4. BỐ CỤC CỦA LUÂN VĂN
4.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Thứ nhất: Ngân hàng Nhà nước cần bổ sung, hoàn thiện các chính sách, cơ chế thúc đẩy phát dịch dịch vụ ngân hàng.
Trên cơ sở các bộ luật của Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cần nhanh chóng xây dựng hoàn chỉnh, đồng bộ hệ thống các văn bản hướng dẫn (dưới luật) về hoạt động ngân hàng để các NHTM thực hiện, tạo điều kiện cho các NHTM hoạt động trong điều kiện cụ thể ở nước ta và phù hợp với thông lệ quốc tế. Sửa đổi và hoàn thiện cơ chế thanh toán để đáp ứng yêu cầu đổi mới các cơ chế nghiệp vụ khác. Tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho việc áp dụng các phương thức thanh toán hiện đại. Ban hành cơ chế về quản lý dịch vụ ngân hàng, tạo điều kiện cho các NHTM phát triển hệ thống dịch vụ mạnh mẽ và hiệu quả.
Thứ hai: Hiện đại hoá công nghệ ngân hàng, hoàn thiện kỹ thuật công nghệ và cơ chế quản lý của các Trung tâm thanh toán bù trừ thuộc Ngân hàng nhà nước.
Ngân hàng nhà nước, cần đi trước trong việc hiện đại hoá công nghệ ngân hàng. Tập trung đầu tư công nghệ cho hệ thống thanh toán, nâng cao chất lượng các phương tiện và công cụ thanh toán.
Thứ ba: Nâng cao hiệu quả hoạt động nghiệp vụ thị trường mở
Ngân hàng Nhà nước cần đa dạng các công cụ giao dịch tại thị trường mở như trái phiếu chính phủ, trái phiếu công ty, trái phiếu công trình... tạo cho thị trường này hoạt động sôi động hơn, trở thành hậu thuẫn vững chắc cho việc đảm bảo thanh khoản và là cơ sở để phát triển nghiệp vụ tín dụng, chiết khấu thương phiếu và đầu tư của các NHTM.
Thứ tư: Ngân hàng nhà nước cần xém xét chủ trì thành lập một trung tâm dữ liệu
Hiện nay tội phạm trong hoạt động kinh doanh dịch vụ ngân hàng, nhất là dịch vụ thẻ đã xuất hiện tại Việt Nam và ngày càng trở nên nghiêm trọng. Vì vậy NHNN cần phối hợp với Bộ Công An và các Bộ Ngành liên quan đề ra các biện pháp cụ thể để phòng chống loại tội phạm này, bảo vệ quyền lợi của khách hàng và giảm thiểu tổn thất cho các ngân hàng tham gia vào thị trường thẻ của Việt Nam.
Thứ năm: Ngân hàng Nhà nước cần đẩ mạnh hoạt động của trung tâm phòng ngừa rủi ro CIC
Cập nhật thường xuyên thông tin của các khách hàng, thông tin có độ tin cậy và chính xác cao. Muốn vậy, Ngân hàng Nhà nước cần có chế tài nghiêm khắc nhằm nâng cao trách nhiệm của các ngân hàng thương mại trong việc cập nhất thông tin định kỳ cho trung tâm CIC . Có như vậy mới có thể cung cấp các thông tin chính xác giúp các ngân hàng thương mại hạn chế và phòng ngừa được các rủi ro có thể xảy ra khi cung cấp các dịch vụ ngân hàng.