Đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của du lịch

Một phần của tài liệu Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển du lịch tàu biển ở Việt Nam (Trang 64 - 69)

6. Bố cục của luận văn

3.4.4.Đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của du lịch

lịch tàu biển Việt Nam

a. Những điểm mạnh và cơ hội

* Điều kiện tự nhiên thuận lợi:

Việt Nam có rất nhiều điều kiện thuận lợi thế để khai thác và phát triển du lịch tàu biển. Có hơn 3.260 km bờ biển, có nhiều hòn đảo, bãi biễn đẹp, hấp dẫn, có Vịnh Hạ Long đã hai lần được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới và là kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới … đã tạo được sức hút kỳ diệu đối với du khách trong và ngoài nước. Cùng với đó Việt Nam có vị trí nằm trên tuyến đường giữa hai trung tâm du lịch tàu biển lớn lớn trong khu vực là Hồng Kông và Singapore. Đây là điều kiên hết sức thuận lợi để phát triển mạnh du lịch tàu biển ở nước ta..

* Chính sách cởi mở và thông thoáng hơn:

Để thị trường du lịch tàu biển Việt Nam có được những bước phát triển như trên, Chính phủ Việt Nam và các cơ quan ban ngành chức năng đã có nhiều chính sách đổi mới và cải cách trong hơn 10 năm qua, nhằm tạo thuận lợi cho việc thu hút khách du lịch tàu biển đến Việt Nam. Cụ thể như chính sách mở cửa đảo Phú Quốc và Côn Đảo cho tàu biển nước ngoài vào tham

quan du lịch; Chính sách giảm phí visa cho khách du lịch tàu biển đến Việt Nam, chính sách giảm phí cảng biển cho những tàu đưa khách đến định kỳ định cảng; Chính sách cải cách thủ tục hành chính cảng biển, chính sách tăng cường an ninh du lịch cho du khách và tàu du lịch tại các cảng biển quốc tế…

* Xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng:

Ngoài ra cũng phải kể đến việc đầu tư, xây dựng và nâng cấp, phát triển một số cơ sở hạ tầng phục vụ cho du lịch tàu biển như xây cảng Chân Mây (Huế), cảng Cái Lân (Hạ Long), cảng Inter Flour và cảng thép Phú Mỹ (Vũng Tàu), nâng cấp cảng Tiên Sa (Đà Nẵng) hay việc mở rộng hệ thống đường xá nối các cảng biến tới các khu trung tâm thành phố, khu du lịch. Đa số các cảng của Việt Nam gồm các trung tâm du lịch, các thành phố lớn nên dễ triển khai các chương trình du lịch phục vụ khách.

Bên cạnh đó, số lượng phương tiện dịch vụ như xe, hướng dẫn, nhà hàng, khu mua sắm, thông tin liên lạc khá tốt nhằm phục vụ khách du lịch đã được cải thiện so với 5 năm trước, dần dần đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách du lịch trong và ngoài nước.

Các phương tiện y tế, cấp cứu, cứu hộ cho du khách khá tốt nên không gây lo lắng cho khách khi có các trường hợp cứu hộ khẩn cấp phải rời tàu.

Hệ thống các tuyến điểm tham quan du lịch trong các thành phố và vùng ngoại vi cũng đã được cải thiện ít nhiều tạo ra nhiều sản phẩm cho du khách lựa chọn.

* Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế:

Sự phát triển mạnh mẽ của du lịch toàn cầu và những xu hướng du lịch mới xuất hiện trong thời gian gần đây đã và đang thúc đẩy cạnh tranh mạnh mẽ giữa các quốc gia trên thế giới trong việc thu hút khách quốc tế. Đứng trước những cơ hội và thách thức du lịch Việt Nam đã chủ động đẩy mạnh hợp tác song phương, đa phương với các nước phát triển du lịch để có thể tạo ảnh hưởng trên phạm vi quốc tế, đồng thời tranh thủ tiếp thu, học hỏi kinh

nghiệm quản lý của các nước đã thành công trong phát triển du lịch. Thông qua hợp tác trao đổi với các nước trong khu vực và trên thế giới qua đó giúp chúng ta kêu gọi sự tài trợ của các nước và các tổ chức quốc tế cho các dự án đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, tài trợ cho các dự án bảo vệ môi trường cho Việt Nam, thúc đẩy du lịch phát triển mạnh mẽ.

b. Những điểm yếu và thách thức

Mặc dù có một số chuyển biến nhất định, song hoạt động du lịch tàu biển Việt Nam còn một số mặt hạn chế:

