Sự hình thành và phát triển, đặc điểm của du lịch tàu biển

Một phần của tài liệu Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển du lịch tàu biển ở Việt Nam (Trang 44 - 104)

6. Bố cục của luận văn

3.3.1.Sự hình thành và phát triển, đặc điểm của du lịch tàu biển

Năm 1998 Hãng Royal Caribbean Cruises Lines hạ thủy con tàu Sovereign of the Sea với trọng tải 74.000 tấn và chiều cao bằng tượng đài Nữ Thần Tự Do. Chiếc tàu được mô tả như một tổ hợp nổi trên biển với hai rạp chiếu bóng, một sân thượng và nhiều thang máy lồng kính trong suốt. Trên nhiều phương diện, Sovereign of the Sea đã là thay đổi quan điểm về tàu biển

từ một hành trình nhàn hạ trên biển thành một cơ hội nghỉ ngơi tham quan lý thú. Chiếc du thuyền đầu tiên được Đức Vua Charles IV của Thụy Điển hạ thủy năm 1821. Tàu Curacao cung cấp dịch vụ hành khách trên lộ trình định kỳ định tuyến đầu tiên năm 1924. Năm 1934, Tàu Queen Mary thực hiện hành trình xuyên đại dương với 1100 thủy thủ đoàn và 2000 hành khách và trở thành tàu vượt Đại Tây Dương nhanh nhất.

Những tàu xuyên đại dương khác giai đoạn này còn có Europa, Normandie, Mauretania. Hành khách đi trên tàu là những người khách giàu có, giới thượng lưu, minh tinh màn bạc, các nhà tài phiệt và các viên chức chính quyền.

Trong chiến tranh thế giới thứ II, Tàu Queen Mary, Queen Elizabeth được trưng dụng để chở binh lính. Những loại tàu như thế này tiếp tục gia tăng mạnh sau chiến tranh thế giới thứ II với các hành trình vượt đại dương chủ yếu nối Châu Âu và châu Mỹ. Ở Mỹ, du lịch phục vụ nghỉ đông bằng tàu biển từ vùng biển đông bắc Hoa kỳ xuống Caribe phát triển rất mạnh.

Năm 1958 máy bay thương mại đầu tiên chở khách vượt Đại Tây Dương thành công đánh dấu sự ngự trị của các tàu biển lớn với mục đích chính là đi lại. Khoảng năm 1970, việc di chuyển bằng tàu thủy chỉ còn lại là giải tỏa sự tò mò của du khách. Cuộc thăm dò của hãng Caribean Cruise Lines thực hiện năm 1972 cho thấy chỉ có 2% dân Mỹ đã từng di chuyển bằng tàu thủy chở khách. Mức cầu giảm cộng thêm giá nhiên liệu tăng đã dẫn đến sự suy thoái của nhiều hãng tàu.

Vào những năm 80 của thế kỷ XX, du lịch tàu biển mới phát triển trở lại và mục đích chính của các con tàu không phải là sự “chuyên chở” mà là cung cấp cho du khách các chương trình du lịch, các dịch vụ du lịch, nghỉ dưỡng, các tiện nghi đẳng cấp vượt trội hơn cả các dịch vụ du lịch cao cấp nhất trên bờ.

Các con tàu thế hệ mới ngoài công nghệ đóng tàu hiện đại, còn được trang bị tất cả các tiện nghi đạt tiêu chuẩn cao nhất tương đương với các

khách sạn hạng sang trên bờ như: các loại nhà hàng, quầy Bar, casino, thư viện, bể bơi, sân bóng chuyền, tennis, sân tập golf, phòng tập thể dục, rạp chiếu phim….

