Các giải pháp để phát triển du lịch tàu biển ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển du lịch tàu biển ở Việt Nam (Trang 74 - 104)

6. Bố cục của luận văn

4.2. Các giải pháp để phát triển du lịch tàu biển ở Việt Nam

4.2.1. Giải pháp về thị trƣờng

* Giải pháp về nghiên cứu và định hướng thị trường: đây là một trong những giải pháp quan trọng hàng đầu nhằm định hướng, tiếp cận và thâm nhập thị trường khách du lịch một cách hiệu quả. Nghiên cứu khai thác cơ hội thị trường mới và tập trung vào các đoạn thị trường mới. Nhà nước và doanh nghiệp đều phải chủ động nắm bắt, hiểu biết thị trường và chia sẻ thông tin về thị trường vì lợi ích chung. Thái độ, động cơ và ý kiến của du khách cần được hiểu qua nghiên cứu thị trường, cần được thông tin về cách thức xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch ở Việt Nam phù hợp với nhu cầu thị trường. Xác định rõ thị trường trọng điểm, nắm được đặc điểm, tâm lý, nhu cầu và xu hướng đi du lịch của khách du lịch, trên cơ sở đó, tiến hành xây dựng sản phẩm du lịch phù hợp, đáp ứng tốt nhu cầu của mỗi thị trường, từng đối tượng khách cụ thể.

* Giải pháp về marketing: để giải pháp này đạt hiệu quả một cách tốt nhất cần thực hiện các hoạt động sau:

- Đẩy mạnh công tác marketing, quảng bá hình ảnh để tạo dựng thương hiệu điểm đến Việt Nam, có nghĩa là duy trì vị thế của Việt Nam trên thị trường du lịch quốc tế. Đầu tư nhiều hơn vào marketing điểm đến trên thị trường quốc tế sẽ giúp thúc đẩy thu hút khách du lịch đến Việt Nam. Cần tập

trung xúc tiến điểm đến tại các thị trường truyền thống cũng như các thị trường mới đầy tiềm năng. Marketing điểm đến trên thị trường quốc tế đòi hỏi tiếp cận mang tính dài hạn vì sẽ mất nhiều thời gian để tạo nhận biết thương hiệu điểm đến, sau đó mới chuyển thành chuyến du lịch thực thụ. Các thị trường khác nhau đòi hỏi cách tiếp cận khác nhau.

- Xác định rõ các đối thủ cạnh tranh để có đối sách nâng cao vị thế cạnh tranh điểm đến. Muốn vậy, nhất thiết phải thường xuyên thực hiện các chiến dịch quảng bá điểm đến ở nước ngoài. Các chiến dịch này phải dễ tiếp cận, nhiều thông tin để thu hút sự quan tâm của khách du lịch. Sử dụng đa dạng và linh hoạt các công cụ xúc tiến như quảng cáo, marketing trực tiếp, xúc tiến bán, quan hệ công chúng, tài trợ v.v. để xúc tiến điểm đến Việt Nam. Áp dụng marketing hỗn hợp trong xúc tiến điểm đến vì áp dụng riêng lẻ từng công cụ sẽ không mang lại hiệu quả tối đa.

- Tham gia hội chợ du lịch: ngành du lịch tàu biển Việt Nam phải hiện diện thường xuyên tại các hội chợ du lịch quốc tế lớn và có tính chuyên nghiệp cao. Tổng cục Du lịch cần lập kế hoạch năm năm và hàng năm đối với việc tham gia các hội chợ du lịch quốc tế chuyên nghiệp ở nước ngoài, trong đó nêu rõ mục tiêu, xác định rõ thị trường, các sản phẩm cụ thể và các công cụ xúc tiến. Cùng với sự phát triển của internet, việc tiếp cận thông tin du lịch của điểm đến hiện nay chủ yếu thông qua mạng internet. Do đó, vai trò của hội chợ như một nơi quan trọng nhất để xúc tiến điểm đến và cung cấp thông tin du lịch của điểm đến giảm dần. Vì vậy, Tổng cục Du lịch chỉ nên tập trung nguồn lực tham dự một số hội chợ du lịch quốc tế lớn và có tính chuyên nghiệp cao như ITB‟Berlin (Đức), WTM (Anh), TOP RESA (Pháp), JATA (Nhật), Hội chợ TRAVEX (các nước ASEAN), Hội chợ Du lịch tại Liên bang Nga...

