Đối với Chính phủ

Một phần của tài liệu Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển du lịch tàu biển ở Việt Nam (Trang 93 - 95)

6. Bố cục của luận văn

4.3.1.Đối với Chính phủ

- Chính phủ tiếp tục tạo môi trường vĩ mô ổn định, ban hành các cơ chế, chính sách, luật pháp về du lịch và liên quan đến du lịch phù hợp với tiến trình đổi mới và hội nhập quốc tế của đất nước, tạo cơ sở pháp lý đồng bộ cho công tác quản lý, phù hợp với thực tiễn hoạt động du lịch ở nước ta và thông lệ, tập quán quốc tế. Chỉ đạo các bộ ngành liên quan đẩy nhanh tiến độ xây dựng kết cấu hạ tầng, đặc biệt là tại các cửa khẩu, sân bay, bến cảng, nhà ga, các tuyến đường huyết mạch trong nền kinh tế, chỉ đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xây dựng dự thảo luật để trình Quốc hội ban hành, tạo động lực để thu tút đầu tư du lịch vào các cơ sở lưu trú, khu du lịch, khu vui chơi giải trí

có quy mô lớn, chất lượng cao, đẹp và hấp dẫn, đầu tư vào công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch để tăng khả năng cạnh tranh với các nước trong khu vực.

- Đề nghị Chính phủ chỉ đạo ngành giao thông vận tải sớm có kế hoạch đẩy nhanh cạnh tranh trong lĩnh vực Hàng không. Để khắc phục tình trạng thiếu các chuyến bay trong nước, đề nghị Chính phủ cho phép mở rộng cho các thành phần kinh tế tham gia lập hãng hàng không trong nước một cách độc lập, bình đẳng với nhau trong kinh doanh, thực hiện chính sách mở cửa bầu trời, tạo điều kiện cho nhiều hãng hàng không nước ngoài bay đến Việt Nam, đặc biệt là các chuyến bay thuê bao. Làm được điều này sẽ phá bỏ tình trạng độc quyền, thúc đẩy cạnh tranh, hạ giá vé, nâng cao được chất lượng dịch vụ, tăng cường và mở rộng tần suất các chuyến bay trong nước để thúc đẩy giao lưu đi lại bằng đường hàng không, mang lại quyền lợi cho người tiêu dùng và khách du lịch, tạo đòn bẩy thúc đẩy phát triển kinh tế, du lịch nói chung và du lịch tàu biển nói riêng. Các Bộ, Ngành chủ động phối hợp tham mưu cho Chính phủ thực hiện, cụ thể: Bộ Công Thương nghiên cứu cho phép áp dụng chính sách giá điện theo giá sản xuất trong các cơ sở lưu trú du lịch, chỉ đạo ngành bưu chính viễn thông tiếp tục mở rộng cạnh tranh trong lĩnh vực bưu chính viễn thông để giảm cước phí dịch vụ viễn thông, tạo điều kiện giảm các chi phí đầu vào trong kinh doanh du lịch lữ hành; xây dựng các trung tâm shopping, các cửa hàng miễn thuế (Duty Free Shop) giành cho khách du lịch tại các thành phố, Trung tâm du lịch lớn, cho phép áp dụng chính sách hoàn thuế giá trị gia tăng cho khách du lịch, tạo điều kiện thúc đẩy công nghệ mua sắm ở Việt Nam từng bước cạnh tranh với các nước trong khu vực; Bộ Tài chính nghiên cứu đề xuất cho miễn thuế nhập khẩu các xe ô tô vận chuyển khách du lịch cỡ lớn để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp lữ hành quốc tế hạ giá thành tour, nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch và tăng khả năng cạnh tranh với các đối thủ cạnh tranh trong khu vực. Trên cơ sở

chức năng, nhiệm vụ được giao, các Bộ Ngành liên quan xây dựng và ban hành các chương trình hành động không nên chỉ của ngành du lịch mà nên là chương trình quốc gia, huy động tất cả cộng đồng tham gia để hoạt động du lịch và lữ hành có sức cạnh tranh với nước khác.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển du lịch tàu biển ở Việt Nam (Trang 93 - 95)