Các du thuyền thường được coi như các khách sạn nổi tiện nghi và chuyến đi biển của du khách không còn là một chuyến đi biển thông thường mà là một kỳ nghỉ trăng mật, kỷ niệm ngày cưới hay một dịp giao du. Tàu thay vì thực hiện một hành trình dài liên tục sẽ dừng đỗ tại rất nhiều nơi trên đường đi. Các điểm dừng (port of call) đó có thể là những nơi tương đối gần, như vùng biển Caribe, Vịnh Mexico và Alaska, đến những vùng đất xa xôi như châu Âu, Nam Thái Bình Dương, Đông Á và Đông Nam Á. Khách du lịch tàu biển biết trước hầu hết các khoản chi tiêu như: Phòng nghỉ, ăn uống, giải trí, tham quan, vé máy bay nối chuyến đến và về….

Để có thể hiểu rõ hơn về loại hình du lịch tàu biển, trước hết chúng ta cần tìm hiểu một số đặc điểm cơ bản của loại hình này như: các loại tàu biển, cơ sở vật chất trên tàu, chi phí (giá cả), đối tượng khách du lịch, các chương tình du lịch kèm theo.

* Các loại loại tàu biển : Gồm 4 loại chính:

- Tàu biển phổ thông (volume cruises) chiếm khoảng 60% tổng thu nhập của ngành du lịch tàu biển. Các hãng này thường bán các loại chương trình ngắn từ 2-5 ngày, loại trung bình 7 ngày và loại dài ngày 9 - 14 ngày. Tàu biển loại này dành cho khách có mức chi tiêu trung bình. Tàu có sức chở lớn từ 1000 - 3500 khách và 800 - 1200 thuyền viên. Phòng nghỉ trên tàu tương đương các khách sạn loại thường. Các chương trình du lịch ngắn và có vòng chu chuyển nhanh. Vòng chu chuyển (turnover) là số lượt khách mới lên tàu. Vòng chu chuyến nhanh có nghĩ là hãng tàu thực hiện nhiều chuyến đi trong một thời gian ngắn, và như vậy đem lại nhiều doanh thu hơn. Carnival Cruises Lines, Kloster Cruise Limited và Cunard Cruises Lines, Star Cruises là những hãng tàu biển điển hình thành công về loại hình tàu biển phổ thông.

- Tàu biển hạng sang (premium cruises) là loại hình tàu biển thứ hai chiếm khoảng 30% tổng doanh số toàn ngành. Hành trình các chuyến tàu thường kéo dài 2 - 3 tháng xuyên các châu lục. Tàu loại này có sức chờ từ 500 - 1000 khách và 400 - 700 thuyền viên. Dịch vụ cung cấp trên tàu này bao gồm các dịch vụ ăn nghỉ, vui chơi giải trí, tham quan ở mức cao cấp hơn. Các hãng tàu tiêu biểu là Viking Cruises, Cunard Cruises Lines.

- Tàu biển hạng đặc biệt (luxury cruises) chỉ chiếm 6% doanh thu toàn ngành. Tàu loại này cung cấp dịch vụ cực kỳ cao cấp và giá cả vì thế cũng cao hơn nhiều lần. Trong khi tàu hạng phổ thông nhấn mạnh đến vòng chu chuyển nhanh thì các tàu hạng đặc biệt lại nhắm tới những hành trình dài đến những vùng đất xa lạ. Ví dụ như tàu Seabourn Pride có sức chở 212 khác, Seabourn Spirit có sức chở 180 khách, rời cảng New York đi Châu Âu, Tây Phi, Nam Mỹ, Caribe trên cùng một chuyến đi. Một chuyến đi như vậy thường từ 6 đến 12 tháng. Ngoài Seabourn còn có các hãng tàu như Crystal Cruises, Renaissance Cruises, Oceanic Cruises.

- Tàu biển chuyên dụng (specialty cruises) cung cấp dịch vụ tàu biển cho các chuyến đi quan sát cá voi, lặn sâu, khảo cổ, sinh học. Loại hình tàu biển này chỉ chiếm 4% tổng thu nhập công nghiệp tàu biển thế giới. Tàu biển loại này không lớn nhưng có các trang thiệt bị công nghệ đặc biệt. Tàu chỉ cung cấp các dịch vụ ăn nghỉ thông thường. Khách đi tàu là giới trí thức, ưa khám phá mạo hiểm. Hành trình tàu biển loại này thường tới bắc Băng Dương, Vùng sông Amazon….