- Hoạt động xúc tiến điểm đến: hoạt động này cần được đẩy mạnh thông qua tổ chức các chương trình giới thiệu điểm đến (roadshow) tại các thị trường trọng điểm và tiềm năng để tăng cường quan hệ trực tiếp với đối tác lữ

hành nước ngoài, đồng thời chủ động tham gia các hội nghị, hội thảo quốc tế chuyên nghiệp về du lịch để nắm bắt kịp thời tình hình và xu hướng du lịch trên thế giới, trao đổi thông tin, kinh nghiệm phát triển du lịch với các quốc gia và tổ chức du lịch quốc tế. Tổ chức các tour làm quen FAMTRIP cho các nhà báo, các hãng lữ hành nước ngoài, quảng cáo thường xuyên trên các kênh truyền hình quốc tế lớn có uy tín như CNN, National Geographic, TV5, ZDF và các phương tiện truyền thông trong nước và quốc tế khác.

- Sử dụng đa dạng các phương tiện xúc tiến điểm đến: các phương tiện này cần được thực hiện theo hướng vừa sử dụng công nghệ tiên tiến, phim video quảng cáo du lịch và lợi thế của mạng internet, vừa sử dụng các ấn phẩm quảng cáo truyền thống như bản đồ, tập gấp, áp phích, tờ rơi, sách mỏng, sách ảnh hay tập ảnh du lịch nhằm tăng hiệu quả của hoạt động này.

- Thành lập văn phòng đại diện du lịch quốc gia: đây là một trong những công việc cần được thực hiện ngay, nhất là đối với những thị trường trọng điểm và tiềm năng. Bởi vì đó là yếu tố quan trọng trong chiến lược quảng bá thương hiệu du lịch quốc gia nhằm cung cấp và giải đáp thông tin du lịch cập nhật, kịp thời và triển khai các hình thức tiếp thị, quảng bá thương hiệu du lịch Việt Nam đa dạng tới khách du lịch tiềm năng. Đến nay, du lịch Việt Nam chưa có văn phòng đại diện nào ở nước ngoài. Chính phủ và nhiều ngành liên quan nhận thức chưa đúng về vai trò của các Văn phòng này đối với công tác xúc tiến du lịch. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến du lịch ở nước ngoài, Chính phủ cần sớm cho phép Tổng cục Du lịch thành lập một số văn phòng đại diện du lịch Việt Nam ở một số thị trường trọng điểm như Nhật, Hàn Quốc, Pháp, Đức, Anh, Úc và Niu Di Lân, Canada và Mỹ. Nhiệm vụ chính của các văn phòng đại diện này là cung cấp thông tin về điểm đến, nghiên cứu tìm kiếm thị trường, thiết lập quan hệ với các hãng lữ hành nước ngoài, giới thiệu quảng bá sản phẩm du lịch mới, tham gia các hội chợ và sự kiện du lịch ở nước ngoài, phối hợp thực hiện marketing điểm đến

tại thị trường phụ trách và cung cấp thông tin dữ liệu về tình hình, xu hướng phát triển du lịch ở khu vực.

- Hình thành mạng lưới phòng thông tin du lịch tại các sân bay, bến cảng, cửa khẩu, các khu vực đô thị, các trung tâm du lịch và các điểm du lịch có đông khách du lịch. Các phòng thông tin du lịch này có chức năng cung cấp thông tin, hỗ trợ, giải đáp thắc mắc cho khách du lịch, xúc tiến sản phẩm du lịch địa phương, nâng cao cảm nhận của du khách về đất nước, con người Việt Nam. Các trung tâm thông tin du lịch này cần phải có nhiều ấn phẩm, tờ rơi, tập gấp, bản đồ giới thiệu về du lịch của cả nước nói chung, của mỗi vùng, địa phương nói riêng để cung cấp miễn phí cho khách du lịch. Các ấn phẩm du lịch đều phải có khẩu hiệu và logo về Du lịch Việt Nam.

* Giải pháp khuyếch trương: gồm một số hoạt động cơ bản sau:

- Liên kết khu vực trong vấn đề tiếp thị: Để du lịch tàu biển Việt Nam phát triển, cần phải có sự liên kết khu vực trước hết là của các nước ASEAN. Thực tế, mỗi du khách từ châu Âu hay châu Mỹ khi bỏ ra 14 đến 18 giờ bay đến châu Á với chi phí đi lại từ 1200 đến 1700 USD, người ta sẽ ít khi đi 1 điểm, một quốc gia. Tàu biển cũng tương tự, một con tàu không chỉ đến mỗi cảng Sài Gòn trong cả hành trình mà phải có một sự liên kết khu vực với mục tiêu là làm thế nào để đưa khách đến Châu Á, đến các nước ASEAN. Khi đó, các nước có hoặc không có cảng biển đều có thể thu hút khách du lịch tàu biển. Ngành du lịch các nước ASEAN cần có sự phối hợp và thành lập một tiểu ban, có thể gọi là “Tiểu ban hợp tác chung tàu biển ASEAN (ASEAN Cruise Working Group - ACWG) với mục tiêu đẩy mạnh sự phát triển của ngành công nghiệp du lịch tàu biển trong khu vực thông qua sự trao đổi và chia sẻ thông tin giữa các nước, phát triển cơ sở hạ tầng, giảm thiểu các rào cản đến các nước ASEAN, phối hợp với các tổ chức cá nhân trong công tác Marketing và quảng bá. Tiểu ban sẽ là cầu nối chia sẻ thông tin, tham gia các

