coimex… là đối thủ cạnh tranh của Baseafood. Họ đã đầu tư công nghệ, có kinh nghiệm sản xuất nên có khả năng cạnh tranh cao.
2.2.2.4. Nhà cung ứng
Nhà cung ứng sẽ gây ra một áp lực đe dọa khi họ có khả năng tăng giá bán đầu vào hoặc giảm chất lượng sản phẩm mà họ cung cấp, qua đó làm giảm khả năng kiếm lợi của Công ty. Chất lượng sản phẩm đầu ra của Công ty phụ thuộc rất lớn vào nguyên liệu đầu vào, chính vì vậy Công ty cần phải chú ý đến các nhà cung ứng. Nguyên liệu đầu vào phụ thuộc vào nhà cung ứng, nguyên liệu tốt sẽ tạo ra được những sản phẩm đạt chất lượng, sẽ chiếm được cảm tình của khách hàng. Không những khách hàng Quốc tế mà khách hàng trong nước cũng vô cùng quan trọng, đặc biệt khi Công ty bắt đầu tập trung vào thị trường này.
+ Đối với nguyên liệu thủy sản: Thu mua từ các cảng, bãi cá trong tỉnh, ngoài ra còn thu mua từ các tỉnh ngoài như: Nha Trang, Bến Tre, Phan Thiết… Bên cạnh đó Công ty còn nhập khẩu từ nước ngoài như: Malaysia, Đài Loan… với một số nguyên liệu như cá trứng, cá hồi…
+ Bao bì carton: Công ty đã có một Xí nghiệp sản xuất bao bì đủ cung cấp cho nhu cầu của Công ty và đáp ứng các đơn đặt hàng từ bên ngoài.
+ Các loại bao PA: Công ty Liksin (Tp HCM)
+ Các loại bao PE: Doanh nghiệp tư nhân Trọng Tĩnh
+ Các loại phụ gia thực phẩm, đồ bảo hộ lao động: Công ty TNHH Hà Thái Hậu, Công ty TNHH Tân Hùng Thái, Công ty TNHH Trang Mỹ Anh…
+ Các thiết bị đo lường: Công ty TNHH Thương mại - Dịch vụ Đồng Nhân
2.2.2.5. Chính sách của Công ty
Đây là nhân tố chủ quan quyết định quy mô thị trường nội địa. Trước đây, Công ty chỉ tập trung chủ yếu vào thị trường xuất khẩu, chiếm đến trên 90% tổng sản lượng và Công ty xuất khẩu ra rất nhiều các nước trong khu vực và trên thế giới. Đến hiện tại thì thị trường xuất khẩu của Công ty là khá lớn. Trong khi đó thì thị trường nội địa của Công ty thì lại quá nhỏ, chủ yếu chỉ tập trung vào ở siêu thị tại thành phố Vũng Tàu và dường như Công ty ít quan tâm đến thị trường này. Các chủ trương chính sách của Công ty cũng chủ yếu là tập trung vào thị trường xuất khẩu. Nhưng đến nay, Công ty đã bắt đầu có những chính sách nhằm mở rộng thị trường trong nước, đặc biệt trong giai đoạn mà tất cả mặt hàng xuất khẩu thủy sản của các doanh nghiệp xuất khẩu bị các nước nhập khẩu kiểm soát một cách chặt chẽ thì việc mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước càng được quan tâm nhiều hơn.
2.3. Thực trạng tiêu thụ nội địa của Công ty qua các năm 2.3.1. Đặc điểm sản phẩm 2.3.1. Đặc điểm sản phẩm
Sản phẩm chủ yếu của Công ty và cũng là sản phẩm sản xuất ra chủ yếu để phục vụ cho hoạt động xuất khẩu đó là mặt hàng thủy sản gồm: hàng đông lạnh, hàng khô, tẩm gia vị, hàng qua sơ chế… trong đó chủ yếu là sản phẩm được chế biến từ các loại cá, mực, tôm, bạch tuộc. Những mặt hàng này là những mặt hàng đã có uy tín đối với khách hàng nước ngoài qua nhiều năm.