* Cơ sở vật chất trên tàu:

- Phòng nghỉ: Trước đây, khi tàu thiên về vận chuyển hành khách, các cabin được bố trí nhỏ, chật hẹp, chỉ có các tiện nghi tối thiểu là giường nằm, có thể có cả giường tầng. Ngày nay thuật ngữ cabin dùng để chỉ phòng nghỉ trên tàu. Diện tích cabin phụ thuộc vào loại tàu và loại cabin. Cabin được trang bị giường ngủ, phòng tắm tiêu. Một đặc điểm quan trọng quyết định đến

chất lượng cabin đó là cabin không cửa sổ, có cửa sổ đóng chết, cửa sổ mở hay ban công.

- Bài trí boong tàu: Tàu biển có nhiều kích cỡ, từ những tàu buồm 1 tầng vài phòng nghỉ đến những du thuyền hàng chục tầng với hàng ngàn phòng nghỉ. Sơ đồ từng tầng (desk plan) cho biết vị trí các cabin và các khu công cộng (public area). Thông thường các tầng thấp sẽ dành cho các khu vực kỹ thuật (buồng máy, kho, phòng nghỉ nhân viên). Các tầng giữa sẽ là các khu công cộng như lễ tân, nhà hàng, rạp chiếu phim, nhà hát, khu vực an ninh. Các tầng cao sẽ bố trí phòng nghỉ. Tầng trên cùng sẽ là bể bơi, khu thể thao và buồng điều khiển. Những tầng dưới sẽ ít bị lắc lư khi đi biển nhưng tầm nhìn sẽ bị hạn chế, độ ồn cao. Những tầng trên thường dễ bị lắc mạnh hơn nhưng tầm quan sát tốt, thuận tiện đến các dịch vụ công cộng.

Cơ sở vật chất trên tàu rất khác nhau tùy vào loại tàu, mức giá, lộ trình. Ngày nay, tàu biển có đủ các trang thiết bị, dịch vụ của một khách sạn hiện đại bao gồm nhà hàng các loại (Âu, Á…) các quầy bar, casino, rạp hát, thư viện, tổ hợp thể thao, bể bơi, dịch vụ chăm sóc sức khỏe, thẩm mỹ…

* Đối tượng khách du lịch tàu biển:

Tàu biển là loại hình du lịch cao cấp và khách du lịch tàu biển là đối tượng khách có mức thanh toán cao nhất so với các loại hình khách du lịch nếu phân loại theo phương tiện di chuyển.

Khách du lịch tàu biển chủ yếu là khách cao tuổi. Những du thuyền hạng phổ thông có tỷ lệ khách trẻ tuổi hơn. Đối tượng khách còn thay đổi theo mùa. Mùa Giáng sinh, lượng khách đi cùng gia đình sẽ tăng.

* Cảng dừng trong hành trình (port of call):

Các con tàu đóng vai trò quan trọng trong suốt hành trình và người ta có thể có tất cả những dịch vụ cơ bản nhất ở trên tàu mà không cần rời khỏi tàu. Nhưng những cảng dừng xa lạ trong suốt hành trình sẽ là các điểm sáng hấp dẫn du khách. Cảng tạm dừng và thời gian dừng tại mỗi cảng phụ thuộc

vào từng loại tàu, những đặc điểm tại địa phương nơi dừng lại, các điểm tham quan, mua sắm và những yếu tố khác.

Các loại hình tàu biển hạng phổ thông sẽ có thời gian dừng ngắn hơn, khách chỉ có đủ thời gian mua sắm, tham quan nhanh gọn. Những tàu biển hạng đặc biệt hoặc chuyên biệt sẽ dừng lại lâu hơn và sẽ có nhiều những chương trình trên bờ như khách sạn, nơi đến tham quan…

* Các chương trình du lịch trên bờ:

