Chính sách Marketing đối với mặt hàng nội địa

Một phần của tài liệu Sự cần thiết phải phát triển thị trường nội địa cho sản phẩm của Công ty cổ phần Chế biến xuất nhập khẩu thủy sản Bà Rịa - Vũng Tàu (Trang 92)

Một điểm hạn chế của Công ty là không có phòng Marketing chuyên nghiệp. Chính vì vậy, nó đã hạn chế trong công tác Marketing của Công ty.

 Chính sách chiêu thị: Đối với mặt hàng nội địa của Công ty, Công ty thường

sử dụng hình thức quảng cáo, chào hàng cá nhân và khuyến mại.

+ Hình thức chào hàng cá nhân: Được phòng kinh doanh nội địa trực tiếp đảm nhiệm. Qua việc nghiên cứu cũng như quan hệ, tìm kiếm các khách hàng tiềm năng, có thể là các doanh nghiệp, cơ quan đoàn thể, các đại lý tiêu thụ hay các cá nhân. Công ty tiến hành gửi bản chào hàng đến đồng thời cũng liên hệ để cung cấp cho khách hàng tiềm năng này một số sản phẩm mẫu của Công ty theo yêu cầu của họ.

Đây là hình thức giới thiệu sản phẩm mà chi phí cho việc giới thiệu ít tốn kém. Nhưng việc áp dụng phương pháp này cũng không được nhiều và rộng khắp, chủ yếu là từ các mối quen biết hoặc từ hội chợ. Đối với Công ty thì hình thức này lại được áp dụng nhiều trong việc chào hàng với các đối tác nước ngoài. Vì họ ít hoặc không có thời gian trực tiếp đến Công ty, thường là họ thông qua thư chào hàng và sản phẩm mẫu của Công ty.

+ Khuyến mại: Công ty cũng áp dụng việc giảm giá cho các khách hàng mua với số lượng lớn và khách quen của Công ty. Ngoài ra, Công ty còn có những chương trình khuyến mại khác nhằm thu hút lượng khách hàng như tặng quà khi khách hàng mua sản phẩm tại siêu thị vào các dịp lễ, tết…

+ Quảng cáo: Đối với mặt hàng bán nội địa Công ty thường áp dụng quảng cáo thông qua tạp chí thủy sản hoặc qua báo Bà Rịa – Vũng Tàu là chủ yếu.

Chi phí quảng cáo và phát triển thị trường cảu Công ty trong 2 năm qua:

BẢNG 2 - 13: CHI PHÍ QUẢNG CÁO VÀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG

NỘI ĐỊA CỦA CÔNG TY TRONG 2 NĂM QUA

Năm 2005 Năm 2006 Chênh lệch

Chi phí Giá trị (đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (đồng) Tỷ trọng (%) +/- % Chi phí bán hàng 1,989,097,306 100 2,445,213,084 100 456,115,778 22.93 Trong đó: Chi phí quảng cáo và phát triển thị trường 254,168,215 12.77 319,928,734 13.08 65,760,519 25.87

(Nguồn: Phòng kế toán tài vụ)

Nhận xét: Qua bảng ta thấy

Năm 2005: Chi phí bán hàng nội địa là 1,989,097,306 (đồng) thì trong đó chi phí quảng cáo và phát triển thị trường là 254,168,215 (đồng) tương ứng chiếm 12.77% trong chi phí bán hàng.

Năm 2006: Chi phí bán hàng nội địa là 2,445,213,084 (đồng), trong đó chi phí quảng cáo và phát triển thị trường chiếm 319,928,734 (đồng) tương ứng chiếm 13.08% trong chi phí bán hàng.

Như vậy, trong năm 2006 chi phí quảng cáo và phát triển thị trường nội địa

của Công ty tăng lên so với năm 2005 là 65,760,519 (đồng) tương ứng tăng 25.87%.

Điều này cho thấy, năm 2006 Công ty cũng đã đầu tư cho việc quảng cáo và phát triển thị trường nội địa nhiều hơn so với năm 2005, góp phần xúc tiến việc tiêu thụ

mặt hàng nội địa của Công ty. Tuy nhiên, lượng đầu tư cho hoạt động này của Công

ty vẫn còn quá ít, bên cạnh đó các chính sách chiêu thị của Công ty cũng còn đơn điệu. Lượng thông tin về Công ty, về sản phẩm…chưa đến được số đông người tiêu dùng, chỉ tập trung ở thành phố Vũng Tàu là chủ yếu. Việc quảng cáo cũng như các

hoạt động nhằm giới thiệu sản phẩm chưa thực sự phong phú và rầm rộ. Điều đó cũng đã làm cho doanh thu nội địa của Công ty còn thấp.

 Chính sách sản phẩm

Sản phẩm nội địa hiện có của Công ty vô cùng phong phú và đa dạng với chủ

yếu là các sản phẩm được chế biến từ thủy hải sản. Ngoài ra, ở hệ thống các siêu thị

của Công ty còn được bày bán rất nhiều các sản phẩm khác nhau như bánh kẹo, các

loại nước, thực phẩm, gia vị dùng chế biến các món ăn hàng ngày…Chính vì vậy, Công ty cũng đã đáp ứng được cho một khối lượng khách hàng khá lớn, giúp cho việc tăng doanh số và mở rộng thị trường nội địa của mình.

Xét riêng về sản phẩm được chế biến từ thủy sản:

Bên cạnh đó, Công ty cũng không ngừng cải tiến sản phẩm của mình nhằm mang đến cho người tiêu dùng những món ăn phù hợp và ngon miệng từ sản phẩm thủy sản.