hội chợ, chuẩn bị các ấn phẩm, liên kết với các nước trong khu vực, trước mắt là các nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc…

ACWG sẽ là đầu mối cung cấp thông tin cho các hãng tàu, các công ty lữ hành và khách du lịch trên thế giới về điểm đến Đông Nam Á trong đó có Việt Nam. ACWG sẽ làm đại diện cho ngành du lịch ASEAN tham gia các hội chợ, các diễn đàn liên quan đến du lịch và du lịch tàu biển để khuyếch trương du lịch khu vực và du lịch Việt Nam.

ACWG cũng sẽ là đầu mối để chia sẻ thông tin về tình hình du lịch tàu biển thế giới với các doanh nghiệp trong khu vực, đẩy mạnh xúc tiến đầu tư, đào tạo nguồn nhân lực chuyên nghiệp phục vụ khách du lịch tàu biển, cùng các doanh nghiệp, các cơ quan quản lý nhà nước cấp quốc gia nghiên cứu phát triển các sản phẩm du lịch tàu biển mới.

- Đẩy mạnh việc tiếp thị qua Internet: Xây dựng trang web riêng, ví dụ như www.vietnamcruise.com hoặc có một phần giới thiệu thông tin trên web- site của ngành và kết nối với trang www.cruisesasean.com của các nước trong khu vực để cung cấp thông tin tốt nhất cho các hãng tàu và khách du lịch. Ngay bản thân các thông tin cơ bản về các tuyến điểm du lịch, các chương trình du lịch, các công ty du lịch và đặc biệt là các thông tin về cảng biển dành cho khách du lịch tàu biển đến Việt Nam trên trang web chung của ACWG cũng thiếu và không đầy đủ, cần phải học hỏi các nước trong khu vực và cập nhật thường xuyên các thông tin này trên trang web tàu biển riêng của Việt Nam, của ngành du lịch Việt Nam, của ACWG để khách hàng dễ dàng tìm kiếm, sử dụng. Tranh thủ các công cụ tìm kiếm hỗ trợ cho việc tìm và truy xuất thông tin. Đầu tư kinh phí cho việc liên kết với các trang web của Hiệp hội du lịch tàu biển thế giới và các công ty, tổ chức liên quan đến khách du lịch tàu biển.

Sử dụng Internet nên được xác định là phương thức quảng bá cơ bản bởi đó là hình thức đơn giản, phong phú và không lãng phí. Có thể nói việc

tiếp thị qua internet đối với du lịch và du lịch tàu biển là điều có thể làm và có thể làm ngay. Hiện nay, hệ thống web-site du lịch Việt Nam có một số ít các trang web có chất lượng như www.travel.com.vn; www.hotels.vn, …. Xét về mặt công cụ, đây là những web-site tương đối tốt nhưng xét về mặt chuyển tải hình ảnh thì không đặc sắc. Singapore và Malaysia đã rất thành công khi thực hiện phương pháp này.

- Xây dựng thông điệp du lịch Việt Nam: Việt Nam cần có một thông điệp du lịch thật sự rõ ràng, cần có một quá trình quảng bá, giới thiệu các thông điệp từ nội dung này đến nội dung khác và không nhất thiết phải dồn vào một gói hình ảnh. Ví dụ, trong giai đoạn 1 chúng ta khắc họa nụ cười Việt Nam, giai đoạn 2 khắc họa trang phục dân tộc, giai đoạn 3 khắc họa đức tính cần cù và thông minh của người Việt Nam; giai đoạn 4 khắc họa vẻ đẹp biển Việt Nam, giai đoạn 5 khắc họa sự thịnh vượng của đất nước, giai đoạn 6 là khắc họa tinh thần hội nhập của Việt Nam.