Hành khách trên tàu sẽ có thể lựa chọn và đăng ký các chương trình du lịch tại các cảng dừng chân. Họ có thể làm việc với một hãng du lịch nào đó để thu xếp các chương trình du lịch khi đến cảng để có các chuyến tham quan riêng. Tất cả các hãng tàu biển đều có bộ phận du lịch (Tour desk hoặc purser) để bố trí các chương trình thăm quan chung (group) hoặc cá nhân (individual). Các hãng tàu sẽ hợp tác với các hãng lữ hành tại các nước sở tại, xây dựng chương trình, chào bán trước và tổ chức thực hiện khi khách đã đăng ký tour. Trước khi tàu đến một quốc gia hay một cảng, tàu sẽ tổ chức các buổi giới thiệu về điểm đến, cảng đến, chương trình tham quan để khách lựa chọn và đăng ký.

* Chi phí du lịch tàu biển

Bảng 3.5. Chi tiêu bình quân theo đầu khách của các hãng tàu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Loại tàu Số ngày trung bình Chi tiêu cố định

USD/ngày

Chi tiêu bổ sung USD/ngày

Hạng đặc biệt 39 1280 300

Hạng sang 18 640 166

Hạng phổ thông 5 170 57

(Nguồn: Hiệp hội tàu biển thế giới - CLIA – 2006)

Chi phí cho một hành trình loại phổ thông thường vào khoảng từ 150 - 300 USD/ngày. Giá vé tàu cũng thay đổi tùy theo hãng tàu, tùy theo các yếu tố như là mùa du lịch, thời gian chuyến đi, địa điểm, loại tàu, loại phòng, lộ

trình. Tuy nhiên ngoài giá vé trọn gói còn rất nhiều các dịch vụ gia tăng, chi phí bổ sung không bao gồm như: Thuế qua cảng, đồ uống, chi phí tham quan trên bờ. Trên nhiều tuyến, giá vé gồm cả vé máy bay đến và đi. Giá vé máy bay này là giá cộng thêm vào giá cơ bản và rẻ hơn giá vé máy bay thông thường do có sự liên kết giữa hàng tàu và các hãng hàng không.

Vào các thời gian khác nhau, các hãng tàu cũng có chính sách giá linh hoạt và giảm giá, tùy theo mùa, theo số lượng khách đăng ký, các mức giảm giá thường như sau:

- Giảm giá theo mùa (seasonal discount): vào những dịp thấp điểm như cuối mùa hè và mùa thu là thời điểm khách không thích đến Caribe do thời tiết nóng và có bão. Nhiều hãng tàu sẽ giảm giá để thu hút khách

- Giảm giá vé máy bay: Liên kết với hàng không để giảm giá

- Trả tiền trước: Chính sách giảm giá cho những khách hàng đặt chỗ sớm và trả tiền trước (early bird)

- Chỗ chưa bán (last minute booking). Khi số lượng chỗ còn nhiều mà người ta dự báo không thể lấp đầy trong điều kiện bán thông thường, chính sách này sẽ được áp dụng

- Đi chờ (waiting list): Khách sẽ đăng ký và khi nào tàu còn chỗ không có ai đặt, những khách này sẽ đi.

3.3.2. Số lƣợng khách du lịch tàu biển trên thế giới

Trong những năm qua, du lịch tàu biển là một trong những lĩnh vực tăng trưởng năng động của du lịch toàn cầu với những thị trường chính là Bắc Mỹ, Châu Âu và châu Á. Kể từ năm 1980 đến nay, ngành du lịch tàu biển có tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm là 8,1%. Bảng số liệu dưới đây chứng minh cho sự tăng trưởng của du lịch tàu biển trong giai đoạn 10 năm trở lại đây (1995 - 2005).

