6. Bố cục của luận văn
4.3.3. Tăng cường phối hợp giữa các Bộ, Ngành, chính quyền địa phương đơn
đơn giản hoá các thủ tục để tạo thuận lợi cho du lịch phát triển
Du lịch có tính liên ngành do đó, sự phối hợp hiệu quả giữa các Bộ, ban, ngành và chính quyền địa phương là hết sức cần thiết để thúc đẩy phát triển du lịch nhanh và bền vững. Vì vậy, cần phát huy vai trò điều phối hiệu quả hơn vai trò Ban Chỉ đạo nhà nước về Du lịch, Chính phủ cần ban hành chính một chính sách chung để duy duy trì sự phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ, Ngành, chính quyền địa phương, giữa nhà nước với doanh nghiệp du lịch, cụ thể:
- Bộ Ngoại giao: Thông qua mạng lưới các cơ quan đại diện ngoại giao ở nước ngoài, hỗ trợ TCDL và các doanh nghiệp LHQT trong công tác nghiên cứu thị trường, thiết lập các đối tác lữ hành, xúc tiến thu hút đầu tư vào du lịch Việt Nam, thiết lập văn phòng đại diện và quảng bá du lịch ở nước ngoài, hỗ trợ đẩy mạnh hợp tác quốc tế để tranh thủ nguồn vốn, công nghệ và trình độ quản lý của các nước phát triển du lịch, tài trợ của các tổ chức quốc tế cho đào tạo, phát triển nguồn nhân lực và các dự án phát triển du lịch của các địa phương. Chủ trì nghiên cứu, xây dựng lộ trình cụ thể cho việc miễn thị thực cho công dân các nước là thị trường trọng điểm và tiềm năng của Du lịch Việt Nam.
- Bộ Quốc phòng: Tiếp tục đổi mới, hiện đại hoá trang thiết bị và nâng cao trình độ, thái độ phục vụ của bộ đội biên phòng cửa khẩu, tạo điều kiện thuận lợi trong việc giải quyết thủ tục cho khách du lịch nhập, xuất cảnh qua
các cửa khẩu đường bộ, đường biển, phối hợp chặt chẽ với ngành du lịch trong định hướng phát triển du lịch ở những khu vực có gắn với quốc phòng, an ninh như biên giới, hải đảo,…để vừa đảm bảo phát triển kinh tế, du lịch, vừa giữ vững quốc phòng, an ninh cho đất nước.
- Bộ Công an: Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để cải tiến thủ tục XNC, bố trí lực lượng, phương tiện và địa điểm để thực hiện việc cấp thị thực tại cửa khẩu nhằm tạo thuận lợi nhất cho khách du lịch. Tổ chức các khóa bồi dưỡng nâng cao trình độ và thái độ phục vụ khách du lịch của cảnh sát giao thông theo hướng văn minh, hiện đại trên cơ sở tăng cường vai trò hướng dẫn giao thông, chỉ đường, hỗ trợ khách du lịch các thông tin cần thiết về luật lệ giao thông, đường xá ở Việt Nam, hướng dẫn, bảo vệ và bảo đảm an toàn cho khách du lịch nhằm xây dựng hình ảnh đẹp về người cảnh sát giao thông Việt Nam trong con mắt của khách du lịch.
- Bộ Giao thông Vận tải: Chỉ đạo đẩy mạnh tiến độ đầu tư, hiện đại hoá kết cấu hạ tầng giao thông, đặc biệt là tại các cửa khẩu đường bộ, đường biển, đường không và đường sắt, hạ tầng tại các trung tâm du lịch lớn và tiềm năng. Cho phép xe tay lái nghịch của khách du lịch nước thứ ba được vào Việt Nam tham quan du lịch.
- Hàng không Việt Nam: nghiên cứu, mở đường bay trực tiếp tới những nước là thị trường gửi khách lớn hiện nay chưa có đường bay thẳng tới Việt Nam như Anh, Italia, Tây Ban Nha, Hà Lan, Thuỵ Sĩ và đến các thành phố lớn của các nước đã có đường bay đến một hoặc hai thành phố. Cho phép các chuyến bay thuê bao (charter flight) từ nước ngoài tới Việt Nam. Tăng cường phối hợp với ICAO, thực hiện chính sách mở cửa bầu trời để thu hút các hãng Hàng không nước ngoài mở đường bay tới Việt Nam. Thực hiện chủ trương đa dạng hóa các thành phần kinh tế theo hướng khuyến khích tư nhân đầu tư kinh doanh hàng không trong nước.
- Bộ Công Thƣơng: Lập quy hoạch, kế hoạch và đưa ra chính sách thu hút đầu tư xây dựng các trung tâm mua sắm hiện đại tại các đô thị lớn và các trung tâm du lịch lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh, Huế, Hội An, Nha Trang, Hạ Long, Cần Thơ và tại các cửa khẩu đường bộ như Móng Cái, Hữu Nghị, Lào Cai, Lao Bảo, Tây Ninh để biến Việt Nam thành một điểm đến mới về mua sắm của khu vực. Hàng hoá bán tại các trung tâm mua sắm này phải đa dạng, chất lượng cao, hình thức mẫu mã đẹp và hấp dẫn, nguồn cung cấp luôn sẵn có, đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách du lịch. Túi đựng hàng hoá cần có logo và slogan của Du lịch Việt Nam. Phối hợp với ngành Du lịch tổ chức các chiến dịch bán hàng giảm giá vào mùa thấp điểm để vừa tăng cường thu hút khách du lịch vừa xuất khẩu tại chỗ, tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước.