Sau khi có thông điệp rõ ràng thì triển khai đầu tiên là mạng internet để có độ lan rộng cao từ trong và ngoài nước với chi phí thấp nhất. Khi thông điệp đó đã đi vào nhận thức của mọi người thì mới triển khai thông qua truyền hình và các phương tiện thông tin đại chúng khác. Để thành công, cần phải làm cho người dân hiểu và cùng phối hợp thực hiện thông điệp đó với nhà nước. Ví dụ như thông điệp khắc họa nụ cười Việt Nam chẳng hạn thì chúng ta có thể truyền thông và sau đó người dân chính là người thực hiện nó. Khi khắc họa trang phục áo dài thì nên có 1 ngày dành cho áo dài Việt Nam, ngày đó, phụ nữ và bé gái ra đường đều mặc áo dài. Để khắc họa vẻ đẹp của biển thì nên phối hợp với các khu resort cao cấp, các hãng tàu, hoa hậu để thực hiện. Để khắc họa con người Việt Nam cần cù và thông minh thì khắc họa những người tài Việt Nam, những người có cống hiến cho thế giới và cho đất nước, những người nông dân, công nhân, trí thức, nghệ sỹ hăng say lao động và sáng tạo để tạo ra những sản phẩm nổi tiếng thế giới.

Mục đích của quá trình này là làm thế nào để mọi người dân đều là người truyền bá hình ảnh Việt Nam. Chỉ khi đó hình ảnh Việt Nam mới thực sự thu hút khách du lịch quốc tế và mỗi người dânViệt Nam sẽ cảm thấy tự hào và trách nhiệm. Họ sẽ ý thức hơn trong việc quảng bá thương hiệu quốc gia dù họ là ai. Không nên quảng bá hình ảnh Việt Nam theo cách làm hình thức và lãng phí.

Cách thể hiện cũng cần phải tinh tế và đơn giản. Trong các video clip quảng bá trên truyền hình giới thiệu toàn cảnh Việt Nam cần phải có cách thể hiện mới từ thông điệp thể hiện, tông màu, âm nhạc. Sự thể hiện hiện đại nhưng hiền hòa, không phải là quê mùa mà phải đậm chất truyền thống.

Với thông điệp rõ ràng và có sự tham gia của toàn dân, cách thể hiện tinh tế và đơn giản, ứng dụng lợi thế của internet, hình ảnh Việt nam sẽ được cải thiện và ngày càng hấp dẫn du khách quốc tế.

* Các giải pháp khuyếch trương khác

- Từ cấp vĩ mô, nhà nước nên có các chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp trong công tác tiếp thị. Các doanh nghiệp cần chuyên môn hóa sâu hơn trong tổ chức phục vụ cũng như tiếp thị đặc biệt là hội chợ tàu biển quốc tế hàng năm ở Miami - Hoa Kỳ kết hợp với các chương trình xúc tiến du lịch khác của ngành và của các doanh nghiệp. Hội nghị và hội chợ tàu biển thường niên toàn cầu là cơ hội lớn nhất trong việc giới thiệu hình ảnh và tiềm năng du lịch tàu biển Việt Nam. Từ trước đến nay chúng ta chỉ có các doanh nghiệp như Saigon Tourist, Tân Hồng tham gia với vai trò doanh nghiệp. Tổng cục du lịch nên vào cuộc và chấp nhận chi phí tham gia với vai trò cơ quan quản lý và xúc tiến cấp quốc gia, các doanh nghiệp sẽ tham gia với tư cách thành viên. Cách làm này sẽ củng cố hơn vị thế và hình ảnh du lịch Việt Nam. Thực hiện việc quảng bá du lịch ngay tại Cảng thông qua nghi lễ đón tiếp, giới thiệu văn hóa Việt Nam ….

- Tổng cục Du lịch phải đóng vai trò định hướng thị trường, tổ chức xúc tiến quảng bá điểm đến Việt Nam hiệu quả ở những thị trường quốc tế trọng điểm và tiềm năng. Hình thành bộ phận nghiên cứu thị trường nhằm định hướng thị trường cho các doanh nghiệp. Tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp du lịch tham gia các hoạt động xúc tiến du lịch như các liên hoan, hội chợ du lịch, triển lãm du lịch quốc tế. Xây dựng các chiến lược xúc tiến du lịch trên các kênh truyền thông nước ngoài. Cung cấp cơ sở dữ liệu nghiên cứu thị trường cập nhật, đúng mục tiêu cho doanh nghiệp LHQT.

- Tăng cường hợp tác và kêu gọi sự hỗ trợ về tài chính và chuyên gia của các tổ chức quốc tế như UNWTO, PATA, EU,…để tổ chức các hội nghị,

Một phần của tài liệu Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển du lịch tàu biển ở Việt Nam (Trang 74 - 104)