Giải pháp liên quan đến giá

Một phần của tài liệu Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển du lịch tàu biển ở Việt Nam (Trang 86 - 104)

6. Bố cục của luận văn

4.2.3.Giải pháp liên quan đến giá

Do đặc thù du lịch tàu biển tiếp cận với một nguồn khách có mức thanh toán cao nhất trong các phân đoạn thì trường nên trong chính sách giá không nên lựa chọn chiến lược giá rẻ mà chúng ta nên lựa chọn chiến lược giá cao đi đôi với các dịch vụ cao cấp.

So sánh với giá của các nước trong khu vực, giá các chương trình du lịch của Việt Nam rẻ hơn khoảng 30 - 50%. Nếu so sánh với chương trình cho khách du lịch tàu biển tại các nước châu Âu, Châu Mỹ, giá của Việt Nam chỉ bằng 1/5. Điều này khiến chúng ta có một mức giá rất hấp dẫn nhưng cạnh tranh giá thấp sẽ khó có thể đảm bảo được chất lượng dịch vụ. Do vậy, có thể áp dụng một số giải pháp sau :

- Tăng phí visa cho khách du lịch tàu biển. Chính phủ Việt Nam đang áp dụng phí visa 10 USD/khách đối với các chương trình du lịch tàu biển trên 5 ngày và 5 USD với các chương trình dưới 5 ngày. Mức phí này là tương đối thấp, vì vậy có thể áp dụng phí visa 25 USD đồng loạt đối với khách du lịch tàu biển. Với 230.000 lượt khách năm 2007 và 250.000 lượt năm 2008, chúng ta có thể tăng nguồn thu visa cho cả ngành du lịch Việt Nam tương ứng 4,6 đến 5 triệu USD/năm. Bởi việc tăng thêm 20 USD đối với khách tàu biển không ảnh hưởng nhiều đến ngân sách của họ. Nguồn thu này sẽ dùng vào việc để đơn giản hóa các thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho khách dễ dàng đến Việt Nam hơn và tái đầu tư cơ sở hạ tầng các cảng biển phục vụ du lịch.

Tuy nhiên, đi đôi với việc lựa chọn chiến lược giá cao, chúng ta phải có dịch vụ du lịch chất lượng tốt để phản ánh đúng giá của dịch vụ.

Ngoài ra, có thể nghiên cứu một chiến lược giá trung bình hoặc thấp dành cho khách tàu biển Trung Quốc hoặc nội địa. Với mức giá này, chúng ta hoàn

toàn có thể cạnh tranh với các nước trong khu vực và thu hút khách chi tiêu thấp đến Việt nam với số lượng lớn tạo nguồn thu cho ngành và cho cả xã hội.

4.2.4 Giải pháp phát triển và nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực

- Đẩy mạnh đầu tư phát triển nguồn nhân lực là một hướng chiến lược quan trọng, là đòi hỏi cấp thiết đối với ngành du lịch nhằm xây dựng đội ngũ quản lý và nhân viên phục vụ du lịch chuyên nghiệp, có trình độ cao, có lòng yêu nghề và thái độ ứng xử thực sự thân thiện với khách du lịch. Tập trung xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực du lịch, nâng cao chất lượng đào tạo có tính chuyên sâu về quản lý du lịch hiện đại và phát triển du lịch bền vững, tiến hành quy hoạch, phát triển hệ thống trường đào tạo nghề, đại học, sau đại học về du lịch tại các trung tâm du lịch lớn và những khu vực có tiềm năng du lịch. Tăng cường đào tạo nghiệp vụ và kỹ năng cho đội ngũ nhân viên phục vụ trong cơ sở lưu trú, nhà hàng theo hướng đi thực tế, thực tập tại các khách sạn cao cấp ở trong và ngoài nước.

- Chú trọng đào tạo có hệ thống, chất lượng đội ngũ cán bộ, chuyên viên marketing du lịch tàu biển cho cơ quan quản lý nhà nước về du lịch từ trung ương đến địa phương để xây dựng và triển khai hiệu quả chiến lược và kế hoạch marketing điểm đến ở cấp quốc gia và địa phương.

