Mục tiêu phát triển du lịch tàu biển ở Việt Nam đến năm 2020

Một phần của tài liệu Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển du lịch tàu biển ở Việt Nam (Trang 71 - 74)

6. Bố cục của luận văn

4.1.3. Mục tiêu phát triển du lịch tàu biển ở Việt Nam đến năm 2020

* Mục tiêu tổng quát

Phấn đấu đến năm 2020, du lịch nói chung và du lịch tàu biển nói riêng cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chuyên nghiệp, hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, có sức cạnh tranh; mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc, thân thiện với môi trường; đưa Việt Nam trở thành điểm đến có đẳng cấp trong khu vực. Đến năm 2030, đưa Việt Nam thành một trong những điểm đến du lịch ưa chuộng, có đẳng cấp trên thế giới.

* Mục tiêu cụ thể

- Về kinh tế: Năm 2015 thu hút 7 - 8 triệu lượt khách du lịch quốc tế, phục vụ 32 - 35 triệu lượt khách nội địa; Tốc độ tăng trưởng khách quốc tế đạt 8,2%/năm và nội địa đạt 7,2%/năm. Năm 2020 thu hút 11 - 12 triệu lượt khách quốc tế, phục vụ 45 - 48 triệu lượt khách nội địa. Tăng trưởng khách

quốc tế là 8,9%/năm, nội địa là 6,7%/năm. Phấn đấu năm 2030 thu hút 19 - 20 triệu lượt khách quốc tế và 70 triệu lượt khách nội địa. Tăng trưởng tương ứng 5,4% và 4,1%/năm. Năm 2015 thu nhập du lịch đạt 10 - 11 tỷ USD, tăng 16,5%/năm; Năm 2020 thu nhập du lịch đạt 18 - 19 tỷ USD, giai đoạn này tăng trung bình 12,5%/năm. Phấn đấu năm 2030 thu nhập du lịch đạt gấp hơn 2 lần năm 2020. Năm 2015, tỷ trọng GDP du lịch chiếm 5,5 - 6% tổng GDP cả nước, tăng trưởng trung bình giai đoạn này đạt 15,1%/năm. Năm 2020, tỷ trọng GDP du lịch chiếm 6,5 - 7% tổng GDP cả nước, tăng trung bình 12,8%/năm. Tăng cường năng lực cơ sở vật chất kỹ thuật ngành du lịch để đáp ứng nhu cấu phát triển. Số lượng cơ sở lưu trú cần có vào năm 2015: 390.000 buồng lưu trú; năm 2020: 580.000 buồng lưu trú; năm 2030 có khoảng 900.000 buồng lưu trú du lịch.

- Về xã hội: Phát triển du lịch nhằm góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá Việt Nam. Tạo thêm nhiều việc làm cho xã hội, góp phần xoá đói giảm nghèo. Năm 2015 tạo việc làm cho khoảng trên 2,2 triệu lao động (trong đó 620 ngàn lao động trực tiếp), năm 2020 là trên 3 triệu lao động (trong đó 870 ngàn lao động trực tiếp). Góp phần phát triển thể chất, nâng cao dân trí và đời sống văn hoá tinh thần cho nhân dân, tăng cường đoàn kết, hữu nghị, nêu cao tinh thần tự hào dân tộc; mọi thành phần xã hội đều có cơ hội bình đẳng thụ hưởng những giá trị tinh hoa thông qua hoạt động du lịch.

- Về môi trường: Phát triển du lịch “xanh”, góp phần giữ gìn các giá trị tài nguyên và bảo vệ môi trường. Đảm bảo môi trường du lịch là yếu tố hấp dẫn du lịch và là tiêu chí cơ bản đánh giá chất lượng, thương hiệu du lịch.

Đẩy mạnh tuyên truyền quảng bá về du lịch: Đối với nước ngoài, để nâng cao hình ảnh du lịch Việt Nam; quảng bá các sản phẩm độc đáo của du lịch Việt Nam, giới thiệu lịch sử anh hùng và nền văn hóa truyền thống đặc sắc của Việt Nam để thu hút khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới. Đối với trong nước, để nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và của toàn xã hội về vai

trò của du lịch, ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước; nâng cao ý thức trách nhiệm toàn dân đối với việc bảo tồn các di sản thiên nhiên - xã hội. Củng cố và mở rộng khai thác có hiệu quả những thị trường quốc tế trọng điểm, song song với phát triển thị trường nội địa phù hợp với những điều kiện cụ thể của Việt Nam. Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch Việt Nam, bảo vệ tài nguyên môi trường, phát triển du lịch bền vững. Tạo ra các sản phẩm du lịch mới, độc đáo, mang bản sắc Việt Nam có đủ sức cạnh tranh trong khu vực và quốc tế, trong đó đặc biệt chú trọng đến các sản phẩm du lịch sinh thái và văn hóa - lịch sử để thu hút khách. Đa đạng hóa, tạo ra các sản phẩm chuyên đề phù hợp với từng vùng, từng địa phương để thỏa mãn nhu cầu đa dạng, ngày càng tăng của khách, nâng cao hiệu quả hoạt động du lịch.

Lồng ghép tuyên truyền, giáo dục về tài nguyên và môi trường du lịch trong chương trình giảng dạy của hệ thống đào tạo các cấp về Du lịch, cũng như giáo dục nâng cao nhận thức về việc bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch cho khách du lịch, cộng đồng dân cư thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, góp phần bảo vệ tài nguyên một trường, phát triển du lịch bền vững.

- Về đào tạo, phát triển nguồn nhân lực và nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ trong du lịch, con người là yếu tố hàng đầu của sự nghiệp phát triển du lịch. Chương trình đầu tư cho việc đào tạo và đào tạo lại cả về quản lý và về kinh doanh du lịch, bổ sung các cơ sở đào tạo chuyên ngành về Du lịch. Nhanh chóng xây dựng được đội ngũ cán bộ du lịch có đủ trình độ, năng lực đáp ứng sự phát triển của Ngành và hội nhập với quốc tế. Nâng cao trình độ quản lý, chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ của đội ngũ cán bộ, công nhân viên ngành Du lịch để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách. Nghiên cứu phát triển công nghệ du lịch, đặc biệt là ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý Nhà nước và kinh doanh du lịch, khuyến khích đầu tư công nghệ mới trong các lĩnh vực lữ hành, vận chuyển, khách sạn, tuyên truyền quảng bá nhằm nâng cao vị trí của Du lịch Việt Nam trong khu vực và quốc tế.

- Về đổi mới, tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước về Du lịch, tăng cường bộ máy quản lý Nhà nước về Du lịch đủ mạnh từ trung ương đến địa phương tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ của ngành kinh tế mũi nhọn. Thể chế hóa chủ trương chính sách của Đảng về ưu tiên phát triển du lịch bằng việc hoàn chỉnh hệ thống văn bản pháp luật về Du lịch trong điều kiện mới. Phối hợp với các cấp, các ngành xây dựng các chính sách khuyến khích phát triển du lịch, tạo điều kiện thuận lợi cho khách vào Việt Nam, phù hợp thông lệ quốc tế.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển du lịch tàu biển ở Việt Nam (Trang 71 - 74)