ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ mới tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Phú Thọ (Trang 44 - 139)

4. BỐ CỤC CỦA LUÂN VĂN

3.1 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

3.1.1 Vị trí địa lý.

Phú Thọ là tỉnh thuộc khu vực miền núi, trung du phía Bắc, nằm trong khu vực giao lưu giữa vùng Đông Bắc, đồng bằng sông Hồng và Tây Bắc (vị trí địa lý mang ý nghĩa trung tâm của tiểu vùng Tây – Đông - Bắc). Phía Đông giáp Hà Tây, phía Đông Bắc giáp Vĩnh Phúc, phía Tây giáp Sơn La, phía Tây Bắc giáp Yên Bái, phía Nam giáp Hoà Bình, phía Bắc giáp Tuyên Quang.

3.1.2 Tác động của kinh tế - xã hội đến sự phát triển sản phẩm dịch vụ mới của Ngân hàng tại tỉnh Phú thọ. mới của Ngân hàng tại tỉnh Phú thọ.

- Những yếu tố thuận lợi của kinh tế xã hội đối với sự phát triển sản phẩm dịch vụ mới của ngân hàng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ:

Với vị trí “ngã ba sông” cửa ngõ phía Tây của Thủ đô Hà Nội, Phú Thọ cách Trung tâm Hà Nội 80 km, cách sân bay Nội Bài 60 km, cách cửa khẩu Lào Cai, cửa khẩu Thanh Thuỷ hơn 200 km, cách Hải Phòng 170 km và cảng Cái Lân 200 km.

Phú Thọ nằm ở trung tâm các hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt và đường sông từ các tỉnh thuộc Tây - Đông - Bắc đi Hà Nội, Hải Phòng và các nơi khác. Là cầu nối giao lưu kinh tế - văn hoá - khoa học kỹ thuật giữa các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ với các tỉnh miền núi Tây Bắc. Cùng với tốc độ tăng trưởng bình quân 10,6%/ năm, tạo nhiều cơ hội thu hút các

nhà đầu tư đến với tỉnh Phú Thọ, từ đó các ngân hàng cũng có nhiều cơ hội thuận lợi hơn trong phát triển sản phẩm dịch vụ mới của mình.

Với những thành tựu đã đạt được về kinh tế xã hội nêu trên có ảnh hưởng rất tích cực tới hoạt động của NHNo&PTNT tỉnh Phú Thọ nói chung và hoạt động phát triển sản phẩm dịch vụ mới nói riêng.

- Những yếu tố không thuận lợi từ tác động kinh tế xã hội đến phát triển sản phẩm dịch vụ mới của ngân hàng:

Là tỉnh còn nghèo, trình độ dân trí chưa đồng đều, đặc biệt là khi tiếp cận những vấn đề mới; Do đặc điểm địa lý, việc đi lại giữa các huyện vùng sâu vùng xa với trung tâm huyện và tỉnh là rất vất vả, vì vậy ngân hàng gặp không ít khó khăn trong công tác phân bố hợp lý, mở rộng mạng lưới tổ chức tín dụng (TCTD) phù hợp với yêu cầu phát triển sản phẩm dịch vụ mới của ngân hàng.

3.1.3 Giới thiệu sơ lược về Agribank. Phú thọ.Lịch sử hình thành và phát triển triển

3.1.3.1 Sơ lược về Agribank Phú Thọ

NHNo&PTNT tỉnh Phú Thọ được thành lập theo Quyết định số: 198/1998/QĐ-NHNN5 ngày 2/6/1998 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt nam; Có trụ sở tại: Số 6 Đường Trần Phú Thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, là chi nhánh loại 1 thuộc NHNo&PTNT Việt Nam, gồm ngân hàng tỉnh (hội Sở) và 15 chi nhánh loại 3, là các đơn vị trực tiếp kinh doanh và nhận khoán tài chính với ngân hàng tỉnh theo cơ chế khoán tài chính của NHNo &PTNT Việt Nam. Ngoài ra còn có 35 phòng giao dịch trực thuộc được bố trí tại các huyện, thành, thị trên địa bàn toàn tỉnh.