- Nghiên cứu, tổ chức một trung tâm đào tạo bồi dưỡng trực tuyến qua mạng internet, tạo điều kiện cho những người không đủ điều kiện và thời gian tham dự các lớp đào tạo, bồi dưỡng tập trung. Đây cũng là phương pháp đào tạo được rộng rãi nhất cho nhiều đối tượng, không chỉ những lao động trực tiếp trong lĩnh vực du lịch tàu biển mà cả những lao động làm việc trong các lĩnh vực liên quan. Đồng thời, chương trình, nội dung đào tạo sẽ được thống nhất và thông tin nhanh chóng tới mọi đối tượng thuộc mọi vùng miền trong cả nước. Các đối tượng tham gia khóa học này có thể vừa học vừa làm nên sẽ thu hút được sự tham gia rộng rãi của nhiều đối tượng, qua đó nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch tàu biển cho Việt Nam một cách nhanh chóng và hiệu quả.

- Tổ chức các chương trình nâng cao nhận thức về du lịch tàu biển cho cộng đồng, tăng cường xây dựng và thực hiện các chương trình trợ giúp đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ và nhân viên của doanh nghiệp du lịch tàu biển.

Đón khách tàu biển là một loại hình khó, có sự chuẩn bị kỹ về chiều sâu. Các doanh nghiệp chưa có nguồn nhân lực hoặc chưa chuẩn bị kỹ, không nên tham gia vào lĩnh vực này hoặc chỉ tham gia từng phần trên cơ sở nối tour hoặc chia sẻ một phần trong công đoạn phục vụ khách.

- Hoàn thiện cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp du lịch tàu biển, đặc biệt, mỗi doanh nghiệp cần có bộ phận tổ chức nhân sự đủ mạnh, tuyển chọn và sử dụng lao động đúng người, đúng việc, hợp lý và hiệu quả.

4.2.5. Giải pháp đầu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng

- Quy hoạch đồng bộ để xây dựng, đầu tư nâng cấp, cải thiện kết cấu hạ tầng hiện có và các dịch vụ liên quan, bố trí nguồn ngân sách để xây dựng, nâng cấp các tuyến đường tới các trung tâm du lịch và các điểm du lịch, tạo động lực thu hút nguồn vốn đầu tư khác cho phát triển du lịch tàu biển. Trong giai đoạn từ 2011-2015, nên tập trung đầu tư nhiều hơn vào kết cấu hạ tầng du lịch theo hướng tập trung, có trọng điểm, không dàn trải như vừa qua để sớm hình thành các khu du lịch có quy mô lớn, có chất lượng dịch vụ cao, tạo động lực thúc đẩy thu hút đầu tư phát triển du lịch ở các vùng lân cận.

- Cải thiện hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông không chỉ mang lại lợi ích cho phát triển du lịch và nâng cao NLCT điểm đến mà còn mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương, tạo điều kiện phát triển kinh tế và thúc đẩy du lịch nội địa.

- Xây dựng hệ thống giao thông công cộng thích hợp như xe buýt, tàu điện ngầm, tàu hỏa cao tốc để đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân và khách du lịch. Hoàn thiện mạng lưới thông tin, xây dựng đồng bộ và hiện đại hoá hệ thống biển báo, chỉ dẫn giao thông bằng tiếng Việt và tiếng Anh tại các đô thị, các tuyến đường giao thông huyết mạch và tại các khu, điểm du lịch trong cả nước.

- Đẩy mạnh đầu tư, hiện đại hoá kết cấu hạ tầng du lịch tại các trung tâm du lịch và các điểm du lịch phù hợp với Chiến lược phát triển du lịch, Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam, Quy hoạch phát triển du lịch ở địa phương và Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của cả nước và của địa phương. Khuyến khích các doanh nghiệp thường xuyên nâng cấp, hiện đại hóa các phương tiện phục vụ khách du lịch, đặc biệt là ô tô vận chuyển khách du lịch, các nhà hàng, các cơ sở giải trí để đảm bảo chất lượng phục vụ khách du lịch.

- Xây dựng các trung tâm phục vụ tàu biển (Cruise Centre): Cơ sở để triển khai việc này xuất phát từ mô hình Trung tâm phục vụ tàu Biển Singapore (SCC) và xa hơn nữa là Miami Cruise Centre của Hoa Kỳ. Trung tâm phục vụ tàu Biển Singapore có vị trí cực kỳ thuận tiện cách Sân bay Changi 25 phút và cách Trung tâm thành phố 15 phút với một hệ thống giao thông đường bộ, đường tàu điện ngầm hiện đại. SCC cận kề với Trung tâm mua sắm Vivo City lớn nhất Singapore với 300.000 m2

cung cấp đầy đủ các dịch vụ vui chơi giải trí, ăn uống, mua sắm… SCC cũng gần kề tổ hợp du lịch lớn nhất Singapore - Sentosa. Điểm cơ bản là SCC có 7 cầu tàu cho phép cùng một lúc đón 7 tàu khách đến Singapore. Nếu tình bình quân mỗi tàu 1000 khách và 500 thuyền viên thì năng lực phục vụ của SCC một lúc có thể lên đến hơn 10.000 người.

