6. Bố cục của luận văn
3.1.2. Năng lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam
Những năm qua, du lịch của Việt Nam được quan tâm ở trên nhiều phương diện, trong đó năng lực cạnh tranh là một trong những nội dung được quan tâm nhiều nhất nhằm thúc đẩy du lịch Việt Nam phát triển ngày càng mạnh và bền vững, dựa trên những tiềm năng và lợi thế sẵn có. Để có thể xác định năng lực cạnh tranh của ngành du lịch, trước hết cần hiểu rõ về lợi thế cũng như cơ hội, và điểm yếu cũng như thách thức đối với ngành du lịch nước ta. Mô hình SWOT dưới đây cho chúng ta thấy rõ hơn về những điều đó.
Bảng 3.5. Mô hình SWOT về năng lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam Điểm mạnh
- Việt Nam đang nổi lên là điểm đến an toàn, hấp dẫn, được dự báo là 1 trong 10 nước có tốc độ phát triển du lịch hàng đầu thế giới giai đoạn 2006-2014.
- Môi trường kinh doanh được cải thiện.
- Nguồn tài nguyên thiên nhiên và nhân văn đa dạng và hấp dẫn ở cả 3 vùng du lịch là điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp khai
Điểm yếu
- Năng lực cạnh tranh điểm đến và năng lực cạnh tranh doanh nghiệp lữ hành còn thấp. Cạnh tranh thiếu lành mạnh giữa các doanh nghiệp lữ hành quốc tế.
- Cảnh quan thiên nhiên vẫn là tiềm năng chưa được đánh thức. Sản phẩm du lịch còn đơn điệu, thiếu đa dạng. Chất lượng dịch vụ còn thấp.
- Cơ sở hạ tầng còn thấp, chưa phát triển. Quá ít sân bay, chưa có
thác, xây dựng các loại hình du lịch mới để thu hút khách du lịch:
+ Vùng du lịch Bắc bộ: Thế mạnh du lịch văn hoá, lịch sử, sinh thái, mạo hiểm. Các điểm du lịch nổi bật: Vịnh Hạ Long, Cát Bà, Hà Nội, Tam Cốc - Bích Động, Sapa, Mù Căng Chải, cao nguyên đá Đồng Văn, các rừng quốc gia, bản sắc văn hoá độc đáo của các dân tộc và cảnh quan vùng núi Bắc bộ.
+ Vùng du lịch Bắc Trung Bộ: Thế mạnh du lịch biển, du lịch văn hoá. Các điểm du lịch nổi trội: 3 di sản thế giới: Phong Nha Kẻ bàng, Cố đô Huế và Nhã nhạc cung đình Huế, Vườn quốc gia Pù Mát, Bạch Mã, Bà Nà; các bãi biển đẹp: Đà Nẵng, Non Nước, Lăng Cô, Thiên Cầm, Cửa Lò, đảo Cù Lao Chàm.
+ Vùng du lịch Nam Trung Bộ và Nam Bộ: Du lịch biển, sông nước miệt vườn, du lịch văn hoá. Điểm du lịch nổi trội: 3 di sản văn hoá thế giới : Di tích Mỹ Sơn, Đô thị cổ Hội An, Cồng chiêng Tây Nguyên; các bãi biển đẹp nổi tiếng: Nha Trang, Mũi Né, Cửa Đại, Phú Quốc, các khu dự trữ sinh quyển, vườn quốc gia, miệt vườn sông nước Cửu Long.
- Ẩm thực đa dạng và đặc sắc ở cả ba vùng du lịch là ưu thế nổi
cảng biển riêng cho khách du lịch. Kết cấu hạ tầng du lịch còn nhiều hạn chế. Cung cơ sở lưu trú cao cấp thiếu nghiêm trọng tại Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM,...
- Thiếu vốn, quy mô kinh doanh du lịch còn nhỏ
- Cơ sở vật chất kỹ thuật bổ trợ và dịch vụ phục vụ khách du lịch có chất lượng thấp, thiếu đồng bộ. Thiếu các khu vui chơi giải trí và dịch vụ bổ trợ cho khách du lịch.
- Thiếu đường bay trực tiếp tới thị trường trọng điểm và tiềm năng. Công suất/tần suất bay quốc tế còn thấp.
- Can thiệp của nhà nước vào hoạt động kinh doanh du lịch đối với doanh nghiệp còn nhiều.
- Hoạt động xúc tiến du lịch còn yếu. Thương hiệu của du lịch Việt Nam chưa được khắc hoạ rõ nét.
- Chưa có chiến lược marketing du lịch quốc gia và văn phòng đại diện du lịch Việt Nam ở nước ngoài. Nhiều doanh nghiệp lữ hành chưa có chiến lược marketing, ít nghiên cứu thị trường nước ngoài.
