Bài học kinh nghiệm từ Việt Nam

Một phần của tài liệu Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển du lịch tàu biển ở Việt Nam (Trang 25 - 27)

6. Bố cục của luận văn

1.2.3. Bài học kinh nghiệm từ Việt Nam

Từ kinh nghiệm của Thái Lan, Trung Quốc, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm về phát triển hoạt động du lịch tàu biển tại Việt Nam đó là:

- Xây dựng chiến lược phát triển và kế hoạch cho từng thời kỳ: Để thu hút khách du lịch quốc tế một cách hiệu quả, cần thiết phải xây dựng chiến lược cạnh tranh quốc gia, từ đó lập kế hoạch và chương trình cho từng thời kỳ, phù hợp với yêu cầu phát triển du lịch quốc tế, tránh tình trạng phát triển ồ ạt, không tập trung, phân tán nguồn lực và phá vỡ tính cân bằng trong phát triển du lịch. Việc xây dựng chiến lược phát triển du lịch quốc gia cần căn cứ vào các điều kiện về tự nhiên, vị trí địa lý và các điều kiện khác có liên quan. Có chiến lược đào tạo nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong dài hạn để có những con người đầy đủ kiến thức và trình độ để đưa ngành du lịch Việt Nam đi lên. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng, nhu cầu và xu hướng đi du lịch quốc tế ngày càng đa dạng và luôn thay đổi, vì thế đối với các quốc gia muốn tập trung vào phát triển thu hút khách du lịch tàu biển quốc tế như Việt Nam cần phải sớm xây dựng chiến lược phát triển và có các kế hoạch, chương trình cụ thể trong từng giai đoạn nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng cường thu hút khách du lịch quốc tế, đẩy cao vị thế của du lịch Việt Nam trên trường quốc tế.

- Xây dựng thương hiệu và quảng bá du lịch: Để thu hút ngày càng nhiều khách du lịch quốc tế, phát triển hoạt động lữ hành quốc tế, du lịch tàu biển, các quốc gia trong khu vực đều phải coi trọng việc xây dựng thương hiệu và quảng bá du lịch nước mình thông qua biểu tượng (logo), khẩu hiệu,

thông tin tích cực, quan hệ công chúng, marketing trực tiếp, hỗn hợp, phát triển sản phẩm và dịch vụ… nhằm tạo dựng hình ảnh và vị thế cho du lịch quốc tế các nước này trên trường quốc tế. Các khẩu hiệu của Thái Lan cùng các hoạt động quảng bá rộng lớn, các hoạt động đó trên thực tế cùng sự ủng hộ và tham gia tích cực của các đơn vị lữ hành thực sự gây ấn tượng và thiện cảm đối với khách du lịch quốc tế. Chính những chương trình quảng bá đó cũng góp phần đáng kể vào việc thu hút khách quốc tế, tạo nên một hình ảnh đẹp và thương hiệu tốt cho du lịch các nước này.

Tạo dựng thương hiệu là một quá trình xây dựng và nhận dạng tính khác biệt, độc đáo và tạo nên những đặc trưng của một điểm đến du lịch. Xây dựng thương hiệu là sự phối hợp tất cả sản phẩm và dịch vụ của các ngành nghề khác nhau như nông nghiệp, du lịch, thể thao, nghệ thuật, đầu tư công nghệ, giáo dục…liên quan tới điểm đến. Mục tiêu là nắm được bản chất của điểm đến trong một thể thống nhất. Chính vì vậy, để tạo dựng thành công thương hiệu điểm đến đòi hỏi phải nghiên cứu kỹ lưỡng và nhiều thời gian. Để thành công, điểm đến luôn phải tạo ra sự độc đáo, khác lạ nhưng phải xây dựng trên các thế mạnh chủ đạo của mình.

- Nâng cao chất lượng dịch vụ: Các nước này thu hút nhiều khách du lịch nói chung và du lịch tàu biển nói riêng bởi họ đã đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách hàng nhờ chất lượng dịch vụ thường xuyên được nâng cao cộng với nhiều loại hình phục vụ phong phú và luôn được đổi mới, từ việc phục vụ cho mua sắm, ăn uống đến việc phục vụ cho ngắm cảnh, thư giãn… Thái Lan là một trong những nước có tính chuyên nghiệp rất cao khi mà họ đã xây dựng và phát triển cả một ngành công nghiệp chuyên sản xuất sản phẩm phục vụ khách du lịch tàu biển. Đây là một trong những kinh nghiệm rất hữu ích đối với Việt Nam trong việc vận dụng và học hỏi.

Chƣơng 2

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển du lịch tàu biển ở Việt Nam (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)