Năm 2005 qua nghiên cứu thực tế, Công ty nhận thấy rằng: Người dân Việt

Nam vào những dịp lễ, nghỉ, hoặc vào cuối tuần thường hay tổ buổi họp mặt bạn bè, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đồng nghiệp hay gia đình…và thường tổ chức ăn uống. Và món lẩu là món mà mọi người rất ưa chuộng và hay dùng. Tuy nhiên, do thời gian và việc chuẩn bị để làm những món đó lại khá tốn công. Chính vì vậy, để đáp ứng nhu cầu của người dân, Công ty đã đưa ra sản phẩm mới đó là món lẩu hải sản. Lẩu hải sản đã được chế biến sẵn, đầy đủ các thành phần và các loại gia vị đảm bảo đầy đủ về mặt chất lượng, dinh dưỡng, vệ sinh ATTP và thẩm mỹ, giá cả phù hợp rất tiện lợi cho người tiêu dùng.

Người tiêu dùng chỉ việc nấu lên là được một món lẩu như ý. Ngoài ra còn có thêm

BẢNG 2 - 14:KẾT QUẢ TỔNG HỢP VẾ DOANH THU TIÊU THỤ SẢN PHẨM

THỦY SẢN NỘI ĐỊA CỦA CÔNG TY

Năm 2005 Năm 2006 So sánh Sản phẩm Giá trị (đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (đồng) Tỷ trọng (%) +/- % Sản phẩm hiện có 41,094,379,867 99.19 46,248,317,852 99.03 4,153,937,985 10.11 Sản phẩm cải tiến 205,098,245 0.49 284,359,017 0.61 79,260,772 47.42 Sản phẩm mới 134,860,391 0.32 168,538,217 0.36 33,677,826 24.97 Tổng cộng 41,434,338,503 100 46,701,215,086 100 5,266,876,583 12.71 Nhận xét: Qua bảng ta thấy

Năm 2005: Doanh thu từ sản phẩm thuỷ sản nội địa của Công ty là

41,434,338,503 đồng, trong đó sản phẩm hiện có của chiếm 41,094,379,867 đồng tương đương chiếm 99.19%, sản phẩm cải tiến chiếm 205,098,245 đồng tương đương chiếm 0.49%, sản phẩm mới chiếm 134,860,391% tương đương chiếm 0.32%.

Năm 2006: Doanh thu là 46,701,215,086 đồng. Trong đó, sản phẩm hiện có

chiếm 46,248,317,852 đồng, tương đương chiếm 99.03%, sản phẩm cải tiến chiếm

284,359,017 đồng, tương đương chiếm 0.61%, sản phẩm mới chiếm 168,538,217

đồng, tương đương chiếm 0.36%. Như vậy, năm 2006 doanh thu từ sản phẩm mới cũng như sản phẩm mà Công ty đã tiến hành cải tiến đều tăng. Điều này cho thấy Công ty cũng đã có cố gắng trong việc nghiên cứu, cải tiến sản phẩm để sản phẩm của Công ty ngày càng đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Các sản phẩm mà

Công ty cải tiến cũng chỉ là những sự thay đổi nhỏ trên sản phẩm hiện có của Công

ty.

Đối với sản phẩm mới của Công ty: Tuy doanh thu năm 2006 có tăng so với năm 2005, nhưng lượng tăng là rất ít. Đồng thời nó chiếm tỷ trọng rất ít trong tổng sản phẩm thủy sản nội địa. Do đó, Công ty cần xem xét kỹ liệu sản phẩm mới của

mình đã thực sự thích hợp với thị trường và đáp ứng được nhu cầu của khách hàng hay chưa, công tác tiếp thị, quảng cáo giới thiệu sản phẩm mới đã thực sự được cung cấp đầy đủ cho đông đảo khách hàng chưa?

 Chính sách giá cả.

Mặt hàng được chế biến từ thủy sản là một mặt hàng đã co sự tham gia của rất nhiều doanh nghiệp trên thị trường, do đó sự cạnh tranh là rất lớn.

Đối với Công ty: Sản phẩm mà Công ty hiện đang cung cấp rất đa dạng và phong phú với rất nhiều chủng loại được chế biến từ thủy hải sản. Tuy nhiên, sản

phẩm đặc trưng của Công ty lại chưa được khẳng định. Hiện tại sản phẩm khô được

chế biến từ các loại cá của Công ty đang dần có được uy tín rất cao trên thị trường và đã có sản phẩm Cá khô chỉ vàng mới trở thành một sản phẩm đạt chất lượng và uy

tín, mang tính đặc trưng riêng của Công ty trong thị trường xuất khẩu. Chính vì vậy,

Công ty chủ yếu sử dụng chính sách ngang giá, theo giá cả thị trường. Hiện tại giá cả các mặt hàng của Công ty bán tại thị trường nội địa là tương đối hợp lý đối với người tiêu dùng.

Chiến lược

Để thúc đẩy việc phát triển thị trường trong nước, Công ty đã thực hiện chiến lược mở rộng thị trường và đa dạng hóa sản phẩm của mình. Ngoài việc mở rộng các kênh phân phối trong địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Công ty còn cho mở thêm một số siêu thị và đại lý ở Tp.Hồ Chí Minh, đồng thời tìm kiếm thêm các đối tác khác ở trên địa bàn cả nước.

Một phần của tài liệu Sự cần thiết phải phát triển thị trường nội địa cho sản phẩm của Công ty cổ phần Chế biến xuất nhập khẩu thủy sản Bà Rịa - Vũng Tàu (Trang 92)