- Doanh nghiệp lữ hành chi cho nghiên cứu triển khai và ứng dụng công nghệ còn thấp.
trội của du lịch Việt Nam.
- An toàn và an ninh cho khách du lịch.
- Năng lực cạnh tranh về giá của Việt Nam khá cao.
- Sự thân thiện và hiếu khách của người Việt Nam
- Tổng cục Du lịch chưa có chiến lược toàn diện quan hệ với các hãng lữ hành nước ngoài. Tổ chức, quản lý điều hành hoạt động du lịch quốc tế còn nhiều hạn chế.
- Chất lượng nhân lực còn thấp. Thiếu tiêu chuẩn nghề và trang thiết bị giảng dạy, thực hành...
- Hành lang Luật pháp về du lịch chưa đồng bộ. Cơ cấu Tổng cục Du lịch chưa ổn định. Thiếu sự phối hợp liên ngành.
- Khả năng hội nhập của doanh nghiệp du lịch còn hạn chế.
Cơ hội
- Môi trường chính trị ổn định. Đường lối, chính sách đổi mới, là thành viên WTO với cam kết mở cửa
tạo vận hội mới cho hoạt động du lịch phát triển.
- Du lịch được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn. Chính phủ, các ngành, địa phương, doanh nghiệp quan tâm phát triển du lịch, môi trường kinh doanh đang được cải thiện.
- Việt Nam là điểm đến mới, đa dạng, doanh nghiệp du lịch có thể tổ chức các loại hình du lịch hấp dẫn.
- Có thể học hỏi kinh nghiệm các nước phát triển du lịch, tiếp thu công nghệ, kỹ năng quản lý.
Thách thức
- Khả năng tụt hậu so với các hãng du lịch đối thủ cạnh tranh chính là Thái Lan, Singapore, và Malaysia.
- Du lịch Việt Nam có điểm xuất phát thấp so với nhiều nước trong khu vực. Hoạt động du lịch chủ yếu dựa trên khai thác tài nguyên sẵn có, chưa đầu tư nhiều vào tôn tạo, phát triển và đa dạng hoá sản phẩm, loại hình du lịch.
- Hệ thống kết cấu hạ tầng chưa phát triển, hạn chế khả năng tiếp cận, khai thác và hình thành các tuyến điểm du lịch đa dạng ở các vùng núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo.
- Giá dầu tăng, ảnh hưởng tới nhu cầu du lịch. Giá vé hàng không
- Du lịch Việt nam đang trong giai đoạn tăng trưởng nên có thể phát triển nhanh trong vòng 10-15 năm tới, trong khi Du lịch Thái Lan, Singapore và Malaysia đang trải qua giai đoạn trưởng thành và từ nay đến năm 2020, sản phẩm du lịch của họ sẽ bão hoà.
- Châu Á - Thái Bình Dương có xu hướng phát triển du lịch mạnh. - Xu hướng hợp tác liên kết giữa các doanh nghiệp du lịch các nước trong khu vực.
- Xuất hiện hàng không giá rẻ. - Du lịch VN tham gia nhiều hơn vào các tổ chức, diễn đàn quốc tế.
- Vị trí địa lý thuận lợi của Việt Nam trong khu vực.
Việt Nam cao làm cho giá tour không cạnh tranh.
- Nhiều doanh nghiệp du lịch thiếu vốn, đầu tư lại dàn trải, phân tán, thiếu đồng bộ, kém hiệu quả.
- Thiếu nhân lực có đủ trình độ, kinh nghiệm, kỹ năng và năng lực quản lý, kinh doanh du lịch.
- Hệ thống chính sách, pháp luật liên quan đến du lịch lữ hành chưa hoàn thiện.
- Chất lượng tăng trưởng hạn chế vì tốc độ cải thiện và phát triển kết cấu hạ tầng còn chậm.
- Tài nguyên du lịch và môi trường đang bị suy giảm do khai thác, sử dụng thiếu hợp lý. Du lịch phát triển nhanh nhưng thiếu kiểm soát có thể ảnh hưởng xấu đến môi trường, đe doạ đa dạng sinh thái và làm xuống cấp các nguồn lực du lịch quan trọng.
3.2. Các nhân tố ảnh hƣởng đến du lịch Việt Nam 3.2.1. Môi trƣờng vĩ mô
Thứ nhất, về môi trường chính trị - ngoại giao có nhiều điều kiện thuận lợi cho hoạt động du lịch nói chung và lữ hành nói riêng.
