6. Bố cục của luận văn
3.1.1. Tình hình phát triển du lịch Việt Nam
Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam: Năm 2001 Việt Nam đón được 2,33 triệu lượt khách du lịch quốc tế, năm 2008, lượng khách quốc tế đến Việt Nam là 4.253.740 người, tức trung bình khoảng 354.000 người/tháng thì đến năm 2010 số lượt khách quốc tế đến Việt Nam đã là 5,049 triệu lượt khách với tỷ lệ tăng trưởng trung bình 7%/ năm. Thị trường khách du lịch Việt Nam không ngừng mở rộng về quy mô và tăng lên về số lượng. Trong đó sự phát triển khách du lịch tàu biển cũng góp phần quan trọng trong sự tăng trưởng của ngành du lịch Việt Nam. Đặc biệt sau sự kiện Hội nghị du lịch tàu biển lần thứ nhất được tổ chức với sự tham gia của hàng trăm đại diện các doanh nghiệp du lịch Việt Nam, các hãng tàu biển lớn càng khẳng định xu thế "bùng nổ" về du lịch tàu biển tại Việt Nam. Chỉ tính riêng việc hãng Star Cruise - hãng tàu biển lớn thứ 3 trên thế giới của Malaysia - cùng với tàu Fashion Diamond của hãng FTV quay lại Việt Nam cũng giúp lượng khách năm 2008 tăng lên so với năm 2007 khoảng 100 nghìn lượt.
Bảng 3.1. Lƣợng khách du lịch quốc tế và thời gian lƣu trú trung bình 2001-2010
NĂM KHÁCH QUỐC TẾ
THỜI GIAN LƯU TRÚ TRUNG BÌNH
Lƣợng khách (số lƣợt)
Tăng trƣởng so với năm trƣớc (%)
Thời gian lƣu trú (ngày) Tăng trƣởng so với năm trƣớc (%) 2001 2.330.000 - 5,5 - 2002 2.628.000 +12,79 5,4 -9,92 2003 2.428.700 -7,58 5,0 -7,61 2004 2.927.900 +20,55 5,0 0 2005 3.477.500 +18,77 5,0 0 2006 3.583.500 +3,05 5,8 +16 2007 4.229.400 +18,02 6,0 +3,45 2008 4.235.800 +0,15 6,2 +3,33 2009 3.772.360 -10,94 6,3 +1,61 2010 5.049.855 +33,86 6,7 +6,35 (Nguồn: Tổng cục Du lịch)
Thực trạng khách du lịch đến Việt Nam còn được thể hiện qua các bảng dưới đây về: cơ cấu khách du lịch quốc tế đến Việt Nam năm 2010 theo phương tiện đến, theo mục đích chuyến đi, theo thị trường và minh họa bằng các biểu đồ tương ứng kèm theo.
- Theo phương tiện: Năm 2010, khách quốc tế đến Việt Nam theo đường không là 4.061.712 lượt người chiếm 80,43% tổng lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam, khách quốc tế đến Việt Nam theo đường bộ là 937.643 lượt người chiếm 18,57% tổng lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam, khách quốc tế đến Việt Nam theo đường biển là 50.500 lượt người chiếm 1% tổng lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam
Bảng 3.2. Cơ cấu khách quốc tế đến Việt Nam năm 2010 (theo phƣơng tiện đến)
Đơn vị tính: Lượt khách Tiêu chí Năm 2010 TỔNG SỐ (Lượt khách) 5.049.855 - Đường không 4.061.712 - Đường biển 50.500 - Đường bộ 937.643 (Nguồn: Tổng cục Du lịch)
Cơ cấu khách quốc tế đến Việt Nam trong năm 2010 theo phương tiện đến được minh hoạ bằng biểu đồ dưới đây:
Như vậy, có thể thấy rằng số lượng khách du lịch bằng tàu biển đến Việt Nam là rất ít so với các loại du lịch bằng các phương tiên khác. Đây là bài toán đặt ra cho ngành du lịch nói chung và du lịch tàu biển nói riêng của nước ta khi chúng ta có nhiều điều kiện, tiềm năng để phát triển loại hình du lịch này.