3.1.3.2 Cơ cấu tổ chức và tình hình lao động của Agribank Phú Thọ

Biên chế cán bộ đến 31/12/2011 toàn chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Phú Thọ có 618 người. Cơ cấu phân theo trình độ: Trên đại học 03 người (0,49%), đại học 417 người (67,5%), trung cấp 158 người (25,6%), sơ cấp và chưa qua đào tạo 40 người (6,4%). Trình độ tin học cơ bản trở lên đạt 88,2%. Trình độ ngoại ngữ đại học 0,49%, trình độ C đạt 10,5%, trình độ B đạt 33,6%, trình độ A đạt 33,5%. Tuổi đời trung bình 40 là khá cao bởi một thời gian dài giảm biên chế và ngừng tuyển dụng. Khi mới thành lập, cán bộ chủ yếu được tiếp nhận từ Ngân hàng nhà nước (NHNN) tỉnh Phú Thọ, khi đó cán bộ có trình độ đại học, cao đẳng chỉ chiếm 6%. Trong những năm gần đây, để đáp ứng yêu cầu đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế, ngoài việc tuyển dụng cán bộ trẻ có trình độ đại học đủ các chuyên ngành theo yêu cầu công việc, chi nhánh đã quan tâm đến việc đào tạo và đào tạo lại cán bộ bằng nhiều phương thức. Cử đi đào tạo tại các trường đại học, các cơ sở đào tạo tại địa phương, các khóa đào tạo do NHNo&PTNT tỉnh Phú Thọ tổ chức, tập huấn nghiệp vụ … Từ năm 2009 đến nay mỗi năm số ngày đào tạo bình quân đạt 28 ngày/ người. Từ đó trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ đã từng bước nâng cao, nhanh chóng tiếp thu kiến thức kinh tế thị trường để vận dụng vào thực tiễn hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.(Báo cáo tổng kết họat động kinh doanh năm 2011)

Ban Giám đốc NHNo&PTNT tỉnh Phú Thọ có 04 người; Trong đó: 01 Giám đốc phụ trách chung và 3 Phó Giám đốc, mỗi Phó Giám đốc được phân công phụ trách một số phòng chuyên đề. Hiện nay với 8 phòng nghiệp vụ theo mô hình tổ chức của NHNo&PTNT Việt Nam. Các phòng chuyên đề có trách nhiệm tham mưu cho Ban Giám đóc chỉ đạo điều hành kinh doanh theo đúng định hướng, mục tiêu, đúng pháp luật. Đồng thời chỉ đạo cơ sở theo chương trình công tác và trách nhiệm được giao.

Dưới ngân hàng tỉnh là các chi nhánh loại 3, mỗi chi nhánh có Ban Giám đốc 3 người gồm 01 Giám đốc và 02 Phó Giám đốc giúp việc Giám đốc. Bộ phận chuyên môn có 3 phòng nghiệp vụ là Phòng kế hoạch và kinh doanh, Phòng kế toán ngân quỹ và Phòng hành chính và nhân sự.

Đối với các phòng giao dịch có chức danh Giám đốc phòng giao dịch, Phó Giám đốc phòng giao dịch và 4 cán bộ nghiệp vụ; Trong đó có 02 cán bộ tín dụng, một kế toán và một thủ quỹ. Với mạng lưới rộng khắp theo mô hình mạng nhện. NHNo&PTNT tỉnhPhú Thọ đã thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị và mục tiêu kinh doanh dịch vụ của mình ở tất cả các địa bàn trên phạm vi toàn tỉnh.

Sơ đồ 2.1 Mô hình tổ chức của Ngân hàng No & PTNT Phú Thọ

Trong 03 năm (từ 2009 – 2011) NHNo & PTNT tỉnh Phú Thọ tiếp tục mở rộng kinh doanh và phát triển nguồn nhân lực. Sự thay đổi trong cơ cấu nhân lực trong 03 năm gần đây được thể hiện qua bảng sau:

Giám đốc Các Phó Giám đốc Các Phòng nghiệp vụ Phòng KTra KT nội bộ Các chi nhánh loại 3 Các Phòng giao dịch Bộ phận Văn Phòng Các Phòng Giao dịch