- Bộ Tài chính: nghiên cứu đề xuất ban hành chính sách hoàn thuế giá trị gia tăng cho khách du lịch mua hàng hoá ở Việt Nam, đầu tư, hiện đại hoá ngành Hải quan để giải quyết nhanh chóng các thủ tục hải quan và hành lý của khách du lịch; nghiên cứu thành lập quỹ xúc tiến du lịch quốc gia và đề xuất chính phủ ban hành chính sách miễn thuế nhập khẩu đối với phương tiện vận chuyển khách du lịch.
- Các cấp chính quyền địa phƣơng: triển khai quy hoạch và quản lý quy hoạch du lịch tại địa phương, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm nhằm lành mạnh hoá môi trường kinh doanh du lịch trên địa bàn, thường xuyên tổ chức các chương trình giáo dục nâng cao nhận thức của cộng đồng về du lịch và bảo vệ môi trường.
- Các Sở quản lý du lịch địa phƣơng: nhanh chóng triển khai các chủ trương, chính sách và pháp luật về du lịch tàu biển tại địa phương, tăng cường quản lý và phát triển các khu, điểm du lịch, cơ sở lưu trú du lịch. Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp khảo sát tuyến điểm du lịch và đưa khách
tới tham quan du lịch tại địa phương. Tăng cường hợp tác, liên kết vùng trong phát triển du lịch. Phối hợp với các ngành liên quan, chính quyền địa phương tổ chức tốt các sự kiện văn hóa, lễ hội. Đẩy mạnh triển khai đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch tại địa phương, đặc biệt là đào tạo nghề cho nhân viên tại các cơ sở lưu trú du lịch, các cơ sở dịch vụ du lịch, lữ hành, vận chuyển khách du lịch ở địa phương.
KẾT LUẬN
Sự phát triển mạnh mẽ của du lịch toàn cầu và những xu hướng du lịch mới xuất hiện trong thời gian gần đây đã và đang thúc đẩy cạnh tranh mạnh mẽ giữa các quốc gia trên thế giới trong việc thu hút khách quốc tế. Ngành du lịch của các quốc gia và các doanh nghiệp đang tìm mọi kế sách để thu hút khách du lịch, dành lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ của mình.
Để phát triển du lịch tàu biển, tăng cường thu hút dòng khách này đến Việt Nam, cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nhằm đảm bảo thực thi có hiệu quả trong chiến lược trong phát triển du lịch tàu biển theo hướng trọng tâm đó là: coi trọng bảo vệ môi trường sinh thái và cảnh quan thiên nhiên tại khu vực cảng biển; Quy hoạch và phát triển du lịch tàu biển cho từng vùng, từng địa phương có cảng biển về kết cấu hạ tầng, xây dựng thương hiệu du lịch biển. Bên cạnh đó, cần quan tâm xây dựng, phát triển sản phẩm du lịch tàu biển theo hướng đa dạng, tạo sự khác biệt, nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng nhu cầu cao của khách du lịch tàu biển. Phát triển các trung tâm mu sắm cho khách du lịch tàu biển. Giải quyết thủ tục xuất nhập cảnh, hải quan phải được tiến hành một cách khoa học, thuận lợi. Cơ quan quản lý nhà nước và các doanh nghiệp cần có chiến lược xây dựng kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực trong công tác tổ chức đón tiếp, điều hành, trực tiếp phục vụ và hướng dẫn khách du lịch tàu biển đồng thời tăng cường công tác nghiên cứu và định hướng thị trường, đẩy mạnh hoạt động xúc tiến quảng bá điểm đến Việt Nam để thu hút khách du lịch tàu biển, đặc biệt là ở những thị trường có nguồn khác du lịch tàu biển lớn.
Nâng cao năng lực cạnh tranh của du lịch tàu biển Việt Nam là vấn đề cấp thiết của ngành du lịch, đặc biệt trong điều kiện cạnh tranh giữa các điểm đến trên thế giới ngày càng gắt gao và ngành du lịch toàn cầu đang phải đương đầu với những khó khăn thách thức to lớn do tác động của cuộc suy
thoái kinh tế toàn cầu, khủng bố, thiên tai, dịch bệnh trên thế giới. Năng lực cạnh tranh là vấn đề có ý nghĩa quan trọng đối với ngành du lịch tàu biển Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Do đó cần có sự quan tâm nghiên cứu, tổng kết lý luận và thực tiễn với việc phân tích, đánh giá bức tranh toàn cảnh về thực trạng phát triển của du lịch tàu biển Việt Nam, trên cơ sở đó đề xuất giải pháp phát triển và đưa ra một số khuyến nghị về chính sách để nhằm thúc đẩy du lịch tàu biển ở Việt Nam phát triển nhanh, mạnh và bền vững trong thời kỳ hội nhập quốc tế.