- Theo mục đích chuyến đi: Khách quốc tế đến Việt Nam năm 2010 theo mục đích du lịch, nghỉ ngơi là 3.110.415 lượt khách, chiếm 61,59% tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam; theo mục đích công việc là 1.023.615 lượt, chiếm 20,27% tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam; theo mục đích thăm thân là 574.082 chiếm 11,37% tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam; theo mục đích khác là 341.743 lượt, chiếm 6,77% tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam.
Bảng 3.3. Cơ cấu khách quốc tế đến Việt Nam năm 2010 (theo mục đích chuyến đi)
Đơn vị tính: Lượt khách
Tiêu chí Năm 2010
TỔNG SỐ (Lượt khách) 5.049.855
- Du lịch, nghỉ ngơi 3.110.415
- Đi công việc 1.023.615
- Thăm thân nhân 574.082
- Mục đích khác 341.743
(Nguồn: Tổng cục Du lịch)
Cơ cấu khách quốc tế đến Việt Nam trong năm 2010 theo mục đích chuyến đi được minh hoạ bằng biểu đồ dưới đây:
- Theo thị trường: Cơ cấu khách quốc tế đến Việt Nam trong năm 2010 theo thị trường, được tổng hợp trong bảng được chia làm hai nhóm: Nhóm thị trường nội khối ASEAN và nhóm thị trường ngoài khối ASAEN. Các diễn biến thị trường khách du lịch quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010 cho thấy: Thị trường Đông Bắc Á là thị trường chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu khách du lịch quốc tế đến Việt Nam trong những năm qua, trong đó đứng đầu là thị trường Trung Quốc (gần 18% năm 2010), tiếp đến là Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan. Riêng khách từ khu vực Bắc Á chiếm tới hơn 40% tổng lượng khách. Mặc dù chiếm tỷ trọng lớn về lượng khách nhưng chi tiêu trung bình của khách du lịch Trung Quốc nhìn chung là thấp so với các thị trường khác trong khu vực. Thị trường khách du lịch truyền thống từ Bắc Mỹ, đặc biệt là từ Hoa Kỳ, có tốc độ tăng trưởng khá cao đặc biệt kể từ khi Việt Nam và Hoa Kỳ bình thường hoá quan hệ. Năm 2010, lượng khách từ Hoa Kỳ đến Việt Nam đạt gần 431.000 lượt, bằng 8,5% tổng lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam. Thị trường Châu Âu trong hai, ba năm gần đây chỉ còn Pháp duy trì trong top các thị trường trọng điểm với mức độ tăng trưởng đều đặn và đạt gần 200.000 lượt khách năm 2010 (chiếm 3,9% tổng lượng khách quốc tế). Thị trường khách Anh, Đức giảm và đã không xếp vào 10 thị trường lớn nhất đến Việt Nam. Đại diện cho Châu Đại Dương, thị trường khách Úc luôn duy trì tăng lượng khách đều đặn trong nhóm các thị trường trọng điểm và đạt 278.100 lượt khách năm 2010.
Từ năm 2006 đến nay có sự tăng trưởng trở lại với tốc độ khá nhanh của thị trường khách các nước láng giềng, với các thị trường trọng điểm là Campuchia, Thái Lan, Ma-lay-xia và Singapore. Đây là những thị trường du lịch Việt Nam cần có sự quan tâm thích đáng hơn vì đây là những nước có vị trí địa lý rất gần Việt Nam, có nhiều thuận tiện khi đi du lịch trong khối ASEAN, Với các chính sách đúng đắn sẽ thu hút được lượng khách này nhiều hơn.