- Nghiên cứu quy hoạch 3 trung tâm dịch vụ tàu biển. Nhà nước và doanh nghiệp nên kết hợp đầu tư, phát triển hệ thống cảng biển chuyên dụng hoặc bán chuyên dụng phục vụ đón tàu và đón khách du lịch tàu biển quốc tế. Các cầu tàu, cơ sở hạ tầng bổ trợ kèm theo như: Nhà chờ, hệ thống nhà hàng, quầy Bar, dịch vụ thông tin liên lạc, cửa hàng miễn thuế, câu lạc bộ thủy thủ, công trình vệ sinh… phải được đầu tư tốt, theo đúng quy chuẩn. Đặc biệt lưu ý sự phân bổ về vị trí địa lý. Có thể tập trung vào việc phát triển tại 3 Trung tâm tại 3 miền như Hạ Long (Phía Bắc); Chân Mây (Huế) (không nên phát triển ở Đà Nẵng vì lượng tàu hàng quá nhiều), Vũng Tàu hoặc Sài Gòn. Ngoài

ra, các cảng khác không đầu tư lớn cũng phải đáp ứng các nhu cầu tối thiểu phục vụ cho khách du lịch.

Đầu tư đồng bộ về giao thông, cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch như khách sạn, nhà hàng và các cơ sở phục vụ du lịch, tránh tình trạng thiếu buồng phòng trầm trọng tại Hà Nội, Sài Gòn như hiện nay. Một trong những giải pháp để phát triển du lịch tàu biển tốt đó là sự đảm bảo các chuyến bay kết nối đến và đi giữa các con tàu. Một trong những trung tâm tàu biển lớn của châu Á là Singapore với sân bay Changi với công suất lớn để cho khách đến Singapore để lên tàu hoặc rời tàu về nước bằng đường hàng không. Sân bay Changi cách cảng tàu biển chuyên dụng 25 phút ô tô, nối chuyến bay tới 185 thành phố của 59 quốc gia với sự tham gia của hơn 80 hãng hàng không cung cấp 4100 chuyến bay mỗi tuần. Khu sân đỗ số 3 vừa khánh thành đầu năm nay cho phép vận chuyển 70 triệu lượt hành khách mỗi năm. Trong khi hai sân bay lớn là Nội Bài và Tân Sơn Nhất có công suất phục vụ không bằng 10% so với Changi. Việc phát triển hệ thống sân bay và dịch vụ hàng không đến Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh cũng như các thành phố gần cảng biển khác như Đà Nẵng, Huế, Hải Phòng…. để đáp ứng nhu cầu trung chuyển khách lớn để có thể xây dựng Sài Gòn, Vũng Tàu, Hạ Long thành các cảng khách tàu biển theo kiểu như các cảng thường trú (home base) như Singapore, Hồng Kông.

4.2.6. Giải pháp về thể chế và chính sách

* Tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho doanh nghiệp cạnh tranh, phát triển: - Luật Du lịch được ban hành năm 2005 đã có nhiều điểm không phù hợp với thực tiễn hoạt động du lịch ở Việt Nam cũng như không phù hợp với cam kết của Việt Nam trong WTO như các quy định về đầu tư, liên doanh lữ hành, phát triển khu du lịch, điểm du lịch và kinh doanh vận chuyển khách du lịch. Do đó, cần sớm sửa đổi bổ sung Luật Du lịch nhằm tạo cơ sở pháp lý đồng bộ cho công tác quản lý du lịch, phù hợp hơn với thực tiễn hoạt động du lịch ở nước ta và thông lệ, tập quán quốc tế.

- Duy trì môi trường kinh tế vĩ mô ổn định là điều kiện quan trọng để nâng cao NLCT của Du lịch Việt Nam. Bởi vì, trước tác động nghiêm trọng của cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu, xung đột vũ trang, khủng bố, thiên tai và dịch bệnh gây ra trong hơn hai năm gần đây cho thấy ngành du lịch, trong đó có du lịch tàu biển sẽ có thể phải tiếp tục đối mặt với những khó khăn và thách thức to lớn trong tương lai.