Bảng 2.1: Tình hình cơ cấu nhân lực trong 03 năm (2009 – 2011) của NHNo & PTNT

Chỉ tiêu

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

SL (ngƣời) Tỷ lệ % SL (ngƣời) Tỷ lệ % So sánh 2010/ 2009 SL (ngƣời) Tỷ lệ % So sánh 2011 2010 Tổng số lao động 599 100 608 100 102 618 100 101,64 Trên đại học 01 0,17 02 0,33 200 04 0,65 200 Đại học 405 67,61 407 66,94 100,49 417 67,48 102,96 Trung cấp 147 24,54 145 23,85 98,64 158 25,56 107,48 Sơ cấp và chưa qua đào tạo 46 7,68 54 8,88 117,39 39 6,31 84,78

Nguồn báo cáo tổng kết họat động KD Agribank Phú thọ năm 2009, 2010, 2011.

Công tác huy động vốn tiền gửi dân cư tại NHNo&PTNT Phú Thọ trong những năm qua hết sức sôi động, cùng với sự cạnh tranh gay gắt giữa các NHTM hoạt động trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Hiện tại trên địa bàn đã có 13 chi nhánh cấp I, 15 chi nhánh cấp II, 91 phòng giao dịch, 34 quỹ tín dụng cơ sở. Ngoài ra các NHTM khác sẽ tiếp tục nâng cấp một số phòng giao dịch lên thành các chi nhánh, thực hiện chủ trương mở rộng màng lưới phòng giao dịch đến các huyện, các xã.

Ngân hàng No&PTNT tỉnh Phú Thọ đã luôn xác định nguồn vốn huy động từ địa phương là hết sức quan trọng, đây sẽ là nguồn lực chủ đạo giúp cho ngân hàng có đủ vốn cho vay đối với nền kinh tế. Do vậy, ngân hàng

đã chủ động triển khai nhiều biện pháp hữu hiệu để ổn định nguồn vốn tiền gửi dân cư. Những năm qua, việc huy động vốn tiền gửi dân cư tại NHNo&PTNT tỉnh Phú Thọ luôn duy trì được tốc độ tăng trưởng nguồn vốn với tỷ lệ bình quân 20-22% năm.

Cho vay là hoạt động trực tiếp tạo ra doanh thu cho ngân hàng. Cũng như các NHTM khác, NHNo&PTNT tỉnh Phú Thọ cho vay với các đối tượng là các doanh nghiệp nhà nước, các công ty cổ phần, các công ty TNHH, các khách hàng cá nhân. Các khoản cho vay tập trung chủ yếu vào cho vay mở rộng sản xuất kinh doanh, cho vay bổ sung vốn lưu động của các khách hàng vay vốn.

Song song với hoạt động tín dụng, chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Phú Thọ còn thực hiện các dịch vụ thanh toán, bảo lãnh, thanh toán xuất nhập khẩu, kinh doanh ngoại tệ, thanh toán thẻ rút tiền tự động ATM, đại lý nhận lệnh chứng khoán … Các dịch vụ của chi nhánh Ngân hàng No&PTNT tỉnh Phú Thọ luôn phục vụ khách hàng nhanh chóng, tiện lợi, về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu của khách hàng, từng bước giúp khách hàng làm quen và sử dụng các sản phẩm dịch vụ tiện ích của một ngân hàng hiện đại.

* Kết quả kinh doanh

Một trong những mục tiêu chính trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng đó chính là tím kiếm lợi nhuận; trong đó thu nhập và chi phí là hai chỉ tiêu chính, tổng hợp để đánh giá kết quả kinh doanh của ngân hàng trong năm. Về chỉ tiêu thu nhập của NHNo&PTNT tỉnh Phú Thọ bao gồm các khoản thu về hoạt động tín dụng, thu về thanh toán, các khoản thu bất thường, thu từ các hoạt động khác. Trong đó thu từ hoạt động tín dụng vẫn là nguồn thu chủ đạo quyết định kết quảkinh doanh của đơn vị. Kết quả kinh doanh của NHNo&PTNT tỉnh Phú Thọ trong những năm qua được thể hiện cụ thể dưới đây

