Đối với các kênh phân phối

Một phần của tài liệu Sự cần thiết phải phát triển thị trường nội địa cho sản phẩm của Công ty cổ phần Chế biến xuất nhập khẩu thủy sản Bà Rịa - Vũng Tàu (Trang 110)

Duy trì các kênh hiện có đồng thời đẩy mạnh phát triển các kênh còn yếu. Bên cạnh đó tìm kiếm các kênh tiêu thụ khác nhằm mở rộng phạm vi tiêu thụ ra toàn quốc.

3.2.1. Sự cần thiết

Muốn sản phẩm của công ty có thể đưa ra thị trường để tiêu thụ thì nhất thiết phải có các kênh phân phối.

Hiện tại Công ty có 4 kênh phân phối, trong đó kênh chủ lực là hệ thống các

siêu thị của Công ty. Đến nay, Công ty đã có 3 siêu thị trong đó hai siêu thị trong Tỉnh và một siêu thị ở Bình Dương. Trong 3 siêu thị này thì lượng tiêu thụ mạnh nhất vẫn là siêu thị đặt tại thành phố Vũng Tàu, còn siêu thị ở Bình Dường thì cũng mới xây dựng. Mặc dù đây là kênh phân phối chủ yếu nhưng vẫn còn quá ít và địa bàn thì chưa được rộng, chính vì vậy đã hạn chế việc tiêu thụ sản phẩm của Công ty.

Tại kênh phân phối thứ hai, đây là kênh mà khách hàng là các tổ chức, doanh nghiệp đã quen biết với Công ty qua nhiều năm. Nếu Công ty chỉ dựa vào các khách quen này thì kênh phân phối này sẽ không phát triển được. Công ty cần phải mở rộng việc tìm kiếm các đối tác trong cả nước, qua đó sẽ giúp cho Công ty duy trì và phát triển tốt kênh này. Đối với các kênh còn lại, thì chủ yếu là để phục vụ tại địa bàn trong Tỉnh. Đội xe bán lưu động thì chỉ có thể bán hàng ngay tại thành phố Vũng Tàu. Chính vì vậy, kênh này khó mở rộng phát triển mà chỉ cần duy trì để đảm bảo về mặt doanh số.

Các đại lý của Công ty còn quá ít, nên đã hạn chế việc phân phối sản phẩm của Công ty. Công ty cần phải tìm cách tăng số lượng các đại lý, không chỉ trong nội Tỉnh mà còn ra các tỉnh khác.

Để đảm bảo có một thị trường nội địa phát triển rộng lớn và vững chắc, Công ty cần phải có kế hoạch duy trì và phát triển các kênh thật cụ thể, vạch ro các chiến lược để thực hiện.

3.2.2. Thực hiện

+ Đối với hệ thống siêu thị (kênh số 1): Tiếp tục duy trì và phát triển ổn định vì đây là kênh chủ lực của Công ty.

Cần trang trí lại các siêu thị để thu hút được khách hàng, bên cạnh đó cần tuyển chọn thêm đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp hơn.

Có thể tổ chức các đợt khuyến mại, giảm giá… một số mặt hàng

Hai siêu thị ở Bà Rịa và ở Bình Dương cần phải trang bị thêm, bày bán nhiều chủng loại sản phẩm khác nhau để tương đương với siêu thị đặc sản tại Vũng Tàu.

Bên cạnh đó, Công ty cần nghiên cứu và tìm kiếm để có thể mở rộng thêm hệ thống các siêu thị ở một số tỉnh khác. Có thể trong tương lai sẽ vươn ra cả khu vực miền Trung và miền Bắc.

Kênh số 2: Công ty cần tiếp tục duy trì các mối quan hệ lau năm với các tổ chức, doanh nghiệp thường xuyên đặt hàng của Công ty. Đồng thời tìm kiếm thêm các đối tác khác ở ngoài tỉnh.

Kênh số 3: Tiếp tục duy trì doanh số bán hàng. với số xe lưu động hiện tại cũng là tương đối đủ, có thể phân bố khắp các điểm du lịch trong nội tỉnh.

Kênh số 4: Đây là kênh mà Công ty còn hơi yếu, hiện tại hệ thống đại lý của Công ty còn quá ít, tập trung chủ yếu ở trong Tỉnh. Chính vì vậy, trong thời gian tới, Công ty cần tìm và mở thêm các đại lý của mình ra các tỉnh lân cận.

Ngoài việc duy trì và phát triển mở rộng các kênh sẵn có, Công ty có thể nghiên cứu để mở thêm các của hàng nhỏ, bán trực tiếp các sản phẩm tươi sống, mới qua sơ chế. Đây cũng là mặt hàng mà rất nhiều người tiêu dùng lựa chọn.

3.2.3. Lợi ích mang lại

Việc duy trì và phát triển các kênh phân phối sẽ giúp cho Công ty có thể tăng được lượng khách hàng trong nước, duy trì và mở rộng được thị trường nội địa. Từ đó đảm bảo được doanh số, góp phần làm tăng lợi nhuận của Công ty. Bên cạnh đó việc phát triển được thị trường nội địa cũng giúp cho Công ty có thể phấn tán được rủi ro và làm nền tảng cho việc xuất khẩu.

Một phần của tài liệu Sự cần thiết phải phát triển thị trường nội địa cho sản phẩm của Công ty cổ phần Chế biến xuất nhập khẩu thủy sản Bà Rịa - Vũng Tàu (Trang 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)