Bảng 3.4. Cơ cấu khách quốc tế đến Việt Nam năm 2010 (theo thị trƣờng khách) Đơn vị tính: Lượt khách Tiêu chí Năm 2010 TỔNG SỐ (Lƣợt khách) 5.049.855 I. ASEAN 1. Singapore 170.739 2. Malaysia 211.337 3. Thái Lan 222.839 4. Philippin 69.222 5. Campuchia 254.553 6. Indonesia 51.470 7. Lào 37.380 8. Brunây 2.136 9. Myanmar 2.176
II. THỊ TRƯỜNG NGOÀI ASEAN
1. Trung Quốc 905.360 2. Mỹ 430.993 3. Đài Loan 334.007 4. Nhật 442.089 5. Pháp 199.351 6. Úc 278.155 7. Anh 139.152 8. Hàn Quốc 495.902 9. Canada 102.150 10. Đức 123.177 11. Thụy Sỹ 25.266 12.Đan Mạch 24.383 13. Hà Lan 43.750 14. Italy 24.672 15.Thụy Điển 27.535 16. Na uy 16.792 17. Bỉ 20.417 18. Phần Lan 10.615 19. Nga 82.751 20. Niudilân 24.620 21. Áo 16.605
22. Tây Ban Nha 29.602
23. Các thị trường khác 230.659
(Nguồn: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch)
- Tốc độ tăng trưởng: Tốc độ tăng trưởng khách du lịch vào Việt Nam trong thời gian qua luôn ở mức khá cao, thường ở mức hai con số, có những
năm trên 20% như năm 2000 và năm 2004. Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng này có nhiều biến động. Mức tăng không thường xuyên và ổn định. Trên đà tăng trưởng cao, nhưng khi nền kinh tế khu vực và thế giới lâm vào khủng hoảng, mức suy giảm lượng khách cũng nhìn thấy rõ rệt, năm 1998, tỷ lệ suy giảm 11,4%, năm 2003, con số này là gần 7,56%. Các tỷ lệ tăng trưởng qua các năm cho thấy, chúng ta đã khá chủ động trong việc thu hút khách du lịch, tuy nhiên trước những biến động của thị trường, chúng ta vẫn chưa có được những biện pháp cần thiết và đủ mạnh để ngăn chặn đà suy giảm. Đáng lo ngại hơn là trong thời gian càng gần đây, tốc độ tăng trưởng càng chậm lại như năm 2006 và năm 2008, tốc độ tăng trưởng chỉ lần lượt là 3,34% và 1,97%. Năm 2009, hiện tượng suy giảm là rõ rệt, mức suy giảm hàng tháng luôn ở mức gần 20%.
Sự phát triển mạnh mẽ của du lịch toàn cầu và những xu hướng du lịch mới xuất hiện trong thời gian gần đây đã và đang thúc đẩy cạnh tranh mạnh mẽ giữa các quốc gia trên thế giới trong việc thu hút khách quốc tế. Hoạt động du lịch lữ hành nói chung và du lịch tàu biển nói riêng cũng đang cạnh tranh quyết liệt. Ngành du lịch của các quốc gia và các doanh nghiệp đang tìm mọi kế sách để thu hút khách du lịch, dành lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ của mình.
Để có được chỗ đứng trên thị trường và đạt lợi nhuận cao, mỗi doanh nghiệp, mỗi địa phương, mỗi quốc gia đều phải tìm mọi biện pháp nhằm nâng cao vị thế cạnh tranh trên thị trường. Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp nên những vấn đề có liên quan đến cạnh tranh và năng lực cạnh tranh đòi hỏi cần được nghiên cứu, xem xét, đánh giá và có những chiến lược cụ thể trên thị trường trong xu thế hội nhập quốc tế. Nâng cao năng lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam là vấn đề cấp thiết của ngành du lịch, đặc biệt trong điều kiện cạnh tranh giữa các điểm đến trên thế giới ngày càng gắt gao và ngành du lịch toàn cầu đang phải đương đầu với những khó khăn thách thức to lớn do tác
động của cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu, khủng bố, thiên tai, dịch bệnh trên thế giới. Năng lực cạnh tranh là vấn đề có ý nghĩa thực tiễn đối với ngành du lịch Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
Do đó cần có sự đầu tư nghiên cứu, tổng kết lý luận và thực tiễn nhằm phân tích, đánh giá, đưa ra bức tranh toàn cảnh về thực trạng năng lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam, trên cơ sở đó đề xuất quan điểm phát triển và đưa ra một số khuyến nghị về chính sách đồng bộ nâng cao năng lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế.