6. Bố cục của luận văn
4.1.2. Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 2011 2020
Để phát triển du lịch tàu biển, tăng cường thu hút dòng khách này đến Việt Nam, cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp. Một số giải pháp chủ yếu cần đề cập đó là: Xây dựng và thực thi Chiến lược phát triển du lịch biển nói chung và chiến lược phát triển du lịch tàu biển nói riêng. Phát triển du lịch tàu biển theo hướng coi trọng bảo vệ môi trường sinh thái và cảnh quan thiên nhiên tại khu vực cảng biển; quy hoạch phát triển du lịch tàu biển cho từng vùng, từng địa phương có cảng biển về kết cấu hạ tầng, xây dựng thương hiệu du lịch biển; từ năm 2015 tập trung xây dựng 2-3 cảng chuyên dụng cho khách du lịch tàu biển trong đó 1 cảng làm nơi trung chuyển khách và cung cấp dịch vụ tàu biển trong khu vực Đông Nam Á. Bên cạnh đó, cần xây dựng, phát triển sản phẩm du lịch theo hướng đa dạng, tạo sự khách biệt, nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng nhu cầu cao của khách du lịch. Phát triển các trung tâm mua sắm cho khách du lịch tàu biển. Thủ tục xuất nhập cảnh, hải
quan phải được áp dụng một cách khoa học, thuận lợi. Cơ quan quản lý nhà nước và cả các doanh nghiệp du lịch cần có kế hoạch đạo tạo nguồn nhân lực trong công tác tổ chức đón tiếp, điều hành, trực tiếp phục vụ và hướng dẫn khách du lịch tàu biển đồng thời tăng cường công tác nghiên cứu và định hướng thị trường, đẩy mạnh hoạt động xúc tiến quảng bá điểm đến Việt Nam để thu hút khách du lịch tàu biển, đặc biệt là ở những thị trường có nguồn khách du lịch tàu biển lớn.
Chương trình Hành động Quốc gia về du lịch 2010 - 2020 nhằm góp phần duy trì bước phát triển mạnh mẽ và bền vững cho du lịch Việt Nam, khẳng định vai trò là một ngành kinh tế mũi nhọn trong nền kinh tế quốc dân; phấn đấu để Việt Nam trở thành quốc gia phát triển về du lịch trong khu vực, có cơ sở vật chất, kỹ thuật tương xứng, với nhiều sản phẩm du lịch độc đáo, mang bản sắc văn hóa Việt Nam; đưa Du lịch Việt Nam trở thành một điểm đến hấp dẫn của du lịch thế giới.