- Xóa bỏ độc quyền kinh doanh trong các lĩnh vực dịch vụ liên quan đến du lịch như hàng không, điện..., tạo môi trường bình đằng cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia kinh doanh du lịch. Nhà nước hỗ trợ nâng cao NLCT của doanh nghiệp du lịch thông qua các hoạt động xúc tiến thương mại, du lịch và đầu tư, cung cấp thông tin định hướng thị trường, giảm chi phí đầu vào đối với hàng hoá dịch vụ Nhà nước còn quản lý giá, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính để giảm thiểu chi phí giao dịch cho doanh nghiệp.

- Hiệp hội Du lịch Việt Nam cần đẩy mạnh hoạt động để trở thành người đại diện thực sự của các doanh nghiệp, phát huy vai trò chủ động và tích cực trong bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, phản ánh đầy đủ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình phát triển của ngành và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, là đầu mối thúc đẩy hợp tác, gắn kết giữa các doanh nghiệp và hỗ trợ doanh nghiệp du lịch Việt Nam nâng cao NLCT trong môi trường cạnh tranh quốc tế.

* Đổi mới chính sách thuế, tài chính, ngân hàng:

- Giảm thuế giá trị gia tăng đối với các hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch từ 10% xuống còn 5% nhằm khích lệ các doanh nghiệp du lịch nâng cao chất lượng dịch vụ để tăng cường NLCT thu hút khách du lịch.

- Miễn thuế nhập khẩu phương tiện vận chuyển khách du lịch nhằm đổi mới, hiện đại hóa hệ thống phương tiện vận chuyển khách du lịch còn lạc hậu của nước ta hiện nay để nâng cao chất lượng phục vụ khách du lịch.

- Hoàn thuế giá trị gia tăng cho khách du lịch nhằm khích lệ khách du lịch mua sắm tại Việt Nam, thúc đẩy loại hình du lịch mua sắm phát triển, tăng xuất khẩu tại chỗ để tăng nguồn thu ngoại tệ cho nền kinh tế.

- Tăng ngân sách cho hoạt động marketing, quảng bá điểm đến. Để thực hiện hiệu quả công tác marketing, quảng bá điểm đến, đặt văn phòng đại diện du lịch ở nước ngoài, cần dành nguồn ngân sách đáng kể cho hoạt động này. Nhà nước có thể giành một khoản ngân sách trên cơ sở tỷ lệ % đóng góp của chính ngành Du lịch vào ngân sách hàng năm.

- Nghiên cứu hình thành Quỹ xúc tiến du lịch quốc gia trên cơ sở huy động từ ba nguồn: ngân sách nhà nước, đóng góp của doanh nghiệp du lịch và đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân quan tâm phát triển du lịch của đất nước. Các doanh nghiệp du lịch có thể đóng góp vào Quỹ xúc tiến du lịch quốc gia trên cơ sở số khách du lịch đón được hàng năm (chẳng hạn, 2 USD/khách du lịch hàng năm) hoặc tỷ lệ %/tổng thu nhập từ kinh doanh du lịch hàng năm.

- Chính phủ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp du lịch vừa và nhỏ tiếp cận vốn vay hoặc bảo lãnh cho họ vay vốn, đồng thời có chính sách khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia kinh doanh du lịch, có cơ chế giảm chi phí đầu vào, giảm giá, phí, giảm thuế v.v. nhằm huy động sức mạnh và nguồn lực trong dân để phát triển du lịch.

4.2.7. Giải pháp đẩy mạnh hợp tác quốc tế, chủ động hội nhập toàn cầu

Tăng cường hợp tác quốc tế với các nước trong khu vực và trên thế giới để thúc đẩy hình thành các tour du lịch liên quốc gia hấp dẫn khách du lịch. Du lịch tàu biển Việt Nam cần tích cực, chủ động đẩy mạnh hợp tác song phương và đa phương với các nước phát triển du lịch để có thể tạo ảnh hưởng trên phạm vi quốc tế, trên cơ sở đó bảo vệ lợi ích cho doanh nghiệp du lịch tàu biển Việt Nam. Cũng với mục đích đó, cần đẩy mạnh sự tham gia của Việt Nam vào các tổ chức quốc tế và khu vực như ASEAN, APEC, WTO, và tham

gia của Du lịch Việt Nam trong UNWTO, PATA, ASEANTA, là thành viên ASEAN, Việt Nam cần thực hiện sáng kiến khu vực để thúc đẩy phát triển thị

Một phần của tài liệu Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển du lịch tàu biển ở Việt Nam (Trang 86 - 104)