Bảng 2.2 Lợi nhuận của Ngân hàng No&PTNT tỉnh Phú Thọ

Đơn vị tính: Triệu đồng

STT Chỉ tiêu

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Số lƣợng Tỷ lệ % Số lƣợng Tỷ lệ % So sánh 2010/ 2009 Năm 2011 Tỷ lệ % So sánh 2011/ 2010 I Tổng thu 586.427 100 608.823 100 103,82 623.871 100 102,47 1 Thu lãi tiền gửi 4.232 0,72 4.327 0,71 102,24 4.322 0,69 99,88 2 Thu lãi cho vay

và đầu tư 535.146 91,26 549.821 90,31 102,74 559.118 89,62 101,69 3 Thu dịch vụ 11.657 1,98 13.378 2,20 114,76 12.601 2,02 94,19 4 Thu khác 35.392 6,04 41.297 6,78 116,68 47.830 7,67 115,82 II Tổng chi 537.701 100 546.552 100 101,65 562.537 100 102,92

1 Chi trả lãi tiền

gửi 192.324 35,77 195.915 35,85 101,87 238.882 42,47 121,93 2 Chi trả lãi tiền

vay 157.637 29,32 158.056 28,92 100,27 166.825 29,66 105,55 3 Chi hoạt động

dịch vụ 3.562 0,66 3.900 0,71 109,49 3.434 0,61 88,05 4 Chi kinh doanh ngoại hối 278 0,05 284 0,05 102,16 293 0,05 103,17 5 Chi nộp thuế 707 0,13 756 0,14 106,93 864 0,15 114,29 6 Chi hoạt động kinh doanh khác 2.874 0,53 3.569 0,65 124,18 2.294 0,41 64,28

7 Chi cho nhân

viên 62.905 11,70 63.161 11,51 100,41 70.023 12,45 110,86 8 Chi cho hoạt

động quản lý 25.654 4,77 25.796 4,72 100,55 25.539 4,54 99,00 9 Chi về tài sản 18.872 3,51 19.774 3,62 104,78 18.996 3,37 96,07 10 Trích rủi ro tín dụng 70.285 13,08 72.841 13,33 103,64 32.078 5,70 44,04 11 Chi phí bảo hiểm 2.603 0,48 2.500 0,46 96,04 3.309 0,59 132,36 III Kết quả tài

chính

1 Lợi nhuận 59.163 62.271 105,25 61.333 98,49

2 Quỹ thu nhập 115.412 116.327 100,79 115.562 99,34 3 Tiền lương theo

đơn giá 59.865 60.994 101,89 63.416 103,97

3.2. Khái quát các hoạt động dịch vụ của NHNo & PTNT tỉnh Phú Thọ

Sơ đồ : Các loại dịch vụ Ngân hàng đạng thực hiện tại Ngân hàng.

3.3 Các hoạt động cung ứng dịch vụ tại NHNo & PTNT tỉnh Phú Thọ

3.3.1 Về hoạt động huy động vốn

* Huy động theo đối tượng khách hàng

Bộ phận tiền gửi dân cư là nguồn vốn huy động quan trọng nhất tại NHNo&PTNT tỉnh Phú Thọ. Tiền gửi dân cư chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng nguồn vốn huy động, năm 2009 chiếm 85%, chỉ tiêu Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam giao 75%. Đây là nguồn vốn tương đối ổn định, có xu hướng tăng nhanh, có vai trò quan trọng trong việc tạo nguồn và sử dụng vốn của Ngân hàng.

Song song với nguồn tiền gửi dân cư, nguồn tiền gửi của các tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng cũng chiếm tỷ trọng tương đối cao trong tổng Huy động vốn Cho vay Đầu tư tài Chính Kinh doanh Ngoại tệ Thanh tóan trong nước Thanh Toán chuyển tiền Quốc tế Dịch vụ bảo lãnh trong nước Các dịch vụ khác: ATM western Union Dịch Vụ Ngân hàng Dịch vụ truyền thống đang thực hiện tại

Ngân hàng

Phát triển sản phẩm dịch vụ mới Ngân

nguồn vốn huy động ( năm 2009 chiếm 14,36%). Nguồn vốn này mang tính ổn định không cao, tuy nhiên đây vẫn là nguồn vốn mà Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Phú Thọ có thể sử dụng, quay vòng để phục vụ cho hoạt động tín dụng của Ngân hàng, loại nguồn vốn huy động này chủ yếu là tiền gửi không kỳ hạn, có mức lãi suất thấp, NHNo&PTNT tỉnh Phú Thọ đã có nhiều giải pháp phù hợp nhằm thu hút, đồng thời cũng có các chính sách thích hợp nhằm mục tiêu dần ổn định nguồn vốn này.