Các sản phẩm phục vụ cho thị trường trong nước của Công ty là: Các mặt hàng chế biến từ nguồn thủy sản, các loại thức ăn, nước uống và rất nhiều các mặt hàng khác được bày bán ở các siêu thị của Công ty.
Ngoài ra, Xí nghiệp IV của Công ty còn sản xuất mặt hàng bao bì, đây cũng là mặt hàng mang lại doanh số khá cao cho Công ty. Sản phẩm này không những để
phục vụ cho Công ty mà còn cung cấp cho khá nhiều các doanh nghiệp khác ở trong
nước, nó là sản phẩm nội địa đã được tiêu thụ khá lâu của Công ty. Đến nay, sản phẩm này vẫn được duy trì thường xuyên và giữ được doanh thu khá ổn định.
Như vậy, mặt hàng chủ yếu của thị trường nội địa vẫn là các sản phẩm được
chế biến từ thủy sản, còn các mặt hàng khác được Công ty bày bán ở các siêu thị là
các mặt hàng Công ty nhập từ các đơn vị khác về. Đặc điểm của mặt hàng thủy sản:
+ Đa dạng và phong phú: Sản phẩm được cung cấp từ nguồn thủy hải sản rất phong phú và đa dạng về chủng loại, đã có rất nhiều sản phẩm được chế biến từ các loại cá, tôm, mực…
+ Hàm lượng dinh dưỡng cao: thực phẩm được chế biến từ các loại thủy hải sản thường chứa một lượng đạm và vitamin rất cao. Chính vì vậy, sẽ rất tốt cho chúng ta khi sử dụng những sản phẩm được chế biến từ thủy hải sản. Hiện nay, do thu nhập của người dân ngày càng cao, nhu cầu dinh dưỡng trong các bữa ăn cũng được quan tâm nhiều hơn, điều đó làm cho nhu cầu về tiêu thụ các mặt hàng thủy sản cũng tăng cao.
+ Có thể chế biến được nhiều món trong bữa ăn như: Kho, chiên, hấp, gỏi, nấu riêu, nấu canh chua, nướng…còn có thể ăn ngay đối với các sản phẩm đã được chế biến thành phẩm như các loại cá tẩm gia vị ăn liền…
+ Mau hư, khó bảo quản: Đặc biệt đối với các mặt hàng thủy sản tươi sống hoặc mới qua sơ chế. Nếu chúng ta không bảo quản tốt trong môi trường lạnh thì chúng rất nhanh hư, từ đó làm giảm chất lượng và phải loại bỏ chúng. Do đó, khâu bảo quản của sản phẩm này rất quan trọng. Từ lúc mới đánh bắt đến lúc thành sản phẩm cần phải có một quy trình bảo quản nghiêm ngặt và đảm bảo.
+ Quy trình chế biến sản phẩm nhiều công đoạn và khá phức tạp: Khi nguyên liệu được đưa vào chế biến, nguyên liệu phải trải qua rất nhiều công đoạn từ rửa, cân,
phân loại, xử lý qua nước khử mùi, phơi, sấy, lặt đầu, lọc xương… Hầu hết các công đoạn này đều phải thực hiện bằng tay, ngoài ra còn một số công đoạn phải xử lý qua máy. Chính vì vậy, sản phẩm có đạt chất lượng cao hay không, ngoài việc phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nó còn cần vào quá trình xử lý cũng như chế biến của công nhân rất cao và máy móc phải hiện đại.
2.3.2. Sản phẩm tại thị trường nội địa
Mặc dù Baseafood là một công ty mà sản xuất mặt hàng xuất khẩu là chủ yếu nhưng mặt hàng nội địa của Công ty cũng rất đa dạng và phong phú và chủ yếu được bày bán. Với tổng cộng khoảng 550 sản phẩm các loại. Trong đó, có khoảng 100 loại sản phẩm được chế biến từ thủy hải sản, khoảng 60 loại bánh, 20 loại kẹo. Ngoài ra, còn bán các loại đồ uống (cafe, cam ép, sữa ép, sữa tươi, rượu…), hoa quả sấy, thịt hộp, giò chả, bột nêm, nước mắm, dầu ăn, nước tương, ngũ cốc, gà chiên, thịt bò, rau