Toàn cầu hóa, hòa bình, hợp tác và phát triển công nghệ nhanh tạo cơ hội lớn cho phát triển du lịch Việt Nam. Vị thế chính trị và hình ảnh của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao. Chính sách cải cách và mở cửa của Chính phủ Việt Nam đã đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế, tạo điều kiện mở rộng
giao lưu và quan hệ kinh tế quốc tế. Với điều kiện chính trị ổn định, Chính phủ đã đề ra những chính sách hướng về doanh nghiệp, tạo nền tảng mở rộng các loại hình kinh tế đối ngoại.
Chính phủ Việt Nam xác định du lịch là ngành “kinh tế quan trọng” tiến tới thành ngành “kinh tế mũi nhọn” trong nền kinh tế quốc dân, quan tâm phát triển du lịch. Chính phủ tập trung khá thành công vào việc tăng cường thông tin và hiểu biết về Việt Nam trên trường quốc tế. Việt Nam được đánh giá là điểm đến “an toàn và thân thiện”. Các nhà đầu tư lớn trên thế giới đã quan tâm đầu tư vào Việt Nam.
Du lịch Việt Nam là thành viên của Tổ chức Du lịch thế giới và hầu hết các khuôn khổ đa phương khác, đã ký hiệp định hợp tác du lịch song phương cấp Chính Phủ với 30 nước trên thế giới. Điều đó giúp Việt Nam có cơ hội mở rộng giao lưu, hội nhập quốc tế về du lịch, nhận được trợ giúp của nhiều tổ chức quốc tế.
Thứ hai, về môi trường pháp lý: Tuy có nhiều đổi mới trong hệ thống pháp luật, song hiện nay, hoạt động du lịch và lữ hành quốc tế của Việt Nam cũng còn có hạn chế do bị chi phối bởi hàng loạt các văn bản Luật và dưới Luật. Nhiều văn bản pháp quy vẫn chưa quy định rõ ràng, đầy đủ, chưa được ban hành kịp thời, đồng bộ, gây khó khăn cho việc triển khai hoạt động lữ hành. Cụ thể như sau :
- Về Luật Doanh nghiệp: Trong thực tế thi hành Luật Doanh nghiệp và các văn bản dưới Luật vẫn còn những khó khăn như: một số điều khoản trong Luật và các Thông tư hướng dẫn không rõ ràng, dẫn đến tình trạng nhiều doanh nghiệp lữ hành sau khi có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là tiến hành kinh doanh ngay mà không làm thủ tục đề nghị cấp giấy phép Lữ hành quốc tế.
- Về văn bản pháp lý chuyên ngành: Luật Du lịch được công bố tháng 6/2005 và có hiệu lực từ 01/01/2006. Luật Du lịch ra đời đề cập đến nhiều nội dung mới, thực sự đáp ứng nhu cầu thực tiễn, góp phần hoàn thiện
hệ thống pháp luật về du lịch. Tuy nhiên, những văn bản luật chuyên ngành vẫn còn những rào cản khiến doanh nghiệp du lịch khó phát triển.
- Về các văn bản pháp quy khác liên quan đến hoạt động du lịch còn thiếu đồng bộ. Khuôn khổ luật pháp cho khu vực dịch vụ nói chung và du lịch nói riêng chưa hoàn thiện, nhiều văn bản pháp luật chồng chéo, quy định không rõ ràng.
- Mặt khác, đối với du lịch tàu biển, hiện nay chưa có quy định dành cho các hoạt động du thuyền và các quy định về du lịch đường biển nên các du thuyền muốn cập cảng và neo đậu phải trả rất nhiều các loại phí khác nhau. Vì vậy, phần lớn các du thuyền trong khu vực thường đi vòng và né tránh Việt Nam.
Tựu trung lại, môi trường pháp lý cho hoạt động kinh doanh du lịch đã được cải thiện trong thời gian qua nhưng vẫn còn chưa thông thoáng, thuận lợi cho doanh nghiệp. Điều đó ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh du lịch.
Bên cạnh đó, những ưu đãi cho hoạt động lữ hành quốc tế chưa rõ ràng, thậm chí hầu hết văn bản luật đưa ra các quy định khó khăn nhất, thí dụ: đối với lữ hành quốc tế, thuế suất VAT là 10% chưa có tính cạnh tranh với du lịch một số nước trong khu vực. Thái Lan được coi là “thiên đường mua sắm” do hàng hóa dịch vụ đa dạng và rẻ, thuế suất VAT là 7%. Vấn đề hoàn thuế VAT cho khách quốc tế mang hàng hóa mua sắm trong tour du lịch ra khỏi lãnh thổ Việt Nam chưa được áp dụng. Thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế nhập khẩu quá cao. Giá điện, nước áp dụng cho du lịch luôn ở mức cao nhất, gấp nhiều lần mức sinh hoạt và sản xuất. Các quy định về hạn chế tốc độ xe còn bất hợp lý, gây tình trạng kéo dài thời gian đi lại và ức chế cho lái xe và hành khách.