Với một khuôn khổ hạn chế, đề tài đã cố gắng nghiên cứu những vấn đề cơ bản nhất về một số giải pháp để phát triển du lịch nói chung và du lịch bằng tàu biển nói riêng ở Việt Nam. Trong khuôn khổ đề tài của một luận văn, do thời gian nghiên cứu chưa nhiều, nguồn tài liệu chưa được phong phú và vấn đề du lịch tàu biển là vấn đề hoàn toàn mới mẻ đối với Việt Nam nên chắc chắn sẽ không tránh khỏi những khiếm khuyết. Tác giả rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo, các chuyên gia trong ngành và bạn đọc khác.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Alastaire M. Morrison, (1998) marketing trong lĩnh vực lữ hành và khách sạn, Tổng cục Du lịch.
Business edge (2005), Tạo động lực làm việc phải chăng chỉ có thể bằng tiền. Nhà xuất bản trẻ, TP. Hồ Chí Minh.
Chính phủ (2006), Chương trình hành động quốc gia về du lịch giai đoạn 2006 – 2010 (ban hành kèm theo Quyết định 121/2006/QĐ-TTg ngày 29/5/2006 của Thủ tướng Chính phủ), Hà Nội.
Đỗ Thanh Năm (2006), Thu hút và giữ chân người giỏi, Nhà xuất bản trẻ, TP. Hồ Chí Minh.
Đoàn Mạnh Cương (2010), Nâng cao năng lực cạnh tranh du lịch Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế, Vụ Đào tạo, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch.
Lưu Văn Nghiêm (2001), Marketing trong kinh doanh dịch vụ, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.
Ngô Trần Ánh (2000), Kinh tế và quản lý Doanh nghiệp, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.
Nguyễn Đông Phong (2007), Marketing Quốc tế, Nhà xuất bản Lao động. Nguyễn Hồng Giáp (2002), Kinh tế Du lịch, Nhà xuất bản trẻ, TP. Hồ Chí Minh.
Nguyễn Trùng Khánh (2006), Giáo trình Marketing du lịch, Nhà xuất bản Lao động Xã hội.
Nguyễn Lâm Nguyên (2008), những giải pháp Marketing để thu hút khách du lịch tàu biển đến Việt Nam, Luận văn Thạc sỹ Kinh tế, Đại học Bách khoa Hà Nội.
Tôn Thất Nguyễn Thiêm (2005), Thị trường, cơ cấu, cạnh tranh, Nhà xuất bản trẻ, TP. Hồ Chí Minh.
Tôn Thất Nguyễn Thiêm (2006), Dấu ấn thương hiệu (2 tập), Nhà xuất bản trẻ, TP. Hồ Chí Minh.
Phạm Trung Lương (2002), Cơ sở khoa học và giải pháp phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam, Đề tài khoa học công nghệ độc lập cấp Nhà nước, Tổng cục Du Lịch.
Philip Kotler (2007), Bàn về tiếp thị, Nhà xuất bản trẻ, TP. Hồ Chí Minh. Thái Hà (2006), Thái độ quyết định chất lượng dịch vụ, Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa, TP. Hồ Chí Minh.
Trần Ngọc Nam, Trần Huy Hoàng (2005), Marketing du lịch, Nhà xuất bản trẻ, TP. Hồ Chí Minh.
Trump (2007), Marketing 101, Nhà xuất bản Lao động Xã hội.
Tổng cục Du lịch (2007, 2008), Du lịch Việt Nam, tạp chí Du lịch Việt Nam và Báo du lịch các số.
Tổng cục Du lịch (2008), số liệu báo cáo thống kê du lịch website:
http://www.vietnamtourism.gov.vn/
Website Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Chiến lược phát triển kinh tế biển. www.diendandautu.vn.
Tạp chí Đông Nam Á (2011), Phát triển kinh tế biển trong điều kiện toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế, Nhà xuất bản Công Thương.
Tổng cục Du lịch ( 2008), Số liệu báo cáo thống kê du lịch website:
http://www.vietnamtourism.gov.vn/
Tổng cục Du lịch (2008) Thực trạng giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực lữ hành quốc tế của Việt Nam.
Tổng cục Du lịch (2007), Hội Nghị tàu biển Quốc tế Việt Nam lần thứ nhất, Tài liệu Hội thảo khoa học.
Viện nghiên cứu phát triển Du lịch (2006), Chiến lược phát triển du lịch biển Việt Nam đến năm 2020, Tổng cục Du lịch.
Vương Lôi Đình, Đổng Ngọc Minh (2000) , Kinh tế du lịch và Du lịch học, Nhà xuất bản trẻ, TP Hồ Chí Minh. http://www.aseancruises.com/ http://www.ehotelier.com/ http://www.ehotelier.com/ http://www.saigontourist.net http://www.vietnamtourism.com/ http://www.world-tourism.org http://www.world-tourism.org http://www.world-tourism.org http://www.tourismthailand.org http://www.moitruongdulich.vn 38. http://www.vietnamtourism.gov.vn