* Thiếu cảng chuyên dụng ảnh hưởng ít nhiều đến sự phát triển ổn định theo tiêu chí du lịch bền vững. Việt Nam chưa có cảng khách chuyên dụng tại một số cảng phổ biến như thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Nhà Trang, Đà Nẵng, Huế, Hạ Long để đón và phục vụ khách du lịch tàu biển. Ta vẫn còn sử dụng các bến bãi của cảng hàng hóa làm cảng đón khách mỗi khi có tàu ghé đến. Do vậy các hãng tàu gặp không ít khó khăn khi cho cầu cập cảng, lắp đặt poongtoon, gang way (cầu thang lên xuống). Bên cạnh đó, việc đi lại của khách và thuyền viên trong cảng không bảo đảm an toàn do hoạt động của các xe chuyên dụng đi lại trong cảng. Các cảng không có năng lực đón các tàu tải trọng lớn, mớn nước sâu buộc tàu phải neo đậu phía ngoài và chuyển tại khách vào bờ, vừa mất thời gian, vừa gây bất tiện cho khách, không bảo đảm an toàn.

* Nguồn nhân lực thiếu và yếu: Hiện nay nguồn nhân lực phục vụ cho du lịch tàu biển còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng. Đây là một hạn chế rất lớn, vì từ trước tới nay việc đào tạo nhân lực cho ngành này chưa được đầu tư một cách chuyên sâu, bài bản. Lao động chất lượng cao, có trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ của ngành là rất ít. Điều đó là một trong nhiều nguyên nhân cơ bản làm cho chất lượng dịch vụ không cao, thiếu tính chuyên nghiệp.

* Công tác tuyên truyền, tiếp thị, quảng bá về du lịch Việt Nam đối với thị trường khách in-bound nói chung và khách du lịch tàu biển nói riêng còn yếu và chưa chuyên nghiệp, chưa có sự đầu tư của ngành hay liên kết khu vực và chỉ dừng lại ở từng doanh nghiệp tự xây dựng sản phẩm, tự tham gia hội chợ, làm FAM trip như Saigon Tourist, Tân Hồng…

* Cơ sở vật chất kỹ thuật yếu kém và không đồng bộ: ngoài việc thiếu cảng chuyên dụng thì cơ sở hạ tầng phục vụ cho du lịch tàu biển còn rất hạn chế. Hệ thống giao thông yếu kém dẫn đến việc thực hiện các chương trình du lịch gặp khó khăn do tàu chỉ ghé cảng trong thời gian ngắn, khách chưa kịp đi tham quan đã phải trở về tàu. Các cơ sở dịch vụ phục vụ khách không có như nhà vệ sinh, trạm điện thoại, đổi tiền, cửa hàng miễn thuế… làm cho khách hàng cảm thấy bất tiện, không thoải mái. Ở nhiều nước, cảng du lịch được thiết kế bắt mắt, khách vừa bước ra khỏi tàu là có thể mua sắm, ngắm cảnh, ăn uống, thư giãn.

Với số lượng khách đông, mang nhiều quốc tịch khác nhau, đi tham quan theo nhiều chương trình riêng, dẫn đến tình trạng thiếu các dịch vụ hỗ trợ như xe bus, thuyền thăm vịnh, hướng dẫn viên chuyên nghiệp và có thẻ du lịch đặc biệt là hướng dẫn viên biết ngoại ngữ hiếm như Tây Ban Nha, Ý, Quảng Đông, Hàn Quốc nên ảnh hưởng đến việc bán tour trên tàu và tổ chức thực hiện các chương trình tham quan du lịch.

Do hệ thống giao thông yếu kém dẫn đến các tàu du lịch đến Việt Nam thời gian qua chủ yếu dưới dạng quá cảnh, sau đó tiếp tục hành trình đi các nước khác nên thời gian lưu trú tại các cảng biển của Việt Nam rất ngắn như đã nêu ở trên nên khách không có nhiều thời gian và cơ hội tham quan, mua sắm tại các điểm du lịch của Việt Nam nên hiệu quả khai thác loại hình du lịch này còn hạn chế.

* Sản phẩm du lịch còn đơn điệu, thiếu đa dạng, ít được đổi mới: việc đầu tư nâng cấp các tuyến, điểm tham quan hiện có, cũng như xây dựng, phát

triển các tuyến điểm tham quan mới, nhằm tạo sự hấp dẫn, mới lạ, thu hút khách tìm đến tham quan, du lịch, hay quay trở lại Việt Nam những lần sau còn ít được coi trọng. Ngoài ra, các dịch vụ khác như mua sắm, ăn uống, vui chơi giải trí…. Cũng chưa đáp ứng được nhu cầu của du khách.

Ngoài ra, việc đảm bảo an ninh, an toàn cho khách chưa tốt, tình trạng mất cắp, ăn mày ăn xin vẫn còn nhiều, đặc biệt là quanh các cảng biển có tàu khách. Vấn đề vệ sinh môi trường chưa bảo đảm.

Chƣơng 4

CÁC GIẢI PHÁP VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TÀU BIỂN 4.1. Quan điểm - Phƣơng hƣớng - Mục tiêu

Một phần của tài liệu Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển du lịch tàu biển ở Việt Nam (Trang 64 - 69)