Các nhân tố vi mô

Một phần của tài liệu Sự cần thiết phải phát triển thị trường nội địa cho sản phẩm của Công ty cổ phần Chế biến xuất nhập khẩu thủy sản Bà Rịa - Vũng Tàu (Trang 83)

2.2.2.1. Khách hàng

Là yếu tố quyết định đến sự thành bại của doanh nghiệp, quyết định sản phẩm

của doanh nghiệp có được thị trường chấp nhận hay không. Khách hàng có thể đem

đến cơ hội cho Công ty nhưng cũng có thể là mối đe dọa cho Công ty khi khách hàng ép giá sản phẩm của Công ty, bắt Công ty phải giảm giá hoặc yêu cầu rất khắt khe về sản phẩm…

Việt Nam hiện nay với dân số hơn 80 triệu người, có thể nói đây là một thị trường vô cùng rộng lớn và tiềm năng. Hiện tại thì người dân cũng dần có xu hướng chuyển sang dùng sản phẩm thủy sản nhiều hơn, tuy nhiên thì thói quen dùng thủy sản tươi sống vẫn chiếm đa số. Do đó, Công ty cần phải phát triển cả về hai loại sản phẩm mới qua sơ chế và sản phẩm chế biến hoàn chỉnh.

2.2.2.2. Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn

Các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn là các công ty chưa tham gia vào ngành nhưng có khả năng cạnh tranh nếu họ lựa chọn và gia nhập ngành. Càng nhiều công ty có

trong một ngành sản xuất thì cạnh tranh càng khốc liệt hơn, thị trường và lợi nhuận sẽ bị chia sẻ, vị trí của công ty sẽ bị thay đổi.

Những công ty được coi là đối thủ tiềm ẩn, khi tham gia vào ngành, do vào sau nên các công ty này đã biết được điểm mạnh, điểm yếu của các công ty hiện tại. Bên cạnh đó các công ty này thường có tiềm lực và công nghệ mới, đây sẽ là mối đe dọa cho Công ty.

2.2.2.3. Đối thủ cạnh tranh hiện tại

Nếu đối thủ cạnh tranh ngày càng yếu, công ty có cơ hội tăng giá bán và kiếm được nhiều lợi nhuận hơn. Ngược lại, khi các đối thủ cạnh tranh hiện tại mạnh thì sự cạnh tranh về giá cả là đáng kể. Bên cạnh đó, dịch cúm gia cầm và dịch heo tai xanh bùng phát vì vậy người tiêu dùng chuyển sang dùng đồ thủy sản nhiều dẫn đến nhu cầu tăng, tạo cho Công ty có những cơ hội rất tốt nhưng cũng đồng nghĩa nó là cơ hội cho các đối thủ cạnh tranh.

Đối thủ cạnh tranh chủ yếu của Công ty:

+ Đối với mặt hàng cá khô tiêu thụ nội địa, các sản phẩm của Baseafood hầu

như không có đối thủ cạnh tranh, các sản phẩm này của Công ty đa dạng, mẫu mã bao bì đẹp có uy tín với khách hàng.

+ Đối với mặt hàng đông lạnh, đồ hộp, các sản phẩm của Baseafood có thị phần nhỏ trên thị trường, các sản phẩm Surimi và mô phỏng Surimi của công ty Tiến Đạt, Coimex… là đối thủ cạnh tranh của Baseafood. Họ đã đầu tư công nghệ, có kinh nghiệm sản xuất nên có khả năng cạnh tranh cao.

2.2.2.4. Nhà cung ứng

Nhà cung ứng sẽ gây ra một áp lực đe dọa khi họ có khả năng tăng giá bán đầu vào hoặc giảm chất lượng sản phẩm mà họ cung cấp, qua đó làm giảm khả năng kiếm lợi của Công ty. Chất lượng sản phẩm đầu ra của Công ty phụ thuộc rất lớn vào nguyên liệu đầu vào, chính vì vậy Công ty cần phải chú ý đến các nhà cung ứng. Nguyên liệu đầu vào phụ thuộc vào nhà cung ứng, nguyên liệu tốt sẽ tạo ra được những sản phẩm đạt chất lượng, sẽ chiếm được cảm tình của khách hàng. Không những khách hàng Quốc tế mà khách hàng trong nước cũng vô cùng quan trọng, đặc biệt khi Công ty bắt đầu tập trung vào thị trường này.

+ Đối với nguyên liệu thủy sản: Thu mua từ các cảng, bãi cá trong tỉnh, ngoài ra còn thu mua từ các tỉnh ngoài như: Nha Trang, Bến Tre, Phan Thiết… Bên cạnh đó Công ty còn nhập khẩu từ nước ngoài như: Malaysia, Đài Loan… với một số nguyên liệu như cá trứng, cá hồi…

+ Bao bì carton: Công ty đã có một Xí nghiệp sản xuất bao bì đủ cung cấp cho nhu cầu của Công ty và đáp ứng các đơn đặt hàng từ bên ngoài.

+ Các loại bao PA: Công ty Liksin (Tp HCM)

+ Các loại bao PE: Doanh nghiệp tư nhân Trọng Tĩnh

+ Các loại phụ gia thực phẩm, đồ bảo hộ lao động: Công ty TNHH Hà Thái Hậu, Công ty TNHH Tân Hùng Thái, Công ty TNHH Trang Mỹ Anh…

+ Các thiết bị đo lường: Công ty TNHH Thương mại - Dịch vụ Đồng Nhân

2.2.2.5. Chính sách của Công ty

Đây là nhân tố chủ quan quyết định quy mô thị trường nội địa. Trước đây, Công ty chỉ tập trung chủ yếu vào thị trường xuất khẩu, chiếm đến trên 90% tổng sản lượng và Công ty xuất khẩu ra rất nhiều các nước trong khu vực và trên thế giới. Đến hiện tại thì thị trường xuất khẩu của Công ty là khá lớn. Trong khi đó thì thị trường nội địa của Công ty thì lại quá nhỏ, chủ yếu chỉ tập trung vào ở siêu thị tại thành phố Vũng Tàu và dường như Công ty ít quan tâm đến thị trường này. Các chủ trương chính sách của Công ty cũng chủ yếu là tập trung vào thị trường xuất khẩu. Nhưng đến nay, Công ty đã bắt đầu có những chính sách nhằm mở rộng thị trường trong nước, đặc biệt trong giai đoạn mà tất cả mặt hàng xuất khẩu thủy sản của các doanh nghiệp xuất khẩu bị các nước nhập khẩu kiểm soát một cách chặt chẽ thì việc mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước càng được quan tâm nhiều hơn.

Một phần của tài liệu Sự cần thiết phải phát triển thị trường nội địa cho sản phẩm của Công ty cổ phần Chế biến xuất nhập khẩu thủy sản Bà Rịa - Vũng Tàu (Trang 83)