Bảng 3.6. Khách du lịch tàu biển trên thế giới giai đoạn 1995 - 2005

Đơn vị: Triệu lượt khách

KHU VỰC 1995 2000 2001 2002 2003 2004 2005

Bắc Mỹ 4,35 6,88 6,91 7,64 8,19 9,11 9,96

Châu Âu 1,00 2,06 2,14 2,40 2,71 2,83 3,30

Khác 0,37 0,78 0,87 0,97 1,05 1,13 1,21

Tổng số 5,72 9,72 9,92 11,01 11,95 13,07 14,47

(Nguồn: G.P. Wild ( International) Ltd)

Nhìn từ bảng trên ta thấy, trong giai đoạn 1995 - 2005, khách du lịch tàu biển trên toàn cầu đã tăng 3 lần từ 5,72 triệu hành khách năm 1995 lên 14,47 triệu lượt khách năm 2005 (152%). Trong khi đó, cũng trong giai đoạn này, khách du lịch nói chung trên toàn cầu chỉ tăng trưởng dưới mức 50%, đạt 806 triệu lượt vào năm 2005. Mặc dù số khách du lịch tàu biển Bắc Mỹ đã tăng gần 3 lần nhưng xét về tỷ lệ % thì có xu hướng giảm xuống (từ 76% năm 1995 tụt xuống còn 69% năm 2005).

Hiện nay, có sự cạnh tranh đáng kể giữa các điểm đến để thu hút khách du lịch tàu biển. Vùng Caribe là điểm du lịch tàu biển hàng đầu thế giới, chiếm khoảng 50% tổng số khách du lịch tàu biển toàn cầu. Tiếp theo là khu vực Địa Trung Hải (10%), Alasca (8%). Panama (6%); Mexico (5%) và còn lại là các nước khác.

3.3.3. Xu hƣớng tăng trƣởng khách du lịch tàu biển

Bắc Mỹ trong thời gian tới vẫn là thị trường khách du lịch hành đầu thế giới, tiếp đến là Châu Âu. Tuy nhiên, dân số Châu Âu lớn hơn Bắc Mỹ nên xét về dài hạn, Châu Âu có khả năng vượt qua Bắc Mỹ để trở thành thị trường nguồn hàng đầu đối với du lịch tàu biển. Tăng cầu du lịch tàu biển cũng diễn ra ở các nước Đông Âu do tăng trưởng kinh tế tốt và mức sống ngày càng cao. Sự khác biệt sản phẩm trong sản phẩm du lịch tàu biển hấp dẫn những đối tượng khách hàng mục tiêu khác như trẻ em với việc tăng cung các sản

phẩm thân thiện cho trẻ em. Hàng loạt các con tàu mới chất lượng tiêu chuẩn từ 3 đến 6 sao, có các sản phẩm hợp với nhu cầu khác nhau của khách du lịch tàu biển. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mặc dù nhiều nước tập trung nỗ lực để thu hút khách du lịch tàu biển trẻ tuổi nhưng du lịch tàu biển vẫn là hoạt động du lịch hấp dẫn đối với du khách ở lứa tuổi trên 40.

3.3.4. Thị trƣờng nguồn của du lịch tàu biển

Năm 2005, có 14,5 triệu lượt khách du lịch tàu biển trên toàn cầu, trong đó 66% là khách du lịch Mỹ, 22 & là khách Châu Âu (7% là khách du lịch Anh, 4% là khách Đức, 4% là khách Italia, 3% là khách Tây Ban Nha, 2% Khách Pháp và 2% còn lại là các nước Châu Âu khác), 3% là khách Canada và 9% còn lại là khách từ các nước khác.

Châu Á đang được coi là điểm đến mới của du lịch tàu biển. Hiện nay, Châu Á chiếm 5% thị phần du lịch tàu biển trên thế giới nhưng thời gian tới được dự đoán là khu vực tăng trưởng nhanh, với tốc độ dự kiến là hơn 40%, từ 1,07 triệu lượt khách du lịch tàu biển năm 2005 lên 2 triệu lượt năm 2015. Riêng khách du lịch tàu biển đến các nước Đông Nam Á tăng trung bình hàng năm là 5% và dự đoán đạt 820.000 lượt vào năm 2020.

Trừ Lào, 9 nước ASEAN còn lại đều có lãnh thổ tiếp giáp với biển với nhiều cảng biển hiện đại giúp cho du khách có thể dễ dàng tiếp cận các điểm

Một phần của tài liệu Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển du lịch tàu biển ở Việt Nam (Trang 44 - 104)