3.2.2. Môi trƣờng vi mô
Các đơn vị kinh doanh du lịch ở Việt Nam cũng có những điểm thuận lợi và hạn chế trong từng lĩnh vực.
Thứ nhất: Du lịch là hoạt động có môi trường cạnh tranh cao, trong đó có thể thấy, lực lượng tham gia hoạt động du lịch tăng mạnh, tạo áp lực cạnh
tranh lớn, khiến giá sản phẩm du lịch giảm, hiệu quả kinh doanh du lịch không cao. Hiện nay còn tồn tại hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động du lịch, đó là việc một số tổ chức, cá nhân không có giấy phép vẫn kinh doanh du lịch bằng cách hạ giá, hạ chất lượng sản phẩm, trốn thuế,...
Thứ hai: Các cơ sở dịch vụ phục vụ cho hoạt động du lịch phát triển khắp nơi trên phạm vi toàn quốc nhưng chưa đáp ứng kịp nhu cầu như:
- Cơ sở lưu trú: Cung thấp hơn cầu ở các trung tâm du lịch lớn. Hiện nay, các doanh nghiệp du lịch đang đối mặt với khó khăn thiếu cơ sở lưu trú chất lượng cao ở những trung tâm du lịch lớn. Giá phòng khách sạn 3 sao trở lên tăng đáng kể.
- Các cơ sở kinh doanh vận chuyển khách du lịch: Các đơn vị du lịch gặp khó khăn với hàng không nội địa (thiếu vé, hủy chuyến, chậm chuyến), tàu hỏa (dịp cuối tuần) và trong thời kỳ cao điểm thiếu ô tô chất lượng cao.
- Các cơ sở dịch vụ khác: các dịch vụ nhà hàng, quán bar, chăm sóc sắc đẹp, cửa hàng mua sắm phát triển ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hội An nhưng cũng chưa thực sự đáp ứng yêu cầu cả về số lượng và chất lượng. Chúng ta còn thiếu các cơ sở rộng, giới thiệu được công đoạn sản xuất, có phong cách phục vụ chuyên nghiệp, bài trí hấp dẫn, bán sản phẩm chất lượng cao, đảm bảo uy tín.
Thứ ba: Hoạt động du lịch Việt Nam hoạt động trong môi trường tăng trưởng nhanh nhưng dễ bị ảnh hưởng của phát triển quá nóng.
3.3. Khái quát về tình hình du lịch tàu biển trên thế giới
3.3.1. Sự hình thành và phát triển, đặc điểm của du lịch tàu biển
Năm 1998 Hãng Royal Caribbean Cruises Lines hạ thủy con tàu Sovereign of the Sea với trọng tải 74.000 tấn và chiều cao bằng tượng đài Nữ Thần Tự Do. Chiếc tàu được mô tả như một tổ hợp nổi trên biển với hai rạp chiếu bóng, một sân thượng và nhiều thang máy lồng kính trong suốt. Trên nhiều phương diện, Sovereign of the Sea đã là thay đổi quan điểm về tàu biển
từ một hành trình nhàn hạ trên biển thành một cơ hội nghỉ ngơi tham quan lý thú. Chiếc du thuyền đầu tiên được Đức Vua Charles IV của Thụy Điển hạ thủy năm 1821. Tàu Curacao cung cấp dịch vụ hành khách trên lộ trình định kỳ định tuyến đầu tiên năm 1924. Năm 1934, Tàu Queen Mary thực hiện hành trình xuyên đại dương với 1100 thủy thủ đoàn và 2000 hành khách và trở thành tàu vượt Đại Tây Dương nhanh nhất.
Những tàu xuyên đại dương khác giai đoạn này còn có Europa, Normandie, Mauretania. Hành khách đi trên tàu là những người khách giàu có, giới thượng lưu, minh tinh màn bạc, các nhà tài phiệt và các viên chức chính quyền.
Trong chiến tranh thế giới thứ II, Tàu Queen Mary, Queen Elizabeth được trưng dụng để chở binh lính. Những loại tàu như thế này tiếp tục gia tăng mạnh sau chiến tranh thế giới thứ II với các hành trình vượt đại dương chủ yếu nối Châu Âu và châu Mỹ. Ở Mỹ, du lịch phục vụ nghỉ đông bằng tàu biển từ vùng biển đông bắc Hoa kỳ xuống Caribe phát triển rất mạnh.
Năm 1958 máy bay thương mại đầu tiên chở khách vượt Đại Tây Dương thành công đánh dấu sự ngự trị của các tàu biển lớn với mục đích chính là đi lại. Khoảng năm 1970, việc di chuyển bằng tàu thủy chỉ còn lại là