Nguồn vốn huy động là tiền đề để ngân hàng thực hiện hoạt động dịch vụ cho vay, do đó nếu thực hiện tốt hoạt động huy động vốn sẽ giúp cho NH No&PTNT tỉnh Phú Thọ sẽ có được kết quả tốt trong kinh doanh. Xác định cơ cấu vốn huy động, từ đó sẽ sử dụng các công cụ lãi suất, chính sách khách hàng phù hợp để đạt được hiệu quả cao trong hoạt động huy động vốn.

Bảng 3.1: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo khách hàng tại Ngân hàng NN&PTNT tỉnh Phú Thọ

Chỉ tiêu

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Số tiền (tỷ đồng) Tỷ lệ % Số tiền (thanh toánỷ đồng) Tỷ lệ % So sánh 2010/ 2009 Số tiền (tỷ đồng Tỷ lệ % So sánh 2011/ 2010 Tổng nguồn vốn HĐ 2.473.631 100 2.685.215 100 108,55 3.273.478 100 121,91 1.Tiền gửi KBNN 118.172 4,78 93.278 3,47 78,93 19.463 0,59 20,87 2.Tiền gửi các TCTD 2.954 0,12 5.266 0,20 178,27 709 0,02 13,46 3.Tiền gửi các TCKT 472.969 19,12 364.442 13,57 77,05 469.994 14,36 128,96 4.Tiền gửi dân cư 1.879.536 75,98 2.222.229 82,76 118,23 2.783.312 85,03 125,25

Nguồn: Báo cáo Ngân hàng No & PTNT tỉnh Phú Thọ Các năm 2009, 2010, 2011

Khi xem xét theo nhóm đối tượng khách hàng, tỷ trọng các nguồn vốn huy động trong 3 năm 2009 – 2010 – 2011 của NHNo&PTNT tỉnh Phú Thọ có sự chuyển biến thay đổi tích cực. Đối với nguồn vốn huy động từ tiền gửi Kho bạc luôn có những biến động bất thường. Trong khi Phú Thọ là tỉnh còn phải hưởng trợ cấp ngân sách Trung ương ở mức trên 70%, bội chi ngân sách lớn, nguồn tiền gửi Kho bạc luôn phụ thuộc vào Kho bạc Nhà nước Trung ương. Tuy vậy, với những giải pháp phù hợp về huy động vốn, NHNo&PTNT tỉnh Phú Thọ vẫn huy động được một lượng vốn đáng kể từ nguồn này để phục vụ hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Tuy mức tăng, giảm hàng năm có khác nhau, tỷ trọng trong tổng nguồn vốn huy động tuy không lớn (dưới 5%), nhưng cũng đã góp phần tích cực vào việc đảm bảo tính thanh khoản hàng năm của Ngân hàng; thông qua kết quả huy động nguồn vốn này cũng đã phản ánh đúng thực trạng trình độ quản lý chi tiêu ngân sách của các đơn vị sự nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, phản ánh việc thực hiện dự toán chi đang sát với nhu cầu chi thực tế hàng năm của các đơn vị thụ hưởng ngân sách nhà nước.

Tiền gửi của các tổ chức tín dụng năm 2009 có tỷ trọng là 0,12%, năm 2010 có tỷ trọng 0,20%, năm 2011 là 0,02%. Do tiền gửi của các tổ chức tín dụng có tính chất ngắn hạn, vì vậy Ngân hàng khó chủ động trong công tác điều hành sử dụng nguồn vốn này để quay vòng. Tuy nhiên, đây lại là nguồn vốn có lãi suất thấp hơn phí sử dụng vốn của ngân hàng cấp trên. Do vậy, đây vẫn là nguồn vốn có vai trò quan trọng, giải quyết được một phần nhu

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ mới tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Phú Thọ (Trang 44 - 139)